Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 03/06/2024, 08:55 AM

Phải chuẩn bị xả bỏ thân này

Cuộc đời là một dòng biến chuyển từ ngoại vật cho tới con người. Nó biến chuyển mà chúng ta cố giữ thì có phải là si mê không? Cho nên Phật nói người trí biết được vô thường biến chuyển nên không khổ.

Còn người không hiểu, đối với vô thường biến chuyển mà muốn còn nguyên vẹn nên khổ.

Bản thân mình nó phải biến hoại, phải mất; chúng ta biết rõ rồi cười với nó, không sợ, là chúng ta khéo tu.

Tu là như vậy, chớ không phải vừa mới bệnh liền chạy tới cầu Phật cho con sống được năm năm, mười năm.

Phật tử bệnh tới chùa nhờ quí thầy cầu an. Quý thầy cầu cho Phật tử an, còn quí thầy không an thì cầu ai?

Nếu tất cả người bệnh cầu đều được an thì không ai chết hết. Nhưng thật ra đâu có chuyện đó.

Kỳ này cầu an là tại họ chưa chết, kỳ sau tới lúc chết thì cầu gì cũng chết thôi, cầu an cũng không khỏi.

Như vậy để thấy chúng ta tu là phải nhận ra lẽ thật của cuộc đời, thấy rõ được lẽ thật của bản thân mình.

Hãy xả bỏ những cố chấp riêng tư

00

Đừng lầm lẫn mới an vui, khỏi phải nhờ ai cầu gì hết, cũng khỏi cần coi tướng coi số làm chi.

Cuộc đời là như vậy, không có gì phải lo.

Năm mươi tuổi chết cũng tốt, bảy mươi tuổi chết cũng tốt, tám mươi tuổi chết cũng tốt, không sao hết.

Tôi thường hay nói ai rồi cũng chết một lần, chớ có ai chết hoài đâu phải không?

Thì thôi lúc nào tới thì đi một lần, chớ đâu có đi hoài mà sợ.

Phật dạy khi bỏ thân này, muốn có thân khác đẹp hơn thì phải tạo duyên tốt.

Như giữ được năm giới trọn vẹn thì đời sau trở lại làm người đủ năm điều kiện tốt:

Không sát sanh thì tuổi thọ dài.

Không trộm cướp thì có nhiều của.

Không tà dâm thì đẹp đẽ trang nghiêm.

Không nói dối thì ngôn ngữ được lưu loát.

Không uống rượu, xì ke ma túy thì trí tuệ thông minh.

Nếu thiếu một trong năm giới thì đời sau bất hạnh một phần.

Ai muốn đời sau được thân tốt đẹp hơn thân người thì tu Thập thiện.

Như vậy chết không đáng sợ mà chỉ sợ mình không chuẩn bị được khi mất thân này.

Đến lúc ngã ra chết không làm điều lành, không tạo phước đức thì chừng đó khổ hơn nữa.

Cho nên biết tu thì trong cuộc sống hiện tại chúng ta được an vui tự tại, khi nhắm mắt chúng ta đã chuẩn bị cho đời sau được tốt đẹp hơn nên chúng ta càng vui, không có gì phải buồn sợ.

Cũng như mình đi chiếc xe cũ, lâu quá nó hư mòn, cứ đẩy hoài rất chán.

Bây giờ mình dành dụm tiền, bỏ xe cũ mua xe mới đẹp hơn.

Như vậy buồn hay vui?

Nhưng muốn mua xe khác đẹp hơn thì phải chuẩn bị tiền.

Chuẩn bị trước rồi mới bỏ xe cũ mua xe mới được.

Chớ không chuẩn bị thì xe cũ bỏ rồi, không biết làm sao mua xe mới.

Cho nên người biết tu là người biết lo xa, biết chuẩn bị sẵn; bỏ thân này qua thân khác khỏe hơn.

Đó là bước tiến của người tu.

Như vậy chỉ một chữ Xả mà chúng ta được an ổn vui tươi.

Cần gì phải nhiều.

Một chữ mà biết tu là cả cuộc đời sống thoải mái, an vui.

Ngược lại quí vị sẽ thấy mặt mày nhăn nhó hoài, bất mãn cái này, bất mãn cái nọ, bất mãn con cái, bất mãn vợ chồng, bất mãn xã hội…

Mấy chục năm cứ nhăn nhó hoài, uổng một cuộc đời.

Cho nên mình phải vui tươi xả bỏ, có mấy mươi năm ngắn ngủi, sống làm sao cho thảnh thơi, tạo phước lành để khi nhắm mắt được đến cõi lành, ở đó mà buồn giận làm chi cho khổ.

Trích trong: Nguồn An Lạc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa của chân ngôn thần chú trong việc chữa lành

Kiến thức 15:29 20/09/2024

Chân ngôn là một đơn âm hoặc chuỗi âm thanh đầy năng lực, những âm thanh này chứa đựng hàng loạt sóng âm ba và năng lượng. Khi trì tụng, chân ngôn không chỉ giúp tiêu trừ bệnh tật, phiền não, nghiệp chướng mà còn có năng lực kết nối, hợp nhất tâm chúng ta với những tầng tâm thức cao hơn. 

Người trí tuệ đem phước báo cả đời tu được hưởng vào lúc nào?

Kiến thức 15:00 20/09/2024

Người thông minh nhất, người trí tuệ nhất thì đem phước báo cả đời của họ tu được hưởng vào lúc nào?

Nơi nào cõi Tịnh?

Kiến thức 14:53 20/09/2024

Có người cắt tóc lên núi cao tìm cõi Phật. Có người khoác áo nâu sồng vào rừng sâu tìm cõi Phật.

Nên niệm Phật trước khi đi ngủ

Kiến thức 14:00 20/09/2024

Chúng ta hãy tập thói quen, trước khi đi ngủ nên (gồng mình) ngồi dậy niệm từ 1 đến 108 lần câu Phật hiệu. Hay có thể niệm từ 5 cho đến 15 hay 30 phút hoặc hơn thế nữa. Vì sao?

Xem thêm