Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 26/06/2021, 10:10 AM

Ứng dụng Từ Bi trước hiện trạng khủng hoảng môi trường

Trong bối cảnh hiện nay, con người đang phải đối diện với sự ấm lên toàn cầu, ô nhiễm không khí và nước thải từng ngày từ các khu công nghiệp, hệ động thực vật đang bị thu hẹp bởi biến đổi khí hậu và sự săn bắt, hủy hoại của nhiều người,…

Thiết nghĩ một trong những nguyên nhân của hiện trạng này là lòng tham dục của con người. “Từ bi” của Phật giáo là phương thuốc lành giải quyết vấn đề khủng hoảng môi trường hiện nay và mai sau.

Khái niệm về môi trường và từ bi

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên” [1]. Thuật ngữ “các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo” trong Điều 1 của Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 đã được chỉnh sửa thành “các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo” trong Điều 3 của Luật Bảo vệ môi trường hiện hành.

Giáo sư Lê Huy Bá định nghĩa: “Môi trường (Environment) là tập hợp các thành phần vật chất vô cơ, sinh vật và con người cùng tồn tại và phát triển trong một không gian và thời gian nhất định. Giữa chúng có sự tương tác với nhau theo nhiều chiều, mà tổng hòa các mối tương tác đó sẽ quyết định lên chiều hướng phát triển của toàn bộ hệ môi trường” [2].

Môi trường là một hệ sinh thái nằm trong không gian Trái đất, bao gồm không gian địa lý vùng miền quốc gia, lãnh thổ. Nếu xét rộng ra thì môi trường chính là toàn thể thế giới. Quan điểm của Phật giáo cho rằng môi trường không chỉ giới hạn trong hệ sinh thái mà còn biểu đạt, xuất phát từ nội tâm của con người.

Tham dục làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái

Thiện hay bất thiện, hạnh phúc hay khổ đau cũng chính bởi nghiệp tạo tác mà ra: “Ta là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Phàm nghiệp nào ta sẽ làm thiện hay ác, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy”

Thiện hay bất thiện, hạnh phúc hay khổ đau cũng chính bởi nghiệp tạo tác mà ra: “Ta là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Phàm nghiệp nào ta sẽ làm thiện hay ác, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy”

Môi trường theo quan điểm Phật giáo

Duyên khởi (S: Pratiya-samutpada, P: Pattica-samuppada) nghĩa là vạn vật trong vũ trụ này đều nương vào nhau mà tồn tại và biến đổi: “Do cái này có mặt, cái kia hiện hữu. Do cái này sanh, cái kia sanh. Do cái này không có mặt, cái kia không hiện hữu. Do cái này diệt, cái kia diệt” [3]. Tức là, con người không thể nào tồn tại và phát triển một cách độc lập; mà phải nương tựa và tương tác với xã hội và vạn vật trong trái đất này. Để thấu rõ hiện hữu hay không hiện hữu, Đức Phật đã dạy mười hai nhân duyên. Như Angulimala trước kia vì quá tin vào lời thầy mình mà đã giết hại bao nhiêu người, khiến vua Ba-tư-nặc ra lệnh truy bắt (thuận chiều thập nhị nhân duyên). Sau được Đức Phật hóa độ, thức tỉnh việc sai quấy, bèn quy hướng Phật pháp xuất gia tu học, khiến vua Ba-tư-nặc cung kính và bỏ lệnh truy bắt, cầu nguyện cho người phụ nữ sanh con và tu tập chứng đắc A-la-hán (nghịch chiều thập nhị nhân duyên). Tất cả đều do tâm con người thiện hay bất thiện mà ra.

Như tôn giả Xá Lợi Phất bảo với các vị Tỳ kheo rằng: “Sát sanh là bất thiện, lấy của không cho là bất thiện, tà hạnh trong các dục là bất thiện, nói láo là bất thiện, nói hai lưỡi là bất thiện, ác khẩu là bất thiện, nói phù phiếm là bất thiện, tham dục là bất thiện, sân là bất thiện, tà kiến là bất thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là bất thiện” [4]. Môi trường nội tâm bị cấu nhiễm bởi mười điều bất thiện, mà trong đó ý niệm tham, sân, si là cội gốc gây tạo bao điều tội lỗi, khiến cho con người mãi khổ đau. Bởi vì, Đức Phật có dạy rằng: “Ý dẫn đầu các pháp. Ý làm chủ ý tạo. Nếu với ý ô nhiễm. Nói lên hay hành động. Khổ não bước theo sau. Như xe, chân vật kéo” [5].

