Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 02/08/2023, 08:03 AM

Những việc cần thiết khi có người thân qua đời

Đây là một sự kiện liên quan đến rất nhiều yếu tố văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh. Thường thì người ta hay có xu hướng “xưa bày nay làm” và cứ để cho những người có trách nhiệm trong cộng đồng lo giúp.

Audio

Nhưng cuộc sống đã có sự phát triển, tiến bộ. Nếu bản thân bạn có quyền quyết định và thu xếp về việc nghi lễ cho người thân khi qua đời thì hãy suy nghĩ về những việc làm nào thực sự cần thiết, việc nào không và muốn phân định rõ hãy hiểu ý nghĩa thực sự của mỗi việc làm, có thể lợi bất cập hại, có thể là có những việc mà người thân của bạn rất cần nhưng không nói được, không truyền thông được với những người còn sống nên bạn không biết. Hãy cân nhắc về những việc có thể đã không còn phù hợp và suy nghĩ về những điều người thân bạn mong chờ nhất.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Người thân vừa qua đời thần thức có thể chưa hẳn thoát ra khỏi thị giác bạn cần cố gắng bình tâm người thân vừa qua đời thần thức có thể chưa hẳn thoát ra khỏi thể xác. Bạn cần cố gắng bình tâm và đừng khóc lóc, kêu gào khiến họ đau khổ, hoang mang và khó ra đi thanh thản. Không nhất thiết phải nói ra bằng lời, bạn có thể gửi tâm tư, tình cảm của bạn qua ý nghĩ là họ vẫn có thể nhận được. Đầu tiên là bạn gửi ý nghĩ cảm ơn họ đã xuất hiện trong cuộc đời bạn và mang đến cho bạn những bài học, giờ đã xong các bài học cần thiết của kiếp sống này rồi thì nói với họ hãy thanh thản ra đi và đừng luyến tiếc điều gì. Bạn cũng có thể gửi những lời yêu thương dành cho họ qua ý nghĩ nhưng đừng thể hiện sự bi lụy níu kéo than trách, kiểu như không có họ thì gia đình sẽ thế nào khiến họ dính mắc, lo lắng, luyến tiếc không tốt cho họ. Nếu họ từng làm bạn buồn tủi, tổn thương điều gì thì bạn có thể tiếp tục gửi ý nghĩ tha thứ cho họ và ngược lại bạn từng làm điều gì sai trái với họ cũng gửi ý nghĩ xin lỗi và xin họ tha thứ. Bạn không cần ngại ngùng khi bộc lộ tình cảm bởi mọi việc có thể diễn ra âm thầm trong ý nghĩ của bạn. Luôn có sự kết nối về mặt năng lượng nên bạn chỉ cần gửi ý nghĩ hướng về họ là được.

Khi còn sống họ lo lắng không yên tâm chuyện gì mà bạn chưa kịp nói thì vẫn cứ gửi ý nghĩ nói với họ về chuyện đó, nói với họ yên lòng và tuyệt đối không tranh cãi, to tiếng, không để xảy ra mâu thuẫn giữa người thân và đừng quá dính mắc vào thủ tục. 

Hạnh phúc cuối đời của một người là được chết lành. Hãy cố gắng làm cho khoảnh khắc ra đi của họ được an lành thật sự với việc tuyệt đối không tự tay hay yêu cầu đặt hàng ai đó sát sinh để làm cỗ. Bạn cần biết là ai cũng có rất nhiều oan gia trái chủ là những linh hồn mà họ mắc lỗi từ vô lượng kiếp đến nay bao gồm cả trong thân người và thân động vật và cuối một kiếp người, rất có thể nhiều oan gia trái chủ kéo đến đòi nợ khiến người thân của bạn rất khổ sở. Bạn đừng để họ nặng gánh nghiệp xấu, khổ sở thêm vì cái chết của họ lại tước đi mạng sống của nhiều loài khác. 

Có một đạo lý mà bạn cần biết trong luật nhân quả là muốn có cái gì hãy cho đi cái đó trước. Bạn muốn người thân ra đi bình an hãy để mọi việc xung quanh diễn ra liên quan đến sự kiện đó được bình an. Bạn hi vọng họ sẽ được đến cõi lành nào đó vì bạn nghe nói thế thì hãy giúp người thân phương tiện. Phương tiện hiệu quả nhất đó chính là phước của chính họ khi còn sống và của người thân tạo ra hồi hướng cho họ. Hãy phát tâm vì họ mà hành thiện luôn để lấy Phước đó hồi hướng cho họ "lên đường" theo cách nói của đại chúng. Đơn giản nhất là bạn có thể thiết đãi chay tất cả thay cho mặn, điều này có phước vì trong bữa chay thực ra đã có sự phóng sinh rồi. Tốt hơn nữa bạn có thể tùy duyên ra chợ mua vật phóng sinh (không đặt hàng trước và phóng sinh đúng cách) rồi hồi hướng cho người thân đã mất. 

