Phẫn và hận - gốc rễ của đấu tranh
Người đời tranh chấp, tranh đấu lẫn nhau vì nhiều nguyên nhân, chung quy quy cũng không ngoài danh và lợi. Người tu mà tranh chấp, nội bộ đấu đá lẫn nhau cũng không ngoài lợi và danh. Nói chính xác là, khi tâm chưa gột sạch phiền não thì chuyện gì cũng có thể xảy ra, với bất cứ hạng người nào.
Một thời Phật du hóa tại nước Bạt Kỳ, thôn Xá Di… Ðức Phật dạy:
- Này A Nan! Ở đây có một người bị kiết sử phẫn và hận quấn chặt. Người ấy bị kiết sử phẫn và hận quấn chặt cho nên không cung kính tôn sư, không thấy được pháp, không giữ gìn giới luật. Người ấy đã không cung kính tôn sư, không thấy được pháp, không giữ gìn giới luật, ở trong chúng gây ra sự đấu tranh như vậy. Sự đấu tranh ấy không giúp gì cho ai mà chỉ gây khổ cho mọi người, không phải sự thiện lợi và hữu ích, không phải là sự an ổn khoái lạc, cho đến trời người phải chịu đau khổ và tai hoạn.
- Này A Nan! Nếu thầy thấy sự đấu tranh như vậy ở bên trong hay bên ngoài mà không dứt hết được. Vậy, để đoạn trừ sự đấu tranh ấy, thầy phải nhanh chóng tìm cầu phương tiện, học tập tinh cần, chánh niệm, chánh trí, kiên nhẫn, đừng để thối thất.
- Này A Nan! Ví như có người bị lửa đốt cháy đầu, đốt cháy áo, thì phải cấp tốc tìm phương tiện để chữa cháy đầu, chữa cháy áo. Cũng vậy, nếu thầy thấy sự đấu tranh như vậy, ở bên trong hay bên ngoài mà không dứt hết được. Vậy để đoạn trừ sự đấu tranh ấy, thầy phải nhanh chóng tìm cầu phương tiện, học tập tinh cần, chánh niệm chánh trí, kiên nhẫn đừng để thối thất.
(Kinh Trung A-hàm, phẩm Đại, kinh Châu-na, số 196 [trích, lược])
Người đời tranh chấp, tranh đấu lẫn nhau vì nhiều nguyên nhân, chung quy quy cũng không ngoài danh và lợi. Người tu mà tranh chấp, nội bộ đấu đá lẫn nhau cũng không ngoài lợi và danh. Nói chính xác là, khi tâm chưa gột sạch phiền não thì chuyện gì cũng có thể xảy ra, với bất cứ hạng người nào.
Pháp thoại này, Thế Tôn đã chỉ ra, chính phẫn và hận là một trong những nguyên nhân gốc rễ của đấu tranh. Phẫn hay phẫn nộ, sự tức giận dữ dội. Cơn giận mạnh mẽ như nước vỡ bờ. Người bị phẫn nộ chi phối gần như mất hết tự chủ. Bấy giờ họ như hóa dại, dễ dàng làm những chuyện đập phá đánh giết một cách điên rồ.
Hận thì ngược lại, cũng là sự tức giận nhưng nén chặt vào lòng. Giận đến “tím ruột, bầm gan” mà không nói nửa lời chính là hận. Hận đi liền với oán thù nên người ta gọi là thù hận. Ôm mối hận trong lòng, cơ hội đến thì ra tay rửa hận. Dù phẫn hay hận cũng chỉ tạo ra ác nghiệp mà thôi.
Theo Thế Tôn, ai ôm lòng phẫn hận thì “không cung kính tôn sư, không thấy được pháp, không giữ gìn giới luật, ở trong chúng gây ra sự đấu tranh”. Phải nhanh chóng tìm cách trừ diệt phẫn hận như cứu lửa cháy đầu. Trong tình huống cấp bách như thế, lửa dữ bao phủ toàn thân, nhảy xuống hồ nước là cách thoát nguy hữu hiệu nhất. Nước để dập tắt sân hận là cam lồ, từ bi. Những ai nóng nảy, hận thù nhiều thì cần thiền tập rải tâm từ bi. Nguyện tha thứ và yêu thương hết thảy mọi người và mọi loài.
Từ bi dập tắt thù hận là định luật ngàn thu, không thể khác và chẳng có gì thay thế được. Ai cũng muốn hòa bình, an yên trong cuộc sống. Thế nên hãy tu tập tâm từ, tâm bình thì thế giới bình. Tranh chấp, đấu đá, sân hận chỉ đem đến bất an, đau khổ cho nhau. Chiến thắng thì thêm kẻ thù, thất bại thì chịu nhục nhã, từ bi mới mang lại hạnh phúc cho tất cả.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?
Kiến thức 08:00 11/12/2024Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.
Xem thêm