Thiện hay bất thiện, hạnh phúc hay khổ đau cũng chính bởi nghiệp tạo tác mà ra: “Ta là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Phàm nghiệp nào ta sẽ làm thiện hay ác, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy” [6]. Con người cần thực hành mười thiện nghiệp, nhiếp phục tâm định tĩnh, thực hành những thiện pháp, xa lìa ác pháp, cõi lòng thanh tịnh đề góp phần bảo vệ môi trường sống của mình và mọi người trong sạch và lành mạnh.

Phật giáo quan niệm về môi trường sinh thái

Trong bối cảnh hiện nay, con người đang phải đối diện với sự ấm lên toàn cầu, ô nhiễm không khí và nước thải từng ngày từ các khu công nghiệp, hệ động thực vật đang bị thu hẹp bởi biến đổi khí hậu và sự săn bắt, hủy hoại của nhiều người,…

Trong bối cảnh hiện nay, con người đang phải đối diện với sự ấm lên toàn cầu, ô nhiễm không khí và nước thải từng ngày từ các khu công nghiệp, hệ động thực vật đang bị thu hẹp bởi biến đổi khí hậu và sự săn bắt, hủy hoại của nhiều người,…

Hiện trạng của môi trường

Về thuận lợi, trước thềm thiên niên kỷ mới, UNESCO đã quan tâm và tổ chức hội nghị về môi trường tại thủ đô Paris (Pháp). Hội nghị Liên Hiệp Quốc về môi trường và con người tại Thụy Điển, với sự tham dự của 113 quốc gia, thông qua 26 nguyên tắc định hướng bảo vệ và cải thiện môi trường. Đặc biệt, Liên Hiệp Quốc cũng đã nhấn mạnh vai trò của con người rằng: “con người trong thời đại hôm nay đang có trong tay một sức mạnh biến đổi môi trường rất lớn, nếu biết sử dụng một cách thông minh thì nó có thể mang lại cho mọi dân tộc những lợi ích phát triển và cơ hội làm cho chất lượng cuộc sống tốt đẹp hơn. Nếu sử dụng sai và vô ý, cũng sức mạnh ấy có thể gây hại cho con người và môi trường một cách không lường được” [7]. Liên Hiệp Quốc thông qua khung chương trình “phát triển bền vững” về việc biến đổi khí hậu (UNFCCC) vào năm 1992; hướng đến việc “xóa nghèo khổ, cải thiện đời sống, tạo sự phồn vinh và hòa bình cho nhân loại” [8]. Sự quan tâm của Liên Hiệp Quốc qua các kỳ hội nghị hàng năm nhằm tìm ra các giải pháp đối với hiện trạng khủng hoảng môi trường ngày một nghiêm trọng.

Phật giáo cũng có tổ chức những kỳ hội thảo về môi trường như: Hội thảo của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam với chủ đề “Phật giáo thời đại mới: cơ hội và thách thức” vào năm 2005; Đại lễ Vesak 2014 tại Việt Nam với chủ đề “Phật giáo và các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc”; Hội thảo khoa học quốc tế “Phật giáo vùng Mê-Kông: lịch sử và phát triển” vào năm 2015 đã có một phần tham luận về ý thức môi trường và toàn cầu hóa; Đại lễ Vesak 2019 tại Việt Nam với chủ đề “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”;…