Nếu có theo đạo thì hãy nương nhờ những câu kinh niệm Phật luôn có sự gia trì của các đấng linh thiêng để trợ duyên giúp người thân của bạn không bị lạc đường. Có một điều khá nguy hiểm và nhiều người không biết đó là ở thời điểm ra đi có thể oan gia trái chủ giả dạng người thân, họ hàng đã mất để lôi kéo người đó đi nhằm trả đũa sự sân hận đã từng hại mạng, làm họ đau khổ chẳng hạn. Thế nên khi có tụng kinh, niệm Phật nghĩa là cầu nguyện đến sự gia trì của các vị Phật, bồ tát để bảo vệ người thân của bạn.

Và nếu muốn nhận được sự gia trì thì bạn cần thể hiện bạn và gia đình bạn xứng đáng. Thế nên, hãy phát tâm làm việc thiện ngay và luôn. Bề trên nhìn vào tâm của bạn chứ không nhìn vào nghi lễ. Hãy vì người đã mất mà có những hành động thiết thực, cho đi rồi mới nhận lại. Ví dụ: có thể là bạn cúng dường cho đạo tràng nào đó hữu duyên (tốt nhất là chùa có sự tu học); giúp đỡ quỹ từ thiện cho những người có hoàn cảnh khó khăn hay những người đau ốm, bệnh tật, yếu thế tùy duyên ( nên chọn người có tâm giúp bạn làm việc này và giúp đúng đối tượng, âm thầm không cần công khai để công đức tròn đầy hơn); cũng có thể bạn đóng góp cho hoạt động an sinh xã hội nào đó của địa phương, cộng đồng nơi người thân bạn mất… Nếu người thân từng có ý nguyện giúp đời giúp người điều gì đó hãy cố gắng vì họ mà làm tiếp. Tất cả những gì thiện lành nên làm thành tâm và âm thầm gửi suy nghĩ cầu nguyện để trên theo tín ngưỡng và xin hồi hướng công đức việc làm đó cho họ.

Đừng quá dính mắc vào thủ tục “xưa bày nay làm” mà bạn không hiểu ý nghĩa và cũng không thấy có lợi gì cho người ra đi, thậm chí mệt mỏi cho người thân. Hãy hiểu ý nghĩa lớn nhất của tang lễ là tưởng nhớ một người vừa mới kết thúc kiếp sống, cảm ơn họ đã xuất hiện trong cuộc đời bạn, tha thứ cho họ, xin lỗi họ nếu cần thiết, cầu nguyện cho họ ra đi thanh thản và cần hành thiện tạo phước để trợ duyên cho họ.

Có một thực tế mà nhiều người không biết. Nếu người ra đi càng luyến tiếc ,dính mắc vào điều gì thì họ càng khó siêu thoát. Hãy cố gắng thu xếp mọi việc có thể trước khi họ qua đời hoặc họ đi rồi thì theo ý nguyện lúc sống cho họ yên tâm, nhất là những vấn đề liên quan đến gia tài, tiền bạc tích lũy, quyền chăm sóc nuôi dưỡng… 

Có thể quan sát việc người đó ra đi như thế nào để bạn biết là họ phước dày hay mỏng mà tiện thu xếp.Ví dụ người có nhiều phước là ra đi khi tuổi thọ và trong gia đình có sự yên ấm, con cháu đều bình an và có đóng góp cho xã hội, có thể họ cảm nhận trước được thời điểm ra đi, cảm nhận người đó ra đi với sự nhẹ nhàng. Ví dụ người thiếu phước là ra đi do bệnh tật nặng, tai nạn bất ngờ, tự tử hay những tình huống có thể xem như quá thương tâm, đau đớn và như vậy càng cần gấp rút tạo phước vì họ.

Nếu có điều kiện, gia đình có thể theo nghi thức nhà Phật, nhờ quý thầy tụng kinh hộ niệm và làm theo những gì quý thầy chỉ bảo. Nếu bạn vẫn còn kẹt giữa thủ tục, tín ngưỡng địa phương, thói quen văn hóa ăn sâu nhiều đời khó ứng xử thì đơn giản hơn là tự bản thân người nhà làm điều đó. Hãy vì người thân đã ra đi mà phát tâm đọc Kinh A Di Đà, Kinh Địa Tạng và hồi hướng cho người đã mất (bạn có thể đọc to bình thường không nhất thiết phải ngân nga và có chuông, mõ như quý thầy). Nếu bạn chưa biết đạo, đọc kinh thấy khó quá thì đơn giản hơn là liên tục niệm Phật từ lúc hấp hối cho đến khi người đó đã rút hơi thở cuối cùng và cứ tiếp tục khi có thể. Trên mạng có rất nhiều video có sẵn của các quý thầy niệm Phật hoặc thị trường cũng bán rất nhiều máy niệm Phật, hãy mở thường xuyên để hộ niệm cho họ nương theo năng lượng của kinh Phật mà thuận lợi hơn.

