Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 27/04/2020, 08:00 AM

Đón Phật Đản về mùa Covid-19

Phật Pháp đến giữa cuộc đời, là điều quý báu vượt trên hết thảy mọi điều quý báu. Trong vô lượng vô số na do tha kiếp mới có một vị Bồ Tát đản sinh thành tựu Chánh Đẳng Chánh Giác, đắc quả Phật tối thượng.

Đại lễ Phật Đản là gì?

Pháp giới điêu linh giữa mùa Covid, sự sống của con người chưa bao giờ rơi vào cảnh nghìn cân treo sợi tóc như hiện nay. Covid-19 xuất hiện giữa cuộc đời, đánh bay tất cả các lập luận và giả thuyết, tiên đoán của giới khoa học về ngày tàn của nhân loại. Mất mấy tỉ năm để Mặt Trời tắt, tài nguyên thiên nhiên vẫn còn đủ xài và thế giới đang từng ngày tìm kiếm nguồn tài nguyên mới, các căn bệnh quái ác như ung thư, HIV dần dần đi vào quĩ đạo trong tầm kiểm soát. Chợt một loại virus mới xuất hiện, cướp đi mạng sống của con người trong nháy mắt, con người hiện đại không kịp trở tay thì đã ra đi hơn mấy nghìn mạng người. Y học hiện đại loay hoay, thế giới rùng mình sợ hãi...Chỉ vài tháng mới đó trôi qua thôi nhưng sự bàng hoàng và thảm họa do Covid-19 gây ra thật khủng khiếp.

Và năm nay, Tăng Ni Phật tử khắp nơi trên thế giới, những người may mắn còn hiện hữu, lại đón thêm một mùa Phật Đản nữa, vâng, không khí Phật Đản từng ngày từng giờ len lỏi vào trong bầu khung cảnh tang hoang của thế giới, dù muốn hay không, thì cũng không ai chối từ được, giây phút thiêng liêng ấy sắp sửa quay về, với những người con Phật trên khắp nơi nơi!

Covid-19 xuất hiện giữa cuộc đời, đánh bay tất cả các lập luận và giả thuyết, tiên đoán của giới khoa học về ngày tàn của nhân loại.

Covid-19 xuất hiện giữa cuộc đời, đánh bay tất cả các lập luận và giả thuyết, tiên đoán của giới khoa học về ngày tàn của nhân loại.

Theo lời Phật dạy: “Thế gian là vô thường. Có sinh và có diệt”

Vì lẽ vô thường ấy, nên năm nay, dù có chút buồn cho đại lễ không được cử chức trang nghiêm, xe hoa cờ lộng và các chương trình đặc biệt, của những người con dâng về Người Cha Lành vạn loại. Nhưng chúng ta vẫn phải hoan hỉ chấp nhận. Chấp nhận thiếu đi những hoạt động thường niên, nhưng dành tâm trí và năng lượng để tu tập, thiền định và phụng sự! Vì hơn ai hết, với lòng từ bi của người con, người đệ tử Như Lai, chúng ta phải có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, trong một mùa Phật Đản đặc biệt này.

Chúng ta biết rằng, y học tiến bộ, thì bệnh cũng “tiến bộ” theo. Theo lời Thượng tọa Thích Chân Quang, bệnh luôn luôn mới vì nghiệp của chúng sinh luôn luôn mới. Bệnh theo nghiệp của ta và đó là lý do, bệnh luôn luôn mới mãi. Không bao giờ có chuyện thế giới chỉ tồn tại những căn bệnh cũ để cho y học phát triển và kiểm soát, chữa trị hoàn toàn. Đó là điều khoa học đã nhìn nhận. Dù là dưới góc nhìn của Đạo học hay Y học, thì việc kiểm soát và dừng tất cả các loại bệnh mới là điều không thể.

Hiểu nguyên nhân của bệnh là do nghiệp, chúng ta thấy rằng, trách nhiệm của người Phật tử trong mùa dịch này, trên đôi vai của chúng ta là rất to lớn. Chúng ta là những người ở hậu phương của mặt trận Covid hiện tại, nhưng vì là con Phật, nên chúng ta có nhiều “vũ khí” để góp chung vào công cuộc đẩy lùi dịch bệnh, bằng cả lĩnh vực tâm linh, cách sống và hành động ý nghĩa.

Trách nhiệm và hành động 
Hứa với Phật sẽ mang đạo lý tối thượng vào đời, kiên nhẫn độ từng người và giúp mọi người hiểu luật Nhân Quả, quí kính Tam Bảo.

Hứa với Phật sẽ mang đạo lý tối thượng vào đời, kiên nhẫn độ từng người và giúp mọi người hiểu luật Nhân Quả, quí kính Tam Bảo.