Về thách thức, thế giới hiện nay đang phải đối diện với những vấn đề như biến đổi của khí hậu; dịch bệnh toàn cầu; lỗ thủng tầng ozone; vấn đề gia tăng dân số; cạn kiệt tài nguyên rừng; cạn kiệt nguồn nước ngọt; chất thải gia tăng; suy giảm các nguồn khoáng sản;… Trong đó, việc biến đổi khí hậu là mối lo ngại nhất mà Liên Hiệp Quốc phải tổ chức hội nghị thường niên từ năm 1992 cho đến nay. Từ năm 1920-2005, nhiệt độ trái đất tăng 1oC. Theo dự kiến đến năm 2035 sẽ tăng thêm 2oC và trong thế kỷ XXI sẽ tăng thêm từ 1,4 – 4oC. Tổng thư ký Kofi Annan (1938-2018) nói rằng: “Việc biến đổi khí hậu đang là mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh toàn cầu, có mức độ nguy hiểm ngang với xung đột vũ trang, buôn bán vũ khí hay nghèo đói” [9]. Trong Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến vào ngày 25-26/1/2021, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc A. Guterres; Tổng thống Pháp; Thủ tướng nước Anh, Hà Lan, Đức,… yêu cầu các quốc gia chung tay hành động, tăng cường mối quan hệ hợp tác và hỗ trợ vấn đề tài chính cho việc thích ứng với biến đổi khí hậu đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Việc biến đổi khí hậu dẫn đến nhiều thiên tai, gây thiệt hại về người, nhà ở, nông nghiệp, thủy lợi và giao thông. Năm 2019, Tổng cục thống kê Việt Nam cho biết: “Thiên tai làm 133 người chết và mất tích; 183 người bị thương; 1,3 nghìn ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi; 79,5 nghìn ngôi nhà bị sập, sạt lở, tốc mái; 65.8 nghìn ha lúa, 15,2 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra trong năm 2019 ước tính 6,8 nghìn tỷ đồng” [10]. Theo báo cáo của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết: trong năm 2020 đã xảy ra 10 cơn bão trên biển Đông; 16 loại hình thiên tai; 101 trận lũ và sạt lở đất; 263 trận bão lốc và mưa lớn trên khắp 49 tỉnh thành,… gây thiệt hại cho con người và các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Tổng giá trị thiệt hại về kinh tế trong năm 2020 gần 15,5 ngàn tỷ đồng.

Đối sách giải quyết vấn đề môi trường

Thực hành hạnh từ bi cùng với việc trì giới, ăn chay, sống thiểu dục tri túc, vận động trồng cây xanh,… là những việc làm thiết thực nhất hiện nay chung sức cùng Liên Hiệp Quốc giải quyết khủng hoảng môi trường, đặc biệt nhất là sự biến đổi khí hậu.

Thực hành hạnh từ bi cùng với việc trì giới, ăn chay, sống thiểu dục tri túc, vận động trồng cây xanh,… là những việc làm thiết thực nhất hiện nay chung sức cùng Liên Hiệp Quốc giải quyết khủng hoảng môi trường, đặc biệt nhất là sự biến đổi khí hậu.

Nhiều động vật trên cạn và dưới biển bị săn bắt để phục vụ nhu cầu con người: 5000 con sư tử làm thú vui săn thể thao (Nam Phi), 7.000 con gấu bị giam và rút mật (Trung Quốc), khoảng 25.000 con vật bị giết trong tế lễ ở Ấn Độ,… Về tài nguyên rừng, theo Viện Tài nguyên thế giới đánh giá: “vào đầu thập kỷ 1990, toàn thế giới có 3,4 tỷ ha rừng, trong đó rừng nhiệt đới là 1,76 tỷ ha, rừng tại các nước công nghiệp hóa là 1, 43 tỷ ha. Trong thập kỷ trước, hàng năm mất đi 15,4 triệu ha rừng nhiệt đới. Trong thời gian này tại các nước ôn đới diện tích rừng có tăng thêm chút ít. Tỷ lệ mất rừng hàng năm tại các nước nhiệt đới vào khoảng 2%…” [11].

Lê Huy Bá cho rằng vào năm 2018 tại Hà Nội và TP. HCM bị ô nhiễm nặng: vượt mức quy định đối với khí độc SO2 (8-10 lần), khí CO2 (2-3 lần), bụi (5-10 lần), nồng độ của NH4, NO2 và ô nhiễm vi khuẩn vượt ngưỡng quy định. Ngoài ra, vấn đề khai khẩn đất đai, sử dụng chất hóa học trong chế biến thực phẩm,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường hiện nay. Lòng tham khiến con người không bảo vệ tự nhiên, khai thác bừa bãi các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phá hoại môi trường sinh thái, thải ra ngoài môi trường những chất độc hại làm ô nhiễm nguồn nước và không khí. Chính điều đó đã và đang làm suy kiệt dần sức khỏe của con người, cuộc sống toàn nhân loại.

Giải pháp của Phật giáo về khủng hoảng môi trường

HT. Minh Châu từng dạy rằng: “Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc cho con người, đề cao giá trị con người, một nếp sống trong sạch thanh tịnh, lành mạnh, loại bỏ các pháp bất thiện, thành tựu các thiện pháp; một nếp sống đi đôi với lạc, không đi đôi với khổ; giải thoát các triền phược, các dục trưởng dưỡng; một nếp sống trong ấy trí tuệ đóng vai then chốt, sống hài hòa với thiên nhiên, với con người, một nếp sống vô ngã vị tha” [12]. Trước hiện trạng khủng hoảng môi trường, Phật giáo khuyến khích mọi người tu tập tâm từ bi như sau:

Thứ nhất là về mặt năng lượng từ bi, trước thực trạng khủng hoảng môi trường hiện nay, đặc biệt sức nóng của Trái đất và đại dịch toàn cầu, rất cần những con người tu tập trải tâm từ bi biến khắp mười phương. Tiêu biểu như những trung tâm thiền học Làng Mai (Pháp và Thái Lan), trường thiền Pa Auk, truyền thống thiền của ngài Ajahn Chah, Mahasi; các khóa niệm Phật, các bài pháp thoại của các vị pháp sư hay giảng sư,… Năng lượng tình thương đó được lan tỏa, góp phần xua tan sân hận muộn phiền và tham lam chấp ngã, thầm nguyện cầu cho con người và muôn loài biết quý trọng mạng sống, sống an lạc và hạnh phúc.

Thứ hai là nghiêm trì giới luật, Đức Phật quở trách việc chặt cây (Tỳ kheo Đàn Ni Ca, Tỳ kheo Xiển Đà) và đào đất (nhóm lục quần Tỳ kheo trùng tu giảng đường). Mãi cho đến trước khi nhập Niết bàn, Đức Phật đã ân cần nhắc hàng đệ tử “không được đốn chặt cây cỏ, cày ruộng, đào đất; bào chế thuốc thang” [13]. Qua đó cho thấy, Ngài không hoan hỷ đối với việc phá hoại môi trường để làm lợi ích tự thân hoặc cho Tăng đoàn. Bên cạnh đó, Ngài cũng nhắc nhở hàng đệ tử không nên giết hại các động vật hay chặt phá cây cối để làm phẩm vật cho việc cúng tế: “Này Bà-la-môn, trong lễ tế đàn này, không có trâu bò bị giết, không có dê cừu bị giết, không có gà heo bị giết, không có các loại sinh vật nào khác bị sát thương, không có cây cối bị chặt để làm trụ cột tế lễ, không có loại cỏ dabbha (cỏ cát tường) bị cắt để rải xung quanh đàn tế” [14]. Để cho việc tế lễ đạt được nhiều lợi ích, ít nhiễu hại mà thù thắng thì gia chủ nên phát tâm bố thí cúng dường, thọ trì năm giới hay mười giới, tu tập tứ vô lượng tâm,… thì mới khế hợp chánh pháp và đạt được lợi ích an vui.

Cuộc đời Đức Phật và môi trường

Đứng trước hiện trạng khủng hoảng môi trường như hiện nay, Phật giáo là một tôn giáo có khả năng góp phần vào việc cải thiện và bảo vệ môi trường.

Đứng trước hiện trạng khủng hoảng môi trường như hiện nay, Phật giáo là một tôn giáo có khả năng góp phần vào việc cải thiện và bảo vệ môi trường.

Thứ ba là ăn chay và sống tri túc, Hòa thượng Thiện Hoa nói: “Ăn chay hay ăn lạt nghĩa là ăn những loài thảo mộc: hoa quả, rau cải, không ăn những món ăn thuộc loài động vật như: thịt, cá, tôm cua, sò, ốc, những vật hữu tình biết tham sống sợ chết như người” [15]. Việc ăn chay nhằm trưởng dưỡng tâm từ bi và lòng bình đẳng của mỗi con người. Khi đó, con người biết yêu thương và hộ mạng chúng sanh hơn. Đồng thời, con người sống thiểu dục tri túc, không khởi tâm tham quá phần chưa được, không chê ít hay sanh hối hận đối với vật đã được. Chính nhờ bớt đi tham muốn, sống theo con đường tám chánh, thân tâm mọi người luôn tự tại.

Thứ tư là trồng cây xanh, góp phần làm xanh tươi môi trường. Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ Trung ương cho đến các tỉnh, huyện cùng nhau hưởng ứng Thông điệp của Thủ tướng Chính phủ từ Chỉ thị số 45/CT-TTg vào ngày 31/12/2020 về việc trồng một tỷ cây xanh vì một Việt Nam xanh, và cũng là góp phần bảo vệ môi trường toàn cầu.

Tóm lại, đứng trước hiện trạng khủng hoảng môi trường như hiện nay, Phật giáo là một tôn giáo có khả năng góp phần vào việc cải thiện và bảo vệ môi trường. Thực hành hạnh từ bi cùng với việc trì giới, ăn chay, sống thiểu dục tri túc, vận động trồng cây xanh,… là những việc làm thiết thực nhất hiện nay chung sức cùng Liên Hiệp Quốc giải quyết khủng hoảng môi trường, đặc biệt nhất là sự biến đổi khí hậu.