Bạn cần hiểu và chấp nhận thực tế điều mà người ta hay nói “Phật rước đi”, “đã về với Phật” hay “ vãng sanh Cực Lạc” chỉ là mong ước nguyện vọng của người còn sống mà thôi. Thực tế để có điều kiện Phật rước đi hay vãng sanh Cực Lạc là điều rất khó, phải có đủ thiện căn, phước đức sâu dày, có sự tu tập, sống thiện lành tạo phước nhiều may ra mới có thể. Đó là ước vọng cao nhất cho người ra đi mà thôi. Sự thật là lúc còn sống tâm thức phát triển đến đâu lúc ra đi về cõi giới tương ứng.

Điều bạn cần lo nhất là làm sao để người thân không bị dẫn vào 3 đường ác là địa ngục, ngạ quỷ ,súc sinh. Điều này có luật nhân quả vận hành nên bạn chỉ có thể nỗ lực tạo nhân lành với những việc làm thiện lành để hồi hướng cho người thân cân bằng, trả nợ được chừng nào hay chừng đó. Không phải làm ác mới mang tội mà ngay cả khi làm ai đó tổn thương, đau khổ về mặt tinh thần hay sát sinh, loài vật hay có những tính cách chưa dễ thương cũng có thể đã khó khăn cho người mất khi thế giới vô hình phân định tội công. Thế nên, hãy quan tâm nhất đến việc vì người thân đã mất mà làm phước và nhớ hồi hướng cho họ. 

Bạn cũng cần chấp nhận sự thật là thủ tục nghi lễ cầu kỳ hay mời thầy cúng này nọ chủ yếu là để yên lòng người sống, chứ thực ra chỉ có phước của bản thân người đã mất và gia quyến phát tâm làm thiện hồi hướng cho người mất thì mới cứu giúp được họ phần nào. 

Nói chung bạn đừng đặt nặng nghi lễ. Hãy làm những gì có thể để người ra đi yên lòng, tạo không gian bình an, nhẹ nhàng cho họ ra đi và tùy duyên tùy hoàn cảnh mà tạo Phước trợ duyên cho họ những gì có thể. Trong 49 ngày đầu rất quan trọng để quyết định người thân của bạn về đâu, hãy tiếp tục làm những việc thiện lành và hồi hướng cho họ khi có thể, tiếp tục việc tụng kinh niệm Phật trợ duyên hồi hướng cho người mất và các oan gia trái chủ của họ nếu có thể. Đây cũng là sự kiện để bạn nghĩ về việc ai cũng phải để lúc ra đi để tích lũy phước cho mình trước và có tâm thế đúng. Cầu nguyện cho mọi người được bình an.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ơn nước luôn tròn đầy

Góc nhìn Phật tử 07:51 05/05/2024

20 năm trước, khi cùng một người bạn đăng ký dự một khóa thiền do Thiền sư Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai hướng dẫn ở Bảo Lộc (Lâm Đồng), tôi bỡ ngỡ vì làm bất cứ việc gì cũng có một bài kệ để thực tập.

Chỉ có tâm người là đáng sợ

Góc nhìn Phật tử 20:07 04/05/2024

Có một người đến vấn hỏi thiền sư, “Để phòng ngừa tai họa, xin thầy từ bi cho biết cái gì đáng sợ nhất trên cõi đời này?”

Có một cảnh giới mà chúng ta sẽ cùng nhau đoàn tụ vĩnh viễn

Góc nhìn Phật tử 11:45 04/05/2024

"Thầy xin các con tâm niệm: Chẳng sáng thì chiều, chẳng hôm nay thì ngày mai, chẳng tháng này thì tháng khác, chẳng năm nay thì năm sau, Thầy cũng như ba má và tất cả những người các con nương tựa thế nào cũng phải có ngày khuất bóng."

Tâm tham

Góc nhìn Phật tử 07:51 03/05/2024

Tâm tham là một trong những loại tâm bất thiện (Tâm chẳng lành, tâm xấu,…). Khi chưa là A La Hán thì tâm này vẫn chi phối chúng ta, khiến chúng ta tạo tác và luân hồi sinh tử trong nhiều kiếp. Tâm này do huân tập từ nhiều đời cho nên khi gặp cảnh tốt đẹp, hài lòng thì sinh ham muốn.

Xem thêm