NSƯT Mỹ Châu: Không có con đường nào mà tâm an lạc, thong dong như con đường của đạo Phật
"Không có con đường nào mà tâm an lạc, thong dong như con đường của đạo Phật. Con người sống trên thế gian, không ít thì nhiều, mỗi người đều có tâm linh, hướng về đạo Phật" - Nghệ sĩ Mỹ Châu.
NSND Bạch Tuyết: Đạo Phật là một triết lý tồn tại, là nghệ thuật sống, là tín ngưỡng tâm linh
Cô là nghệ sĩ rất thành công trong nghệ thuật sân khấu cải lương, cô đã đến với đạo Phật từ khi nào?
Trong gia đình của Mỹ Châu, bà ngoại là người mộ đạo, khi ông ngoại mất thì bà xuất gia theo hệ phái Khất sĩ, lúc đó tôi chưa đi hát. Tôi đi hát lúc 11 tuổi, đi với mẹ, cả gia đình tôi đều theo đạo Phật.
Quê của tôi ở Thủ Thừa, sau nhà có tịnh xá Ngọc Thặng. Tôi hay vào ngôi tịnh xá này vì ở kế bên. Sư ở tịnh xá đặt cho Mỹ Châu pháp danh là Mỹ Ngọc, chị của tôi pháp danh là Hồng Ngọc. Mỗi lần mẹ đi chùa hay dẫn hai chị em đi theo. Tịnh xá lúc đó nghèo lắm, bây giờ đã khang trang. Tôi rất kính đạo hạnh của các Sư cô ở tịnh xá Ngọc Thặng. Mẹ tôi thường dạy câu: “Tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ hơn là đi tu.”
Tôi là nghệ sĩ rất bận rộn, lúc trước bận rộn hơn bây giờ vì giai đoạn đó là thời vàng son của cải lương. Từ sân khấu đến phòng thu, không có giờ nào rảnh rang. Từ 11 đến 14 tuổi không hề biết trong Sở thú có những gì. 7 giờ tối, tôi có mặt ở sân khấu, làm mặt hóa trang và hát; 12 giờ đêm về tới nhà ăn miếng súp, chạy vào hãng dĩa thu tới 6 giờ sáng, chạy về nhà ngủ 3 tiếng; 9 giờ sáng tập tuồng; 12 giờ trưa chạy về nhà ăn cơm; chạy vào hãng dĩa thu tới 7 giờ tối. Tôi không có giờ giấc nào trống.
Lúc đó tôi bệnh nhiều lắm, hàng đêm mình diễn rồi mình khóc. Tôi bệnh thần kinh bao tử rất nặng trong thời gian dài, tới năm 40 tuổi lập gia đình mới hết bệnh.
Năm 1995, sau chuyến lưu diễn 2 tháng ở châu Âu, tôi trở về dừng hoạt động trên phạm vi sân khấu, chỉ còn hoạt động trên phạm vi truyền hình hoặc thu tiếng. Mình làm trong hệ thống có chọn lọc, những gì khán giả yêu thích mình ngày xưa, yêu cầu thì mình cố gắng thực hiện lại phần nào để đáp lại tình thương của khán giả đã cho mình cái tên như ngày nay.
Cô đã trải nghiệm đời sống tâm linh hàng ngày như thế nào?
Ngày tôi còn bé, mẹ tụng kinh, tôi ngồi bên mẹ để nghe, lạy Phật rồi xuống tập tuồng. Mẹ có thời giờ lên lầu lạy Phật, tụng kinh; tôi bận rộn thu băng, dĩa nên không có thời gian.
Tôi sống thực tế, không chạy theo hình thức, sống chủ yếu ở tâm. Trước khi tôi bước ra sân khấu biểu diễn, ở hậu trường tôi đã quay lại xá 3 xá rồi mới bước ra hát. Khi hát xong, bất cứ đứng ở đâu, xoay vào hướng nào cố định, xá 3 xá cám ơn tổ nghiệp đã cho mình những giờ phút hát ở sân khấu trọn vẹn như thế. Tôi không đợi tới bàn thờ, thắp nhang, cái đó tôi gọi là hình thức, cái đó chỉ dành cho những ngày cúng giỗ, còn những lúc đột xuất hát hay chuẩn bị ra sân khấu, tôi hay khấn rồi xá 3 xá.
