Thứ sáu, 27/03/2020, 15:15 PM

Nỗi khát chữ của ba đứa trẻ mồ côi cha mẹ giữa Sài Gòn

Cha mất khi đứa nhỏ nhất còn trong bụng mẹ, 11 năm sau vì 'căn bệnh mang án tử' mẹ cũng đi về cõi vĩnh hằng, ba đứa trẻ phải nghỉ học lao vào dòng đời mưu sinh.

 > Bé trai một mình sống hơn 700 đêm cô quạnh giữa mộ bia

Quán cà phê lụp xụp của bà Tư Đào nằm nép mình trong một con hẻm trên đường Tạ Quang Bửu, quận 8, TP.HCM.

Mỗi ngày dù nắng hay mưa bà vẫn đều đặn dọn quán bán để kiếm tiền mua chút thức ăn qua bữa cho ba đứa cháu ngoại là Trần Quốc Cường (14 tuổi), Trần Huỳnh Bảo Ngọc (13 tuổi) và Trần Huỳnh Bảo Trân (11 tuổi).

Bảo Trân òa khóc nức nở khi nhớ về mẹ.

Bảo Trân òa khóc nức nở khi nhớ về mẹ.

Mất cha, mất mẹ

Giữa trưa nắng chói chang, quán cà phê cóc của bà Tư Đào (tên thật là Bùi Thị Đào, 62 tuổi) vắng hoe, chỉ có ba đứa trẻ ngồi quanh quẩn bên bà, nói chuyện rôm rả.

Ba đứa trẻ quần áo lấm lem, khuôn mặt ám màu mưu sinh từ quá sớm nhưng đôi mắt vẫn sáng bừng sự hồn nhiên của tuổi đang lớn. Thấy tôi tới, cả 3 đều lễ phép chào hỏi và mời ngồi.

Thương lắm cậu bé mồ côi cha gồng mình cứu đôi mắt của mẹ

Bà Tư Đào (62 tuổi) nuôi ba anh em Trần Quốc Cường, Trần Huỳnh Bảo Ngọc và Trần Huỳnh Bảo Trân mồ côi cha mẹ.

Bà Tư Đào (62 tuổi) nuôi ba anh em Trần Quốc Cường, Trần Huỳnh Bảo Ngọc và Trần Huỳnh Bảo Trân mồ côi cha mẹ.

Nhưng vì quán trưa vắng tanh nên bà Tư Đào mời tôi vào nhà tiếp chuyện. Căn nhà trọ chừng 25 mét vuông nóng hầm hập, các bức tường mốc meo. Đồ đạc trong nhà chẳng có gì nhiều ngoài mấy chai nước ngọt mà bà Tư lấy sẵn, hai cái cặp táp đi học treo toòng teng cạnh bên chiếc túi đựng vé số - “gia sản” một thời của ba anh em. 

Bà Tư tâm sự, cha tụi nó mất từ hồi đứa nhỏ nhất còn trong bụng, rồi khi nó được 10 tuổi thì mẹ cũng mất vì bệnh ung thư.

“Mẹ nó nói với tôi là bệnh viêm họng thôi không có gì vậy mà tôi thấy uống thuốc cả năm không dứt. Hóa ra là mẹ nó giấu rồi ngày đêm đi làm phụ hồ để kiếm tiền nuôi ba đứa ăn học. Đến khi mẹ tụi nhỏ ngã xuống, đưa vô viện nghe bác sĩ nói bị ung thư, tôi mới biết. Nó nằm viện vài tháng, nhà có gì tôi cũng bán sạch nhưng rồi bác sĩ cho về nhà, được 1 tuần thì mẹ nó mất”, bà Tư nghẹn ngào.

Sư thầy bán cơm chay nuôi trẻ mồ côi

Hiện Quốc Cường đi học sửa xe để có nghề sau này lo cho hai em. Còn Bảo Trân, Bảo Ngọc được người ta tài trợ học tiếng Anh cuối tuần. Cả ba em đều nghỉ học chính thức ở trường từ khi mẹ mất.

