Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 19/12/2012, 16:27 PM

Pháp môn niệm Phât: Có phải dành cho người mê tín và căn cơ thấp?

Niệm tới chỗ nhất tâm bất loạn, tới vô niệm viên thông, không người, không ta, không cảnh, tới tâm thể sáng suốt. Vậy có gì khác với "minh tâm kiến tánh" trong Thiền tông hay không

Dường như pháp môn niệm Phật chỉ dành cho những người già cả mê tín, hay những người có trình độ thấp về văn hóa, về Phật học phải không?

- Ông hiểu gì về pháp môn này?

- Tôi không rõ lắm, nhưng nhiều người nói như vậy.

- Họ có dẫn chứng gì không?

- Không.

- Vậy thì bản thân ông không nắm vững vấn đề, lại tin theo những gì người ta nói, mà những gì người ta nói chỉ là một câu kết luận, không có dẫn chứng, vậy quan niệm trên của ông có vấn đề.

- Tại sao ông nói vậy?

- Bản thân ông không biết gì về pháp môn này, lại tin theo những lời nói không có căn cứ mà kết luận. Không biết mà tin là tin mù quáng là mê tín. Không những mê tín mà quan niệm như vậy còn hủy báng chư Phật nữa.

- Ông nói làm tôi sợ quá.

- Đạo Phât là đạo tỉnh thức, đạo trí tuệ. Ngày nay chữ "Phật", nghĩa là giác ngộ, đã nói lên được phần nào điều đó. Pháp môn niệm Phật được chính đức Thích Ca nói ra. Đây là một pháp môn đã được chư Phật mười phương ấn chứng, vi diệu, khó tin, khó nhận. Vi diệu vì nó bao trùm cả ba căn: Thượng căn, trung căn và hạ căn. Khó tin vì nó quá dễ dàng trong thực hành. Khó nhận vì phước đức mỏng không thấu hiểu được cốt yếu thâm diệu sâu xa của pháp môn này. Ông cho pháp môn như vậy là mê tín thì không phải ông đã hủy báng chư Phật sao?

- Tôi thật không hiểu nên có lời thất thố, mong ông chỉ dẫn thêm.

- Khi niệm Phật mà thân, khẩu, ý thanh tịnh, tức là Giới, tâm không lăng xăng là Định, buông vọng tưởng là Tuệ. Một pháp môn gồm Giới-Định-Tuệ như vậy có là mê tín không?

- Quả là không

- Niệm lục tự Di Đà: “Nam Mô A Di Đà Phật” rõ ràng, đó là tỉnh. Lắng nghe không sót một chữ, đó là giác. “Tỉnh giác” thì có mê tín không?

- Không.

- Phát ra câu niệm Phật, thoạt từ ý mà ra, nhưng cũng phải từ tự tánh. Lắng nghe không vướng mắc để trở về tự tánh. Như vậy có  khác gì so với phương pháp “xoay cái nghe trở lại tánh nghe của mình”(Phản văn văn tự tánh) trong Thiền tông hay không?

- Không có gì sai khác.

- Niệm tới chỗ nhất tâm bất loạn, tới vô niệm viên thông, không người, không ta, không cảnh, tới tâm thể sáng suốt. Vậy có gì khác với "minh tâm kiến tánh" trong Thiền tông hay không?

- Quả là tuyệt diệu.

- A Di Đà Phật có nghĩa là Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ và Vô Lượng Công Đức. Vô Lượng Quang chính là trí tuệ vô biên. Vô Lượng Thọ chính là bất sinh, bất diệt và Vô Lượng Công Đức chính là từ bi không giới hạn. Và đây lại chính là chân tâm thường trụ của mọi chúng sinh. Vậy niệm Phật chính là trở về với chân tâm của chính mình, hay còn gọi là Di Đà tự tánh. Nó thật nhanh và cũng tương tự như “trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật” trong Tổ sư thiền, vậy Ngài thấy thế nào?

- Quả là như vậy.

- “Cảm ứng đạo giao nan tư nghì”. (Sự cảm ứng không thể nghĩ bàn). Trong thì trở về với chân tâm của mình, ngoài thì tiêu dung cùng bi trí lực của Đức A Di Đà, vậy là chân ngã hòa nhập cùng Ngài và hòa nhập cùng pháp giới. Đó chính là chỗ "niệm Phật thành Phật".

 - Pháp môn này quả là một Pháp môn vi diệu, có thể độ đươc căn cơ bậc hạ, bậc trung và cả bậc thượng trí như Ngài đã nói. Tuy nhiên, trong Pháp Bảo Đàn Kinh, Lục Tổ Huệ Năng có nói: “Người mê tạo tội ở phương Đông, niệm Phật cầu sinh ở phương Tây, vậy nếu người Phương Tây  tạo tội, thì niệm Phật cầu sinh về đâu?”. Ngài nghĩ sao về điều này?  Liệu niệm Phật có được vãng sinh không?