 5 bài học về bảo vệ môi trường cần dạy cho trẻ em

Chú thích:

[1] Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002), Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 2, Nxb. Từ điển Bách khoa, tr.940.

[2] Lê Huy Bá (chủ biên) (2018), Quản lý tài nguyên môi trường để phát triển bền vững, Nxb. Đại học Quốc gia TP. HCM, tr.34.

[3] Thích Minh Châu (dịch) (2018), Kinh Tiểu bộ, tập 1, kinh Phật tự thuyết, chương 1, kinh số 3, Nxb. Tôn giáo, tr.109.

[4] Thích Minh Châu (dịch) (2017), Kinh Trung bộ, tập 1, kinh Chánh tri kiến, Nxb. Tôn giáo, tr.75.

[5] Thích Minh Châu (dịch) (2018), Kinh Tiểu bộ, tập 1, kinh Pháp cú, phẩm Song yếu, kệ số 1, Nxb. Tôn giáo, tr.359.

[6] Thích Minh Châu (dịch) (2018), Kinh Tăng chi bộ, tập 1, chương Năm pháp, phẩm Triền cái, kinh Sự kiện cần phải quan sát, Nxb. Tôn giáo, tr.672.

[7] Cục môi trường (2002), Hành trình vì sự phát triển bền vững 1972-1992-2002, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, tr.12.

[8] Lê Văn Tâm, “Từ bi: Một đức hạnh để sống thân thiện với môi trường” trong kỷ yếu Phật giáo thời đại mới: cơ hội và thách thức, Lê Mạnh Thát (chủ biên) (2005), Nxb Tổng hợp TP. HCM, tr.357.

[9] Thích Tâm Đức, “Từ Paticcasamuppada đến bảo vệ môi trường” trong Kỷ yếu Phật giáo vùng Mê-Kông: ý thức môi trường và toàn cầu hóa, Nhiều tác giả biên soạn (2015), Nxb Đại học Quốc gia TP. HCM, tr.141.

[10] Tổng cục thống kê (2020), Niên giám thống kê 2019, Nxb. Thống kê, tr.814.

[11] Lê Huy Bá (chủ biên) (2018), Sđd, tr.51.

[12] Thích Minh Châu (2002), Đạo đức Phật giáo và hạnh phúc con người, Nxb. Tôn giáo, tr.23.

[13] Đoàn Trung Còn, Nguyễn Minh Tiến (dịch chú) (2010), Di giáo kinh (kinh Lời dạy cuối cùng), Nxb. Tôn giáo, tr.30.

[14] Thích Minh Châu (dịch) (2018), kinh Trường bộ, kinh Cưu la đàn đầu, Nxb. Tôn giáo, tr.135

[15] Thích Thiện Hoa (2015), Phật học phổ thông, tập 1, Nxb. Tôn giáo, tr.136.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhóm Sài Gòn Xanh hơn 1 năm làm sạch 150 kênh rạch

Môi trường 06:48 28/04/2024

Dọn dẹp hơn 2.000 tấn rác, làm sạch hơn 150 kênh rạch tại TPHCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu… tạo ra một làn sóng hưởng ứng làm sạch môi trường - là những gì nhóm Sài Gòn Xanh làm được trong hơn 1 năm qua, để nỗ lực "thay áo" mới cho hàng trăm kênh rạch ô nhiễm.

Chung tay gìn giữ môi trường

Môi trường 15:33 27/04/2024

Họ là những công nhân xa quê, hiện sinh sống và làm việc tại Bình Dương. Với mong muốn trả ơn nơi đã tạo công ăn việc làm cho mình, họ tự nguyện lập thành nhóm "Bình Dương xanh".

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5: Nắng nóng chưa từng có trên cả nước

Môi trường 22:20 25/04/2024

Theo chuyên gia thời tiết, thống kê 10 năm gần đây cho thấy chưa có năm nào cả ba miền Bắc, Trung và Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn nghỉ lễ 30-4 và 1-5 như năm nay.

Rác nhựa gây ra quá nhiều hiểm họa

Môi trường 16:34 24/04/2024

Làm thế nào để chấm dứt tất cả các loại nhựa sử dụng một lần và tìm giải pháp thay thế? Mối đe dọa mà nhựa gây ra cho môi trường và Trái đất lớn đến mức nào?

Xem thêm