Sau này, khi cô Thanh Nga mất, tôi về đoàn cô Nga, mẹ cô là bà bầu Thơ, tôi thường gọi là mợ, mợ thương tôi lắm. Tôi về diễn lại những vở mà cô Thanh Nga đã diễn. Hôm đó mợ đi chùa, mợ nói: Con ơi hôm nay mợ đi chùa, đi với mợ nhé, mợ gọi thì mình phải đi. Tôi có tật không nhớ được địa chỉ nên không làm tài xế được. Tôi không lái xe được, có lẻ trí nhớ của tôi dành hết cho sân khấu; Tuồng thì học rất nhanh, thuộc làu làu mà đường hay địa điểm mình đến không nhớ được. Tôi không nhớ tên chùa, chỉ nhớ qua cầu chữ Y là tới. Trong giới cải lương đi chùa đó nhiều. Tất cả nghệ sĩ, những người có tâm theo đạo Phật, mợ hay kêu đi chùa đó, mỗi lần đi là nguyên cả ê-kíp của đoàn đều đi. Qua cuộc nói chuyện, thầy trụ trì hiểu được tôi là người có tâm với đạo Phật, gia đình tôi có người đi tu nên thầy đặt cho Châu pháp danh nữa là Huyền Trân.
Cô có thường ăn chay vào ngày rằm và mùng 1 không? Cô có cảm nhận gì về đời sống nội tâm khi cô chỉ dùng những món chay tịnh?
MC Quỳnh Hương - Người truyền cảm hứng sống tích cực theo triết lý nhà Phật
Tôi đi hát, ăn chay thì không hát nổi nhưng tôi tập một điều, lúc nhỏ đã áp dụng việc ăn uống vào trong sân khấu. Mỗi tuần ăn mặn bình thường nhưng phải có hai ngày chay. Hai ngày chay giảm vấn đề thịt, những thức ăn quá nhiều chất bổ, chất béo… Tôi ăn bún, tàu hủ chấm nước tương. Tôi giống ba tôi là ăn bánh tráng, nhúng nước, cuốn, chấm nước tương. Khi mẹ còn sống thì làm đậu xanh giã, bánh tráng cuốn đậu, chấm nước tương. Tôi nhớ hoài món ăn đặc biệt của mẹ, những ngày ăn chay là có món đó.
Có lần tôi bệnh rất nặng, bệnh bao tử mà rán tối đi hát. Một ngày diễn 3 xuất, ăn chỉ một chén cháu nếp. Ăn bất cứ cái gì cũng mửa ra, ăn cơm thì mửa cơm, ăn cá thì mửa cá… Mỗi đêm tôi ăn chén nước cháo nếp lỏng. Tôi nhập viện, lúc đó rất gầy, chỉ có 38 kg. Lúc đó tôi khấn với Phật cho con mau lành bệnh, con nghĩ hát thì đoàn bị ảnh hưởng doanh thu, không có người hát, có người thế thì khán giả ngày xưa rất khó tính. Cặp đào kép mà một trong hai người không có thì khán giả không bằng lòng. Dù bệnh, mình cố gắng, xin lỗi khán giả hôm nay tôi bệnh, khan tiếng, có điều gì khán giả bỏ qua giùm, mình phải hát để một số anh em công nhân có lương, cứ thế mà rán hoài. Lúc không chịu nổi thì nhập viện. Tôi khấn “Nam mô A-di-đà Phật”, “Nam mô đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn linh cảm ứng Quán Thế Âm Bồ-tát”, mẹ tôi dạy như vậy, cho con mau lành bệnh để con trở về hát, con sẽ ăn chay 2 tháng. Tôi hết bệnh, trở về, một tuần sau, tôi bắt đầu ăn chay, mình không ăn chay thường thì khó ăn mà tôi ăn được một tháng, còn một tháng thì bắt đầu đi lưu diễn xa, sức khỏe không có, khất lại, nửa tháng sau ăn tiếp, ăn đủ hai tháng chay.
Trong sự nghiệp của cô, có vở cải lương nào có nội dung Phật giáo mà cô tham gia không?
Cuộc đời nghệ sĩ của tôi, những vở cải lương được khán giả yêu thích, cho mình những từ ngữ rất đẹp, những vai diễn để đời không có những tuồng có nội dung Phật giáo. Trong thời điểm đó có vở Ân đền oán trả. Cái đó là hỷ, nộ, ái, ố. Lúc đó ít phát triển những kịch bản có nội dung Phật giáo, hơn nữa tôi ở đoàn hát Kim Chung, bên đoàn của tôi có những vở có nội dung kiếm hiệp nhiều hơn là những vở tình cảm, tâm lý. Vì thế ít có cơ may diễn những vở về Phật pháp.
Sau năm 1975, tôi được quay những vở video hoặc là hát ở tỉnh, đoàn Nhân Dân Kiên Giang có diễn vở Lan và Điệp. Khi cô Lan tỏ thật với Sư ông, lúc đó hạp với tôi vì tôi gầy gò lắm.
Cô có nguyện vọng đem tài năng kết hợp với đạo Phật qua những bài cổ nhạc, vở diễn cải lương để đem Phật giáo vào lòng quần chúng không?
Tôi không có ý tưởng đó nhưng cách sống của tôi thì đi con đường đó vì không có con đường nào khác. Không có con đường nào mà tâm an lạc, thong dong như con đường của đạo Phật. Con người sống trên thế gian, không ít thì nhiều, mỗi người đều có tâm linh, hướng về đạo Phật. Những lúc mình tuyệt vọng, đau khổ nhất tại sao mình tới cầu xin Phật? Đó là tâm linh, hướng về đạo Phật. Tôi nghĩ trong mỗi người đều hướng về Phật, bằng chứng là khi người ta khổ đau, người ta kêu trời ơi hoặc niệm “Nam mô A-di-đà Phật”, “Nam mô đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn linh cảm ứng Quán Thế Âm Bồ-tát.”
Lúc mẹ cô còn sống, trong nhà cô có thờ Phật phải không?
MC Thuý Quỳnh có duyên với Phật từ nhiều kiếp trước
Lúc nhà tôi còn nghèo, có những khung ảnh của Phật Thích-ca, Quan Âm Bồ-tát… Sau này trời Phật thương cho khá giả, cho mình có cơ ngơi thì nguyên tầng trên thờ nhiều tượng Phật, Quan Âm thờ ở ngoài.
Ông xã tôi tụng kinh giỏi và hay đi chùa. Tôi không đi chùa giàu, chỉ đi chùa nghèo. Chùa nào càng nghèo thì càng đi, mình giúp được cái gì thì giúp; Còn bạn bè, mình nói: Tao đi chùa đó, mày đi thì đi, chùa đó nghèo lắm. Tôi hay có những câu nói đó.
Ngày xưa, khi còn bé thì tôi nhờ ngoại có căn tu, bây giờ tôi được phước duyên ưu ái của khán giả có lẻ nhờ đức của ngoại. Ba của tôi hồi còn sống, ba mất năm tôi 5 tuổi, ba làm nghề thợ mộc, cây ngâm dưới sông để đóng tủ, bàn, mỗi lần lũ lụt thì ba tôi lấy cây bắt cầu từ nhà ra tới chợ để mọi người đi lại không bị ướt.
Hồi còn bé thì có bà ngoại tu. Lớn lên có ba làm phước, con gái nhờ đức cha mà. Tới năm 40 tuổi lập gia đình thì có ông xã hay đi chùa. Đó cũng là phước duyên.
Xin kính chúc cô luôn thành công trong sự nghiệp và luôn được an lành.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Bịnh “trời cho”
Tư liệu 18:05 24/11/2024Đầu năm 1994 Giả tiên sinh, chồng Lý nữ sĩ bị bịnh ghẻ. Toàn thân anh nổi đầy ghẻ, vừa chảy mủ vừa nhức nhối khó chịu, đã chữa chạy khắp đông y tây y nhưng đều không thấy kết quả.
Trời thu, lá úa, vọng niệm vô thường
Tư liệu 09:11 24/11/2024Bài thơ “Cảnh mùa thu” của Thanh Sĩ (1928 – 1973) là viết theo thể thơ đường luật, vần bằng, tám câu. Với những câu tả cảnh đối nhau, tác giả giúp người đọc nhận thức rõ và sâu sắc về tính biến hóa vô thường ở vạn vật...
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Xem thêm