Cầu nguyện Phật, Bồ tát đúng Chánh pháp
Tôi đã nhiều lần nhìn thấy không ít người sau khi cầu nguyện còn dùng tay xoa tượng Phật sau đó xoa lên cơ thể. Là người Phật tử chân chính, tôi rất ưu tư về điều này. Khi tôi hỏi họ làm như thế với mục đích gì thì họ bảo là để chữa bệnh.
Hỏi:
Tôi đã nhiều lần nhìn thấy không ít người sau khi cầu nguyện còn dùng tay xoa tượng Phật sau đó xoa lên cơ thể. Là người Phật tử chân chính, tôi rất ưu tư về điều này. Khi tôi hỏi họ làm như thế với mục đích gì thì họ bảo là để chữa bệnh.
Một số người biết đó là hành động không mấy trang nghiêm nhưng lại tỏ ra thờ ơ, không quan tâm, vì họ nghĩ việc đó không hề gì. Theo tôi thì hành động đó không những trái với giáo lý đạo Phật mà còn là bất kính, làm mất sự tôn nghiêm đối với chư Phật, Bồ tát và làm ảnh hưởng không tốt đến giáo pháp giải thoát thậm thâm vi diệu của đạo Phật.
Bản thân tôi khi gặp trường hợp này thường khuyên mọi người không nên làm như vậy. Đáng lẽ ra, chư Tăng phải thuyết pháp, giải thích cho mọi người được hiểu nhưng lại ít khi nghe thấy. Do đó mà ngày càng có nhiều người và cả các Phật tử lâu năm vẫn tin vào những việc “mê tín” như trên.
Thiết lập sự giao cảm trong cầu nguyện
Đáp:
Hẵn bạn đã từng đọc kinh Pháp Hoa, trong kinh Đức Phật có dùng hình ảnh một trận mưa rào tưới mát khu rừng rậm. Những cây cao bóng cả, cành lá xum xuê được gội nhuần và những cây thấp nhỏ bị che khuất thì chỉ nhận được chút ít nước mưa. Cũng vậy, giáo pháp của Đức Phật vốn thậm thâm vi diệu nhưng tùy căn cơ, nhân duyên và nghiệp lực của mỗi người mà có sự cảm nhận khác nhau. Vì thế, tuy cùng là Phật tử nhưng trong vô vàn người đối trước chư Phật và Bồ tát, mỗi người mang một tâm niệm riêng. Có người lễ Phật quán thấu “Năng lễ, sở lễ tánh không tịch” (Phật, chúng sinh tánh thường rỗng lặng).
Có người kính lễ đấng Đạo sư, bậc thầy chỉ đường, mong được soi sáng và gia hộ thêm nghị lực để tiếp tục dấn thân trên lộ trình giải thoát. Và cũng có người chí thành cầu mong các Ngài phù hộ độ trì cho tai qua nạn khỏi, tật bệnh tiêu trừ, gia đình hòa hợp, làm ăn phát đạt v.v…Tất cả những hình thức cầu nguyện này của các Phật tử đều chính đáng, phù hợp với Chánh pháp.
Riêng trường hợp một số người lễ Phật, cầu nguyện rồi dùng tay hứng “nước” nơi bình cam lồ của Bồ tát Quán Thế Âm để “uống” hay dùng tay xoa vào thân tượng Phật rồi sau đó xoa lên đầu (hoặc nơi bị đau), tuy nhìn vào gây phản cảm cho một số người nhưng tất cả những biểu hiện ấy của họ đều xuất phát từ tâm nguyện chí thành, cung kính và tin tưởng tuyệt đối nơi sự gia hộ của chư Phật, Bồ tát.
Do vậy, có khắt khe quá hay thiếu bao dung chăng khi nhận định về cách thể hiện trên của một số người là “không những trái với giáo lý đạo Phật mà còn là bất kính, làm mất sự tôn nghiêm đối với chư Phật, Bồ tát và làm ảnh hưởng không tốt đến giáo pháp giải thoát thậm thâm vi diệu của đạo Phật”? Chúng tôi nghĩ rằng, trong tinh thần từ bi, tùy duyên và phương tiện của đạo Phật, chúng ta nên cảm thông với những trường hợp này hơn là chỉ trích hoặc phê phán. Bởi nhân duyên và biệt nghiệp không đồng nên mỗi người đến với đạo Phật bằng một tâm thái và cách thể hiện khác nhau, gần như không người nào giống với người nào.
Trước lúc quyết định chuyển pháp luân, Thế Tôn đã quán sát căn cơ của chúng sanh như hoa sen trong đầm, có những cánh sen vươn lên mặt nước đón ánh mặt trời, một số búp sen khác thì đang lưng chừng trong nước và có nhiều nụ sen non đang nằm dưới bùn sâu. Vì thế, khi thuyết pháp Ngài đã tùy căn cơ giáo hóa giúp mọi người đều được lợi ích.
Những người Phật tử ngày nay cũng vậy, căn cơ không đồng nên cách thể hiện niềm tin và sự tôn kính Tam bảo của họ khác biệt nhau. Do đó, chúng ta không nên và không thể cầu toàn về các phương diện trong một thực tế vốn dĩ bất toàn.
Nói như thế không phải nhằm biện hộ hay cổ xúy cho cách thức cầu nguyện mang nặng sắc thái tín ngưỡng (xem Phật như thánh thần) và thiếu trang nghiêm vì chưa hiểu rõ giáo pháp của một số Phật tử. Mặt khác, mặc dù chư Tăng vẫn thường xuyên khuyến hóa, giảng dạy các Phật tử về cách lễ bái cầu nguyện thanh tịnh đúng Chánh pháp nhưng xem ra các Phật tử thường có xu hướng thể hiện sự cầu nguyện theo cái tâm của mình, nhất là những người chỉ đi chùa thắp hương lễ Phật van vái mỗi khi có duyên sự mà thôi.
Theo tinh thần Chánh pháp, lễ Phật và cầu nguyện cốt ở thành tâm. Tâm thành thì Phật chứng. Do đó chỉ cần chỉnh trang y phục, quỳ trước Phật đài và thành tâm cầu nguyện. Chúng ta đều biết “Cảm ứng đạo giao nan tư nghì” (Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn).
Cho nên điều cần yếu nhất trong cầu nguyện chính là sự chân thành, tha thiết, thân trang nghiêm, tâm rỗng lặng, một lòng hướng về chư Phật, Bồ tát thì mới có thể giao cảm được với các Ngài.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Phóng sanh có thể hóa giải sát nghiệp?
Hỏi - Đáp 10:30 23/11/2024Con người ở trong lúc bệnh hoạn, thậm chí trong tình trạng nguy kịch thì phương pháp cầu cứu nhanh chóng nhất chính là phóng sinh phải không ạ?
Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 15:05 22/11/2024Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?
Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?
Xem thêm