Hiện Quốc Cường đi học sửa xe để có nghề sau này lo cho hai em. Còn Bảo Trân, Bảo Ngọc được người ta tài trợ học tiếng Anh cuối tuần. Cả ba em đều nghỉ học chính thức ở trường từ khi mẹ mất.

Nghỉ học mưu sinh

Lúc mẹ nằm viện cũng là lúc ba đứa trẻ phải nghỉ học. Theo lời bà Tư, ngày mẹ mới mất, ba đứa khóc vì nhớ nhưng rồi cũng nguôi ngoai. Để kiếm tiền trả nợ chi phí trong những ngày mẹ nằm viện, Quốc Cường và Bảo Ngọc đi bán vé số, còn Bảo Trân phụ bà bán cà phê ở quán.

Vậy nhưng Quốc Cường và Bảo Ngọc bị người ta lừa lấy vé số liên tục, số tiền mang về không đủ trả tiền vốn nên được vài tháng thì nghỉ ở nhà. Thấy hoàn cảnh bà cháu khó khăn, có người xin cho Cường đi học sửa xe để sau này có nghề lo cho hai em, còn Bảo Ngọc và Bảo Trân được cho đi học tiếng Anh ở trung tâm ngoại ngữ vào hai ngày cuối tuần. Ngoài ra, Bảo Ngọc còn đến chùa học chữ miễn phí.

Mái nhà chung cho trẻ mồ côi

Quán cà phê của bà Tư Đào được dựng tạm trên một mảnh đất của nhà nước, mỗi ngày dù nắng hay mưa bà Tư Đào vẫn dọn quán bán để kiếm tiền trang trải cuộc sống

Quán cà phê của bà Tư Đào được dựng tạm trên một mảnh đất của nhà nước, mỗi ngày dù nắng hay mưa bà Tư Đào vẫn dọn quán bán để kiếm tiền trang trải cuộc sống

Bà Tư chia sẻ: “Đứa lớn được học nghề vậy tôi yên tâm lắm. Giờ tôi 62 tuổi, khỏe lúc nào bán cà phê lúc đó chứ đâu biết được ngày mai. Hàng ngày bán cà phê vậy tằn tiện lắm mới đủ tiền đóng tiền nhà. Mấy đứa trẻ cũng dễ, có tiền thì ăn cơm thịt, không có tiền thì trứng vịt chiên lên tụi nó cũng ăn ngon lành không có đòi hỏi”.

Ba đứa trẻ nhớ cha nhớ mẹ là vậy, nỗi lòng bà Tư cũng chẳng biết nói cùng ai. Nhiều đêm sắp nhỏ vừa ngủ, bà ngồi dậy nhìn ba đứa mà nước mắt cứ trào ra. Thương những đứa cháu tội nghiệp vì thiếu tình thương của cha, của mẹ nhưng cũng lo cho tương lai, khi bà Tư không còn nhiều thời gian bên tụi nhỏ nữa...

Gặp mẹ trong mơ

Đang tuổi ăn tuổi lớn nhưng hiểu được hoàn cảnh nên ba đứa trẻ dù vẻ ngoài lấm lem vương chút u hoài trên nét mặt nhưng rất ngoan, bà ngoại nói gì đều nghe lời, gặp người lớn thì lễ phép chào hỏi. Tối đến, ba anh em chỉ quanh quẩn ở xóm hoặc ngồi trong nhà quấn quýt lấy ngoại rồi đi ngủ.

Ngôi chùa của các Ni Sư cưu mang trẻ mồ côi

Bảo Trân chia sẻ rằng chỉ cần mơ được gặp mẹ cũng khiến em vui cả ngày.

Bảo Trân chia sẻ rằng chỉ cần mơ được gặp mẹ cũng khiến em vui cả ngày.

“Nhiều hôm sáng ngủ dậy, đứa này nói ngoại ngoại tối con ngủ thấy cha, đứa kia lại kêu con được mẹ xoa đầu trong mơ, hỏi han đủ điều. Nghe xót lòng lắm, tụi nhỏ nhớ cha mẹ quá nên gặp trong mơ như vậy cũng ấm lòng”, bà Tư nghẹn ngào.

