Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 06/08/2018, 14:23 PM

Ni cô duy nhất học ở trường THPT Giá Rai, Bạc Liêu

Tôi không hề có ý hỏi sư cô về chuyện tại sao quê hương chôn nhau cắt rốn, nơi quy y làm phật tử và xuất gia, rồi chỗ tu, chỗ học lại cách xa nhau đến vậy. Người tu tất biết ý nghĩa chữ vô thường, nhân duyên.

Trường THPT công lập Giá Rai (phường 1, thị xã Giá Rai, Bạc Liêu), vốn là trường tôi từng học. Trường ấy không xa ngôi chùa Chánh Huệ, chỉ cách công viên rợp bóng bằng lăng hoa tím cùng mấy cái ao to, thêm con đường làng được đặt tên khá kêu "đường Phù Sa".

Ở ngôi chùa ấy có một nữ tu sĩ mang pháp danh Huệ Tịnh, sinh 1998, quê Vĩnh Long, đã thọ giới sa di ni - là học sinh của trường Trung học gần kề, đã hoàn thành chương trình lớp 11, đang chuẩn bị bước vào năm cuối cấp III để chạm giấc mơ: "Theo học Trung cấp hay Cao đẳng Phật học" - như lời vị sư cô - học trò - nói với tôi hôm ngay, tại chùa Chánh Huệ. 
 
Lời kể của vị sư cô trẻ cuốn người nghe vào một hành trình giác ngộ không giản đơn: Quê Vĩnh Long nước ngọt, được ban giới quy y bởi Thượng tọa Thích Giác Tạng ở chùa Bửu Linh trên huyện Hòa Bình, xuất gia tại chùa Chánh Huệ này với Sư cô trú trì Thích nữ Diệu Lý nhưng qua tới bên... Phước Long ở kênh Quản lộ Phụng Hiệp tu hành khi hãy còn tuổi THCS, học cấp II rồi vào trường THPT Võ Văn Kiệt học lớp 10. 

Khi quay lại "chùa cũ" được Sư cô Diệu Lý động viên lại… tiếp tục học hành sau thời gian gián đoạn... "Tâm lý lắm chú!" - sư nói bộc bạch, khi là áo lam duy nhất trong đông đảo bạn bè "người đời", "bị chọc ghẹo nữa!" - vị ni nói tiếp. Nhưng rồi sư cô vượt qua hết, học khá, tiên tiến. "Lúc ở Phước Long học cấp II và lớp 10 mặc áo đời" - tôi hiểu "áo đời" là trang phục thông thường - "vào THPT Giá Rai mặc đồ tu". Và Sư cô trẻ Huệ Tịnh - như đã nói - là áo lam duy nhất ở trường cũ của tôi.

Sư cô tiếp tôi trong mùa Vu lan, cùng vị huynh cao tuổi, đang lao tác việc bếp - trị nhật. Sư cô trú trì đang bận phật sự nơi xa. Tôi mạo muội "động viên" vị ni mà tuổi đời ít hơn những học trò cũ của tôi nhiều, "năm lớp 12 rất nặng nề và quan trọng, nguyện hồng ân Tam bảo gia hộ cho sư cô thực hiện giấc mơ theo học Trung cấp Cao đẳng trong hệ thống giáo dục của Giáo hội". Vị ni học giỏi môn ngữ văn song còn yếu Anh ngữ và tin học, chùa không có máy tính bàn cùng đường truyền Internet và vị ni xoay xở tự học tiếng Anh với con dế di dộng loại thường.
 
Viếng chùa, hy vọng được đảnh lễ sư cô trú trì và tìm hiểu về công tác từ thiện nhân đạo - bếp ăn từ thiện cho Bệnh viện đa khoa thị xã cũng gần đấy - song lại được nghe câu chuyện đầy cảm xúc của một tấm gương vượt khó học tập khá thành công, cùng giấc mơ đẹp của người tu.

Tôi không hề có ý hỏi sư cô về chuyện tại sao quê hương chôn nhau cắt rốn, nơi quy y làm phật tử và xuất gia, rồi chỗ tu, chỗ học lại cách xa nhau đến vậy. Người tu tất biết ý nghĩa chữ vô thường, nhân duyên.

Sắp khai giảng năm học mới, câu chuyện với vị ni - chiếc áo lam duy nhất ở trường THPT thị xã Giá Rai quê tôi là thông điệp hay đầy tính động viên về tinh thần hiếu học chăng? Tôi cũng không rõ, chỉ xin chép lại lời Sư cô Huệ Tịnh: "Học để... tụng kinh, chú ạ!".

Chúc sư cô thành công!

Nguyễn Thành Công
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm