Nuôi dưỡng tâm Bồ đề
Phát khởi và nuôi dưỡng tâm Bồ đề là thể hiện chí nguyện hoằng pháp, dẫu đó là con đường đầy dẫy nội ma ngoại chướng.
Tâm Bồ đề là gì? “Đó là chí nguyện nóng bỏng của một chúng sanh tự thấy mình đang sống trong cảnh tối tăm, giữa đọa đày khổ nhục, mong tìm một con đường sáng không những để giải thoát bản thân khỏi những đe dọa áp bức mà còn là để giải thoát cho tất cả những người cùng cảnh ngộ. Bồ đề tâm, đó là ý chí kiên cường bất khuất của một người bị cột trói trên ngọn lửa rực cháy, bị chà đạp dưới những sức mạnh tàn khốc của tham vọng điên cuồng của chính ta và của một tập thể ma quái chung quanh ta”.
Mười lý do phát tâm Bồ đề người học Phật cần hiểu
Như vậy, Bồ đề tâm vốn là mấu chốt của sự tu tập; là đích đến và cũng là điểm khởi hành. Với người Phật tử, phát Bồ đề tâm không những là bước đầu mà còn là căn bản, không những là căn bản mà còn là cứu cánh. Cho nên, sau khi phát tâm Bồ đề cần nuôi dưỡng, giữ gìn Bồ đề tâm, vì“ngoài nỗi khổ sinh tử mà mình mục kích và ý thức, có hai chuyện mà Kinh Luật đề cập nhiều nhất, đó là tự biết mình có thể làm Phật và tha thiết hơn cả, nghĩ đến sự suy tàn, hay tương lai của Phật pháp”. Và hạt giống ấy, “không được gieo vào một cánh đồng trừu tượng nào xa xôi, cũng không chỉ đợi được gieo vào một vùng đất hứa thần thoại nào khác, mà nó được gieo xuống ngay trên sa mạc sanh tử này, khô cằn với những đau khổ triền miên của chúng sanh này. Rồi hạt giống ấy cần phải được tưới bằng nước ngọt của từ bi để lớn mạnh, để đến thời trổ hoa giác ngộ.”
Thế nào là chân chánh phát tâm Bồ đề?
Và chúng ta biết, phát khởi và nuôi dưỡng tâm Bồ đề là thể hiện chí nguyện hoằng pháp, dẫu đó là con đường đầy dẫy nội ma ngoại chướng. “Giờ đây, những trang sử Phật giáo đã được các Thánh Tăng, các Bồ-tát viết bằng chất liệu Từ bi, Trí tuệ và Hùng lực, cần phải được tiếp nối bởi những người con Phật. Hãy lên đường, đi để thấy, đến để thấy, để làm trong sáng niềm tin của mình, và mang niềm tin ấy đến cho nhiều người. Hãy đi khắp mọi hang cùng ngõ hẻm, đến với những người cùng khổ, những người bị đoạ đày bởi từng miếng cơm manh áo; đến với những người sống trong bóng tối dày đặc của vô minh, những người bị bủa vây bởi những tâm thức cuồng loạn để chia sẻ niềm vui nỗi buồn, những khổ nhọc của hình hài, những đọa đày của tâm trí, để có thể giúp họ khai sáng tâm thức và khi tâm thức họ được khai sáng thì mọi sự ngay trong bản thân cũng như bên ngoài của họ hoàn toàn thay đổi, thay đổi một cách kỳ diệu…”
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm