Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 02/10/2016, 14:22 PM

Phân biệt tượng Phật Di Lặc ở Việt Nam và Phra Sangkachai ở Thái Lan

Nếu có cơ hội đi tham quan, du lịch tại Thái Lan - đất nước được mệnh danh là xứ sở chùa Vàng, các bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi bắt gặp hình tượng Phra Sangkachai (Phra Sangkajai) có rất nhiều nét tương đồng với tượng Phật Di Lặc tại các chùa ở Việt Nam.

Phra Sangkachai tại Wat Chedi Luang (Thái Lan) và Tượng Phật Di Lặc tại tỉnh An Giang (Việt Nam)

Mặc dù, cả hai: Phra Sangkachai và tượng Phật Di Lặc đều được tạo hình với dáng vẻ mập mạp và có một chiếc bụng lớn. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ bạn sẽ dễ dàng nhận ra nhiều điểm khác biệt khá rõ nét giữa hai hình tượng, đó là:

1. Tượng Phật Di Lặc tại các chùa Việt Nam thường được tạo hình với nụ cười tươi, vui vẻ trong khi đó Phra Sangkachai tại Thái Lan không cười, hoặc chỉ khẽ mỉm cười.

2. Trang phục: Phra Sangkachai mặc áo choàng theo truyền thống Phật giáo nguyên thủy, để hở một bên vai; còn hình tượng Phật Di Lặc lại để hở cả hai vai và chiếc bụng lớn.

3. Phra Sangkachai vẫn còn tóc ở trên đầu còn tượng Phật Di Lặc thì thường để đầu trọc.

4. Trong tranh hay tượng, Phật Di Lặc tay thường cầm chuỗi tràng hạt trong tư thế ngồi thoải mái chân bắt chéo hoặc đặt xuống sàn, với hàm ý sẵn sàng đứng dậy đi giáo hóa chúng sinh. Còn Phra Sangkachai (thường thấy tại các chùa Thái Lan) lại có tư thế ngồi bán già, hai tay đỡ bụng.

Không thể phủ nhận nhiều nét tương đồng giữa hai hình tượng: Phật Di Lặc và Phra Sangkachai. Tuy nhiên đây là hai biểu tượng hoàn toàn khác nhau:

- Theo truyền thuyết, Di Lặc được xem là vị Phật thứ 5, thay thế Phật Thích ca Mâu Ni và cũng là vị Phật cuối cùng sẽ xuất hiện trên Trái đất vào sau khoảng 30.000 năm nữa. Di Lặc là vị Bồ tát xuất hiện trên Trái Đất đã đạt được giác ngộ hoàn toàn, chứng ngộ thành Phật, giảng dạy Phật Pháp và giáo hóa chúng sinh.

- Phra Sangkachai thường được thờ tại các chùa Thái Lan lại được biết đến là một trong những đệ tử của Phật có tài thuyết pháp hay nhất. Có rất nhiều câu chuyện kể rất ly kỳ xung quanh hình tượng Phra Sangkachai nếu như bạn có dịp ghé thăm các chùa tại Thái Lan:

Cuộc đời

Phra Sangkachai (hay còn gọi là Jainism Saccakaparibajaka hoặc Sacák) là một nhà tu khổ hạnh Ấn Độ.
 
Vào thời đại của đức Phật Siddhartha Gautama, ông sống ở thành phố cổ của Vaisala, nay thuộc bang Bihar. Sacák được sinh ra trong một gia đình rất giàu có và khi lớn lên ông trở thành một triết gia nổi tiếng và giáo viên. Trong suốt cuộc đời, ông đã cống hiến hết mình cho công tác từ thiện và thành lập được một quỹ tài trợ của riêng mình. Đối tượng mà ông hướng đến đó là trẻ em nghèo và những em bé mồ côi trên khắp đất nước.

Theo như lời người dân kể lại: Ông đã tổ chức một cuộc tranh luận triết học rất lớn, trong đó có sự tham gia của đức Phật và Mahavira (Người sáng lập ra Kỳ Na giáo (đạo Jaina)). Vào cuối của cuộc tranh luận, ông đã phải cúi đầu trước Phật và thừa nhận tính ưu việt trong giáo lý của Người. 

Sau đó, ông đã xuất gia trở thành một đệ tử của đức Phật. Ngay cả khi trở thành một nhà sư, phước báo của ông vẫn được thể hiện một cách rõ nét. Mỗi lần thuyết pháp, hàng vạn tín đồ từ khắp mọi nơi về nghe ông giảng giải, không chỉ hàng ngũ những người xuất gia, những người phật tử, những cư sĩ tại gia; mà còn cả những người thuộc tôn giáo khác cũng thán phục trước trí tuệ của ông.

Sự nổi tiếng của ông đã làm cho những người đệ tử khác của đức Phật khó chịu và ghen tỵ. Để giải quyết mâu thuẫn và làm dịu những căng thẳng, đức Phật đã quyết định làm rõ nguyên nhân, tiết lộ kiếp sống quá khứ của Sačak.

Hóa thân trước

25 kiếp trước đây, vào thời kỳ của Đức Phật Kaukaukthan, đã có một trận lụt lớn và quê hương của ông bị ngập lụt. Nhiều người đã bị chết đói. Những người đói khát đã cầu cứu Phật Kaukaukthan để được giúp đỡ.

Mặc dù Phật có thể ban thức ăn cho những người dân bằng quyền năng của mình. Nhưng Đức Phật Kaukaukthan đã yêu cầu sự giúp đỡ từ những người dân khác trong vùng, cùng đóng góp lương thực để cứu đói. 

Saccaka tại thời điểm đó là một thương gia lớn và là một tín đồ sùng mộ, ông đã tặng 500 xe bò kéo đầy đủ các loại ngũ cốc cho những người đói khát.

Đức Phật Kaukaukthan đã tiên đoán rằng ông sẽ vô cùng giàu có, may mắn và thành công. Phước đức của ông là rất lớn và không đếm được như số lượng các hạt mà ông đã tặng cho người dân.

Béo phì

Làm sao một người phước báo lớn như Saccaka, được sinh ra với một hình tướng tuyệt đẹp lại trở lên mập mạp đến vậy?

Có rất nhiều câu trả lời khác nhau cho câu hỏi này:

1. Khi Saccaka còn trẻ, anh là một người đàn ông rất đẹp trai. Không chỉ các cô gái muốn kết hôn với anh; thậm chí những người đàn ông khác cũng si mê với vẻ đẹp của Saccaka.

Chính vì lẽ ấy, để thức tỉnh cũng như kết thúc tình yêu mù quáng, Saccaka đã quyết định hủy đi nhan sắc của mình và tự biến mình thành một người mập mạp.

2. Có nhiều người lại kể rằng: Vì sở hữu hình tướng quá đẹp đẽ mà Saccaka thường được các vị thần thánh so sánh với Đức Phật (Siddhartha Gautama).

Saccaka cho rằng, việc so sánh như vậy là không phù hợp nên ông đã cải trang trong một hình tướng mập mạp hơn.

Cái chết

Dưới sự hướng dẫn của đức Phật, ông đã đạt được giác ngộ tối thượng và trở thành một vị A La Hán. Cuộc sống trong kiếp này của ông đã kết thúc, ông đã ra khỏi các chu kỳ nhập thể và sau đó ông đã đi vào niết bàn.

Đối với vô số tín đồ tại Thái Lan, Phra Sangkachai vẫn là một biểu tượng của một tu sĩ đã đạt chứng quả vị A La Hán. Trong khi, đã đạt được sự giàu sang, trí tuệ, ông vẫn quyết định từ bỏ vẻ đẹp của mình để trở thành một nhà sư với hình tướng mập mạp.

Chính vì lẽ đó không thể coi Phra Sangkachai như hình tượng Phật Di Lặc, bởi theo như trong truyền thống Phật giáo Thái Lan, ông mới chứng quả vị A La Hán.

Hồng Yến (Tổng hợp)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm