Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 08/07/2023, 09:22 AM

Niệm Phật chính là thâm diệu Thiền

Phật ở trong Kinh Đại Tập nói được rất rõ ràng “trì danh niệm Phật là vô thượng thâm diệu thiền”: Chỉ dùng câu Phật hiệu này để dập tắt hết tất cả vọng niệm. Thật biết dụng công thì phải dùng như thế nào?

Khi ý niệm vừa khởi lên, cho dù cái ý niệm này là niệm thiện hay là niệm ác, chỉ cần một ý niệm vừa khởi lên thì A Di Đà Phật, liền quay lại với A Di Đà Phật, đó gọi là biết niệm, không để cho ý niệm của bạn tiếp nối, cho nên người xưa nói “không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Niệm là ý niệm khởi lên, thiện niệm ác niệm đều không hề gì, nó sẽ khởi tập khí nhưng khi nó vừa khởi lên lập tức liền giác ngộ, cái gì gọi là giác ngộ?

Một câu A Di Đà Phật chính là giác ngộ, đánh chết cái ý niệm này đi, đổi thành A Di Đà Phật, khi không khởi niệm thì không khởi A Di Đà Phật cũng không hề gì, vừa có ý niệm, cái ý niệm thứ hai thì là A Di Đà Phật, con người này công phu liền có lực, con người này niệm Phật thì nắm chắc vãng sanh Thế Giới Tây Cực Lạc, cho nên chúng ta có thể vãng sanh Thế Giới Tây Phương Cực Lạc hay không, chỉ cần xem chính chúng ta nghĩ lại xem có được cái công phu này không? Không có công phu này thì vọng niệm nối nhau, niệm niệm tiếp nối vậy thì phiền phức, vậy thì làm sao? Do công phu niệm Phật của chúng ta chưa đủ, tâm cảnh giác của chúng ta chưa cao, vẫn chưa có cách gì thay thế được, nỗ lực đem câu A Di Đà Phật niệm cho quen thuộc, thuần thục rồi thì tự nhiên cảnh giới này liền hiện tiền.

Chỉ cần ý niệm khởi lên, chính là A Di Đà Phật. Cho nên dùng 1 niệm, chính là 1 niệm A Di Đà Phật này, đánh bạt hết tất cả các vọng niệm, bạn phải nên biết chỉ cần là ý niệm đều là vọng niệm. Cái gì gọi là chánh niệm? Không có ý niệm gọi là chánh niệm, không có ý niệm mà rõ ràng tường tận, thông suốt, thấu đáo thì gọi là chánh niệm, nếu như không có ý niệm, cái gì cũng đều không biết, mê hoặc, điên đảo thì đó gọi là vô minh. Vậy thì cũng sai lầm, cho nên Phật dạy chúng ta chấp trì danh hiệu thật là rất hay vậy!

Mỗi niệm là A Di Đà Phật, đó là giác quán, có giác có quán, không khởi tất cả vọng niệm, không có bất cứ ý niệm nào, đó gọi là định, đó là thiền định. Cho nên trong định có huệ, trong huệ có định thì niệm câu A Di Đà Phật làm sao không phải là thâm diệu thiền chứ!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa cúng Rằm tháng 10

Kiến thức 15:04 15/11/2024

Rằm tháng 10 là một ngày lễ mang nhiều ý nghĩa tâm linh và truyền thống trong văn hóa Việt Nam. Đây là dịp để mọi người không chỉ tri ân tổ tiên mà còn tạo cơ hội tích phước lành, sống hướng thiện và gìn giữ truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Thiền trong mỗi phút giây 

Kiến thức 14:37 15/11/2024

Chúng ta nên đưa sự thực tập trong thiền đường vào trong đời sống hàng ngày. Thực tập như thế nào để hiểu được cảm thọ, tri giác của mình. Chúng ta không chỉ xử lý cảm thọ, tri giác trong lúc ngồi thiền mà phải xử lý chúng suốt ngày.

Hóa nhân thuyết pháp

Kiến thức 10:52 15/11/2024

Vua Đường Văn Tông rất thích ăn sò ốc, dân chúng ven biển ngày nào cũng bắt dâng nộp triều đình. Có một lần, người đầu bếp đang luộc ốc, thấy có một con ốc hả miệng ra, trong vỏ có hình dáng giống như Bồ-tát Quán Âm, đầy đủ tướng thanh tịnh, hết sức trang nghiêm.

Một lần nổi giận, ba ngày chưa hồi phục

Kiến thức 10:30 15/11/2024

Có người ra bên ngoài nói lời thị phi hủy báng tôi, có đồng tu đến nói với tôi, người đó nói xấu thầy, hủy báng thầy. Họ vừa mở lời, tôi liền không cho họ nói thêm nữa, họ cảm thấy vô cùng kinh ngạc! Họ hỏi, vì sao vậy?

Xem thêm