Đại lễ Phật đản 2020 sẽ được tổ chức như thế nào?

Có trách nhiệm về sức khỏe cho bản thân, gia đình và xã hội. Ngoài việc tuyệt đối tuân thủ các qui định của Bộ Y Tế, Chính phủ và WHO về các vấn đề dãn cách xã hội, không tụ tập và hạn chế di chuyển, tụ tập. Thì chúng ta phải nâng cao sức khỏe bản thân!

Lời nguyện cầu của ta cũng ảnh hưởng sâu sắc tới “thế trận” chung của nhân loại. Sám hối nghiệp xưa, phát nguyện sống đời sống đạo đức, yêu thương và giúp đỡ. Hứa với Phật sẽ mang đạo lý tối thượng vào đời, kiên nhẫn độ từng người và giúp mọi người hiểu luật Nhân Quả, quí kính Tam Bảo. Lại nói thêm trong thời đại hội nhập, dù trẻ hay già, các tầng lớp trí thức hay không, ai ai cũng nên trang bị cho mình kĩ năng tiếng Anh thật giỏi, không những cho đời sống, quan hệ xã hội mà còn cho công cuộc hoằng hóa sau này của cả dân tộc ta.

Hãy quán tưởng, đặt ta vào cách sống giản đơn, thanh đạm, của bao vị Bồ Tát. Lối sống thiểu dục tri túc như tôn giả Bạc Câu La, để giảm bớt trực tiếp những tiện nghi, những gì chút chút từ bao nhiêu kiếp nay của nhân loại đã “góp phần” đẩy thế giới đi vào ngày điêu linh như hôm nay.

Dẫu biết ta, sống giữa cuộc đời vật chất này, nền văn minh này, tiện nghi này buộc phải có phần thụ hưởng tiện nghi, để sống, để làm việc...Nhưng ta có thể làm những việc khác bù lại. Đó là bảo vệ môi trường, trồng cây... Những cách thay đổi này trong cuộc sống, có thể nhiều người sẽ còn bỡ ngỡ, xa lạ...nhưng đó sẽ là xu hướng hiện đại về sau của nhân loại. Một nền văn minh phát triển rực rỡ là một nền văn minh ở đó toàn là cây cối, rừng xanh. Con người sống bằng Thiền định, thuần chay và luật pháp được dựa vào Nhân Quả.

Phật Pháp đến giữa cuộc đời, là điều quý báu vượt trên hết thảy mọi điều quý báu. Trong vô lượng vô số na do tha kiếp mới có một vị Bồ Tát đản sinh thành tựu Chánh Đẳng Chánh Giác, đắc quả Phật tối thượng.

Phật Pháp đến giữa cuộc đời, là điều quý báu vượt trên hết thảy mọi điều quý báu. Trong vô lượng vô số na do tha kiếp mới có một vị Bồ Tát đản sinh thành tựu Chánh Đẳng Chánh Giác, đắc quả Phật tối thượng.

Thông điệp Đại lễ Phật đản PL.2564 - DL.2020 của Đức Pháp chủ GHPGVN

Ngoài nhặt rác, trồng rừng, hạn chế sử dụng túi nylon, thả cá, rùa hay phóng sinh, cũng đều là việc góp phần bảo vệ môi trường, cân bằng hệ sinh thái và quan trọng là...ta dùng chút phước đó, hồi hướng cho chúng sinh khắp nơi trên thế giới, cầu cho đại dịch tiêu tan, ách nạn qua khỏi.

Phật Pháp đến giữa cuộc đời, là điều quý báu vượt trên hết thảy mọi điều quý báu. Trong vô lượng vô số na do tha kiếp mới có một vị Bồ Tát đản sinh thành tựu Chánh Đẳng Chánh Giác, đắc quả Phật tối thượng. Nhân sinh vô số, nghe được Phật Pháp dã khó, lại còn tin hiểu, tôn kính tuyệt đối và thực hành, thề đi theo Tam Bảo mãi mãi về sau lại là những việc khó trong các việc khó. Thế mới thấy, chúng ta thật may mắn, thật đủ đầy. Tuy chưa phải là người có phước nhiều để làm việc quan trọng cho xã hội, cũng chưa đủ công đức để chứng đạt sự thù thắng trong tu tập, nhưng may thay, ta được làm con của Phật, sống trong sữa Pháp của Phật, thở bằng niềm tin Nhân Quả, đi trong luân hồi bằng đạo lý Giác Ngộ Giải Thoát.

Nam Mô Lâm Tỳ Ni Viên Vô Ưu Thọ Hạ Thị Hiện Đản Sanh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Xem thêm