Nói rồi bà đứng dậy mở tủ sắt lấy một tấm hình được bọc nilon cẩn thận cho tôi xem. Bà bảo: “Ngoài ảnh thờ, thì đây là ảnh duy nhất của mẹ tụi nhỏ mà tôi có được. Hình này chụp lúc mẹ tụi nhỏ làm phụ hồ cho một ngôi chùa ở quận 2. Hồi này là nó biết nó bệnh rồi mà nó giấu tôi và cả mấy đứa nhỏ”.

Ba anh em tụi nhỏ ngồi bên bà Tư nhìn hình mẹ mắt lại đỏ hoe, Bảo Ngọc thì lén quay sang một bên lấy áo chùi vội để tôi không thấy được hai dòng nước mắt vừa rơi trên khuôn mặt em. Đợi em bình tĩnh lại, tôi hỏi: “Nhìn hình em nhớ mẹ phải không?”, Ngọc òa khóc nức nở: “Em nhớ mẹ lắm, em nhớ lúc mẹ đưa em đi học, mẹ dặn em đừng chơi với bạn xấu. Ráng học mai mốt thành tài để nuôi mẹ. Giờ mỗi lần nhớ mẹ em chỉ biết lấy hình ra coi thôi”.

Người đàn ông tặng 100 tỉ đồng cho trẻ mồ côi: Sẽ tặng thêm 4000m2 đất

Những đứa trẻ gan lỳ bật khóc khi nhắc về những kỷ niệm ngày còn có mẹ

Những đứa trẻ gan lỳ bật khóc khi nhắc về những kỷ niệm ngày còn có mẹ

Tôi nắm chặt tay Ngọc chia sẻ: “Giờ chị xin cho em đi học lại nhé, em học thành tài thì mẹ mới yên lòng và sau này có thể chăm sóc được cho ngoại”. Thế nhưng Ngọc dứt khoát: “Em không đi học nữa đâu, em sợ cảm giác cứ đến cổng trường là nhớ lại lúc mẹ đưa em đến trường rồi mua cơm cho em lắm, em không muốn”, vừa nói Ngọc vừa quệt tiếp những dòng nước mắt không ngừng rơi.

Bảo Trân ngồi bên cạnh, nghe chị nói vậy cũng rưng rức khóc theo: “Em nhớ lúc mẹ ru em ngủ, em nhớ lúc mẹ chở em qua nhà má Chín chơi rồi mẹ chở về. Mỗi khi nhớ mẹ, em không dám nói với ai, em chỉ lấy hình mẹ ở trong tủ ra coi xong đốt nhang cho mẹ. Trước khi đi làm mẹ hôn rồi mẹ mới đi làm. Em nhớ mẹ lắm…”.

Tấm lòng từ bi của đôi vợ chồng tặng khối tài sản hơn 100 tỉ đồng cho trẻ mồ côi

Tấm hình duy nhất ngoài hình thờ có hình mẹ (ngoài cùng bên phải) của ba đứa trẻ.

Tấm hình duy nhất ngoài hình thờ có hình mẹ (ngoài cùng bên phải) của ba đứa trẻ.

Tôi thắt lòng khi nghe hai em nói vậy, những đứa trẻ cố tỏ ra vô tư và gan lỳ nhưng vẫn nhớ từng kỷ niệm về mẹ, vẫn mong mỏi một giấc mơ được gặp mẹ, được khóc nức nở trong lòng mẹ.