- Sự thật, trong Kinh, trước câu này Tổ có nói “… Nếu tâm mình thanh tịnh thì ngay  đây là Tịnh độ …”  hay “Tâm tịnh thì độ tịnh”. Vậy theo ý Tổ, cõi Tây Phương Cực Lạc không phải đâu xa, mà chính ở tâm mình.Đúng như duy tâm tịnh độ, Tổ muốn chúng ta chú ý đến tu tâm là chính, đây thuộc về "lý". Còn về "sự" thì như câu nói của Ngài ở trên, Tổ muốn nhắc nhở ta nếu chỉ biết lo niệm Phật cầu về Tây Phương mà không tu thì Tây Phương đó cũng chỉ là nơi tội lỗi, không phải là Tây Phương của Đức Di Đà. Kinh A Di Đà cũng đã nói rõ: “Bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên đắc sinh bỉ quốc”, nghĩa là "không thể lấy chút ít phước đức nhân duyên mà được sinh về cõi kia (Tây Phương Cực Lạc). Còn niệm Phật có được vãng sinh hay không thì còn tùy vào Tín – Hạnh  – Nguyện  của mỗi người. Tín là tin có Đức Phật A Di Đà với 48 lời nguyện, tin có Tây Phương Cực Lạc do vô tận công đức của Ngài, của chư Bồ tát  tạo ra. Nguyện là nguyện sau khi bỏ xác thân này, xin được về thế giới của Ngài. Còn Hạnh hay gọi là Hành, là nguyện tu trì, làm lành tránh dữ, tinh tấn niệm Phật. Tin sâu, nguyện thiết, hành chuyên, được vậy thì theo Đức Phật Thích Ca và chư Phật mười phương sẽ đồng xác quyết, dù người căn cơ thấp cũng sẽ được vãng sinh.

- Ông có bằng chứng gì về chuyện vãng sinh, về thế giới Tây Phương của Phật A Di Đà không?

- Trong kinh Hoa Nghiêm, Đức Phổ Hiền Bồ Tát đem mười đại nguyện khuyến tấn Thiện Tài Đồng Tử và thiện chúng nơi hải hội nên dùng công đức để sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc. Trong kinh Đại Bảo Tích, Phật hứa độ cho vua cha là Tịnh Phạn và bảy muôn người dòng họ Thích được về cõi An Dưỡng Tây Phương. Các vị Bồ Tát như Văn Thù, Phổ Hiền, các vị Tổ như Mã Minh, Long Thọ… cũng đều nguyện về Tây Phương. Tổ Bách Trượng Hoài Hải là một vị Thiền sư, mà trong thanh quy có luật là các tăng chúng khi tụng kinh cầu cho một vị tăng nào bệnh nặng đều phải xưng tán Đức Phật A Di Đà và Niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Khi niệm xong thì phục nguyện rằng:

“Nếu các duyên chưa mãn, sớm được an lành. Như hạn lớn đến kỳ, được sinh về An Dưỡng”.

Ngài nên xem tìm hiểu thêm các kinh, sách để biết rõ hơn về điều này.

- Theo Ngài, tôi có nên chuyển sang tu Tịnh Độ không?

- Trình bày cùng Ngài về pháp môn Tịnh Độ, tôi chỉ có ý nêu lên vài điểm căn bản của pháp môn này để Ngài hiểu đó không phải là một pháp môn mê tín và dành cho người căn cơ thấp. Trong đạo Phật, không phân biệt pháp cao, pháp thấp, pháp tu nào cũng đều đưa đến giải thoát cả. Việc lựa chọn pháp tu tùy thuộc nhân duyên mỗi người. Quan trọng là ngài phải hiểu rõ từng pháp tu, căn cơ của chính mình, để biết mình hợp với pháp tu nào nhất. ài nên tìm đọc kinh điển, hỏi chư tăng cùng thiện tri thức.

 - Cảm ơn ngài đã khai thị!



Tác gỉa Từ Phong
Nguồn: Hương Pháp, tập 2

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm sao để giữ giới không sát sanh?

Hỏi - Đáp 17:30 24/04/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử tại gia, tốt nghiệp đại học Nông nghiệp và hiện công tác tại trạm bảo vệ thực vật huyện (chuyên phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng). Tôi cảm thấy rất mâu thuẫn và bất an bởi công việc mình đang làm phạm vào giới sát (vì hàng ngày hướng dẫn nông dân diệt trừ sâu bọ).

Cầu nguyện Phật, Bồ tát đúng Chánh pháp

Hỏi - Đáp 16:45 24/04/2024

Tôi đã nhiều lần nhìn thấy không ít người sau khi cầu nguyện còn dùng tay xoa tượng Phật sau đó xoa lên cơ thể. Là người Phật tử chân chính, tôi rất ưu tư về điều này. Khi tôi hỏi họ làm như thế với mục đích gì thì họ bảo là để chữa bệnh.

Quy y Tam bảo mà không thọ giới được không?

Hỏi - Đáp 16:50 18/04/2024

Hỏi: Tôi có vấn đề muốn hỏi. Quê tôi chưa có chùa, vậy tôi có thể tự quy y Tam bảo ở nhà không? Và khi chưa thể giữ được 5 giới thì vẫn có thể quy y nhưng không thọ giới có được không?

Kính Tăng đúng pháp được phước vô lượng

Hỏi - Đáp 14:40 16/04/2024

Hỏi: Người Phật tử khi nhìn thấy nhà sư thì luôn khởi tâm kính trọng. Vậy đối với những vị sư không nghiêm trì giới luật, phá giới hay khiếm khuyết oai nghi thì nên khởi tâm như thế nào để không bị tổn phước?

Xem thêm