Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 26/07/2021, 11:21 AM

Ni sư Thích Nữ Nhựt Thành: Tâm hành đạo giúp đời

Với trái tim nhân hậu, cung cách khiêm nhường, Ni sư Thích Nữ Nhựt Thành luôn trải lòng mình với hạnh nguyện giáo hóa chúng sinh, phát tâm từ thiện, giúp đỡ mọi người.

Trong một lần đến thăm ngôi chùa tại quận 3, TP. HCM, chúng tôi được diện kiến và trò chuyện cùng Ni sư Thích Nữ Nhựt Thành – Trụ trì chùa Vĩnh Xương. Với nụ cười nhân hậu, rất mực hiền từ của một người con Phật, Ni sư Nhựt Thành cho biết, có duyên với nhà Phật từ thuở bé, được Sư Tổ chùa Vĩnh Xương là Hòa thượng Thích Đạo Thành đưa về chùa giáo huấn từ nhỏ. Mọi sinh hoạt tu học đều tuân theo giới luật thiền môn, Ni sư luôn thể hiện đúng giáo lý của Phật: “Từ – Bi – Hỷ – Xả, cứu độ chúng sanh”.

Với quan niệm làm việc thiện, mang lại hạnh phúc cho mọi người chính là niềm vui, niềm hạnh phúc và sự bình yên trong tâm hồn, nên Ni sư luôn cảm động trước những hoàn cảnh khó khăn đang cần sự sẻ chia của xã hội. Tại TP. HCM, Ni sư Nhựt Thành không còn xa lạ với bà con Phật tử và người dân nơi đây. Bởi Ni sư không chỉ là một bậc chân tu gắn liền đời mình với đạo pháp, mà còn luôn tích cực hướng về những mảnh đời bất hạnh, nghèo khó bằng những việc làm rất thiết thực, được Phật tử gần xa tín nhiệm và quý mến. Ni sư Nhựt Thành là người khởi xướng và điều hành nhiều chương trình từ thiện, nhân đạo xã hội mang lại hiệu quả cao và ý nghĩa.

Ni sư Thích Nữ Nhựt Thành

Ni sư Thích Nữ Nhựt Thành

Thế nào là đại hùng, đại lực, đại từ bi trong đạo Phật?

Càng gần gũi với người nghèo, Ni sư càng thấu hiểu nỗi thống khổ của họ. Trăn trở rồi hành động, nhiều năm qua, thấu hiểu được khó khăn của người dân nghèo, nhất là những khi ốm đau, bệnh tật, Ni sư đã tổ chức chương trình “Bếp ăn tình thương” phục vụ hơn 1.000 suất ăn mỗi ngày cho người bệnh nghèo tại 5 bệnh viện (Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, Bệnh viện Ung Bướu, Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Mắt và Bệnh viện Dưỡng Đường, Quận 8).Trong đợt dịch Covid – 19 vừa qua, đồng hành với chính quyền địa phương trong công tác chăm lo, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid – 19, Ni sư đã tổ chức xây dựng “Cây ATM gạo” cho người nghèo tại chùa, nhằm hướng đến phục vụ người bán vé số, thu mua ve chai, người cơ nhỡ, neo đơn, chia sẻ một phần khó khăn của người dân.

Rồi chương trình: “Giếng nước tình thương” cho người nghèo, qua thực tế khảo sát ở các địa phương vùng hạn mặn tại tỉnh Kiên Giang, các hộ dân nông thôn đang rất cần nguồn nước sạch, thấu hiểu tình hình khó khăn của bà con nghèo và ý nghĩa của việc cung cấp nước sạch. Ni sư đã vận động các Phật tử và mạnh thường quân thực hiện chương trình: “Giếng nước tình thương” cho những hộ gia đình nghèo, neo đơn, không nơi nương tựa, thường xuyên thiếu nước ngọt sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Trong hành trình này, Ni sư đã hỗ trợ xây dựng và bàn giao hàng trăm giếng nước sạch, trang bị máy bơm cho bà con nghèo vùng nông thôn tại huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang.

Với trái tim nhân hậu, cung cách khiêm nhường, Ni sư Thích Nữ Nhựt Thành luôn trải lòng mình với hạnh nguyện giáo hóa chúng sinh, phát tâm từ thiện, giúp đỡ mọi người.

Với trái tim nhân hậu, cung cách khiêm nhường, Ni sư Thích Nữ Nhựt Thành luôn trải lòng mình với hạnh nguyện giáo hóa chúng sinh, phát tâm từ thiện, giúp đỡ mọi người.

Từ bi trí tuệ thể hiện ở hành động, chứ không phải ở lời nói

Với vai trò là Trưởng ban Từ thiện Xã hội GHPGVN Quận 3, Trụ trì chùa Vĩnh Xương, Ni sư đã cùng với các Tăng Ni, Phật tử không quản ngại đường xa, nắng mưa đi đến rất nhiều vùng miền trên cả nước để thăm hỏi, tặng quà cho những mảnh đời bất hạnh, cơ nhỡ, tật nguyền, cứu trợ cho những đồng bào nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai bão lụt… giúp họ vươn lên trong cuộc sống.

Trên hành trình hành đạo, Ni sư Nhựt Thành đã và đang làm bằng cả trái tim, tất cả vì tình yêu với cộng đồng mà theo Ni sư: Phụng sự chúng sinh là thiết thực cúng dường chư Phật. Tâm nguyện cao cả đó là động lực giúp Ni sư gắn bó và có nhiều đóng góp to lớn cho các hoạt động từ thiện xã hội của GHPGVN TP.HCM trong suốt hơn 30 năm qua.

Có thể nói, Ni sư Nhựt Thành đã thể hiện chữ đạo và đời thật dung hòa bằng sự nhiệt tình và tâm huyết trong các công tác Phật sự và thiện nguyện. Chính sự tâm huyết, sự chỉ giáo của Ni sư với hàng Phật tử trong việc thực hiện các công việc từ thiện xã hội kết hợp cùng sự ủng hộ của các nhà hảo tâm đã khiến cho những việc tốt được nhân rộng trong toàn xã hội, đó mới là mục đích cao đẹp của công tác thiện nguyện và là đỉnh cao của tinh thần Phật giáo nhập thế.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bậc Thầy mô phạm

Chân dung từ bi 14:50 25/03/2024

Giản dị nhưng sâu lắng, nghiêm nghị mà từ bi, nhẹ nhàng nhưng vững chãi, uy hùng mà bao dung. Mỗi lời nói của khẩu đều là Pháp ngữ, mỗi động tĩnh của thân đều là Phật hạnh. Tùy duyên nhậm vận, trọn đời thuyết pháp cứu độ quần sinh, hòa quang đồng trần, thuận theo nhân tâm mà hành Phật sự.

“Làm đến Hòa thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ”

Chân dung từ bi 10:15 11/03/2024

Có lúc giữa chúng đông, tôi thường nói, bây giờ làm đến Hoà thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ. Ai nấy đều ngạc nhiên!

Cuộc đời và đạo nghiệp của Đệ Tam Tổ Huyền Quang

Chân dung từ bi 16:00 02/03/2024

Thiền sư Huyền Quang玄光 (1254-1334), thế danh là Lý Đạo Tái[1] 李道載, quê ở hương Vạn Tải, lộ Bắc Giang Hạ (khoảng những năm niên hiệu Hồng Đức 1470-1497 đời Lê Thánh Tông đổi tên thành xã Vạn Tư, huyện Gia Định; nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Thiền sư Vạn Hạnh - Hình tượng ngàn năm

Chân dung từ bi 11:20 06/02/2024

Ngài họ Nguyễn, tên thật và năm sanh chưa thấy tài liệu nào ghi nhận. Ngài viên tịch vào năm 1018. Về sau, khi tham khảo sách Thi văn Lý - Trần, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, có ghi tên thật của ngài là Nguyễn Văn Hạnh, người ở châu Cổ Pháp, làng Dịch Bảng thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Xem thêm