Tôi cũng không đủ can đảm để hỏi thêm gì đến ký ức về mẹ của ba đứa trẻ. Tôi sợ nghe từng câu trả lời của ba đứa trẻ tôi sẽ nức nở theo, tôi sợ từng câu trả lời sẽ lại khiến ba đứa trẻ bất hạnh òa khóc…

Bảo Ngọc học hết lớp 5 thì nghỉ, hiện Bảo Trân đang học ở lớp mồ côi cha mẹ trong chùa nên mỗi ngày về đều được chị hướng dẫn đọc chữ

Bảo Ngọc học hết lớp 5 thì nghỉ, hiện Bảo Trân đang học ở lớp mồ côi cha mẹ trong chùa nên mỗi ngày về đều được chị hướng dẫn đọc chữ

Bữa cơm của bốn bà cháu chẳng có gì nhiều, ngày nào bán cà phê được thì bà mua thịt, mua cá còn không thì ăn cơm với trứng chiên. Mấy đứa nhỏ cũng dễ ăn, có sao ăn vậy, không đòi hỏi

Bữa cơm của bốn bà cháu chẳng có gì nhiều, ngày nào bán cà phê được thì bà mua thịt, mua cá còn không thì ăn cơm với trứng chiên. Mấy đứa nhỏ cũng dễ ăn, có sao ăn vậy, không đòi hỏi

Hàng ngày em Trần Quốc Cường đi học nghề sửa xe. Nơi em đang học là được một người quen xin cho và không tốn tiền học nghề

Hàng ngày em Trần Quốc Cường đi học nghề sửa xe. Nơi em đang học là được một người quen xin cho và không tốn tiền học nghề

Bảo Trân ngoài giờ học ở chùa thì phụ bà ngoại bán quán. Là em út nhưng Bảo Trân rất lanh lẹ và thông minh

Bảo Trân ngoài giờ học ở chùa thì phụ bà ngoại bán quán. Là em út nhưng Bảo Trân rất lanh lẹ và thông minh

Bảo Ngọc có phần trầm tính nhất trong ba anh em nhưng cũng là người tình cảm nhất. Mỗi lần nhắc đến mẹ là em lại rơi nước mắt...

Bảo Ngọc có phần trầm tính nhất trong ba anh em nhưng cũng là người tình cảm nhất. Mỗi lần nhắc đến mẹ là em lại rơi nước mắt...

Hàng ngày Bảo Ngọc nấu cơm, đốt nhang cúng mẹ.

Hàng ngày Bảo Ngọc nấu cơm, đốt nhang cúng mẹ.

Ba đứa trẻ vẫn mong mỏi một giấc mơ được gặp mẹ, được khóc nức nở trong lòng mẹ.

Ba đứa trẻ vẫn mong mỏi một giấc mơ được gặp mẹ, được khóc nức nở trong lòng mẹ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đưa tạng chàng trai chết não đi 3 miền để ghép cứu người

Gieo mầm thiện 09:30 03/12/2024

Trong 24 giờ đợi bác sĩ đánh giá chết não, chàng trai 18 tuổi chuyển biến nặng tưởng chừng tử vong, song đã giữ được nhịp tim đến cùng dưới sự hỗ trợ của máy móc để hiến tạng cứu 7 người.

Chùa Tường Nguyên khởi công xây dựng 2 cầu bê-tông nông thôn tại tỉnh Hậu Giang

Gieo mầm thiện 05:20 02/12/2024

Ngày 1-12, Đại đức Thích Minh Phú, Phó Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Tường Nguyên (Q.4, TP.HCM) tổ chức khởi công xây dựng công trình cầu nông thôn tại tỉnh Hậu Giang.

Chùa Bồ Đề - mái ấm nơi cửa Phật

Gieo mầm thiện 10:20 01/12/2024

Chùa Bồ Đề ở phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên (Hà Nội) là nơi cưu mang những mảnh đời bị bỏ rơi giữa chốn nhân gian. Đây không chỉ là nơi tu hành đạo Phật mà còn là mái ấm của những em nhỏ có hoàn cảnh éo le.

Tình nguyện vá đường, hiến máu sau lần sẻ chia ở chùa

Gieo mầm thiện 18:09 30/11/2024

Trong 14 năm qua, Phạm Văn Hiếu cùng nhóm tình nguyện đã lặng thầm "vá" hàng ngàn ổ gà tại các tuyến đường trong ngoài thành phố. Không những thế, anh còn hiến máu, hiến tiểu cầu hơn 80 lần và vận động được hàng trăm cùng người tham gia. 

Xem thêm