Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 27/03/2024, 15:00 PM

Tứ y, tứ bất y là gì?

Hỏi: Xin cho biết xuất xứ của giáo lý Tứ y cùng ý nghĩa và phương thức ứng dụng của giáo lý này trong tu tập.

61835452_471650933645115_5437333823987646464_n

Đáp: 

Giáo lý Tứ y, gọi đầy đủ là Tứ y và tứ bất y, tức bốn điều nên và không nên y cứ, nương tựa. Đây là pháp phương tiện thù thắng theo quan điểm Phật giáo Bắc truyền, với mục đích giúp người tu quyết trạch rõ biết pháp nào nên hoặc không nên nương tựa, nhằm thành tựu giải thoát, giác ngộ.

Tứ y bao gồm: Y pháp bất y nhân, y nghĩa bất y ngữ, y trí bất y thức, y liễu nghĩa kinh bất y bất liễu nghĩa kinh. Các kinh luận Hán tạng đề cập đến Tứ y gồm: Đại Bát Niết Bàn kinh, q6; Đại Phương Đẳng Đại Tập kinh, q 29; Đại Phương Tiện Phật Báo Ân kinh, q7; Đại Trí Độ luận, q 9 v.v… (Thích Minh Cảnh, Từ điển Phật học Huệ Quang, tr 4904). Về bản Việt dịch, trong kinh Đại Bát Niết Bàn, tập 1, Hòa thượng Thích Trí Tịnh dịch, phẩm VIII, Tứ y, NXB Tôn Giáo ấn hành, 2003, trang 186; giáo lý Tứ y được trình bày chi tiết và cụ thể.

Y pháp bất y nhân, nghĩa đen là y theo giáo pháp, chẳng y theo theo người. Theo cách giải thích thông thường, Phật pháp là chân lý, quý giá và khó gặp, vì thế không nên đối chiếu, tỵ hiềm nơi tư cách người nói pháp để rồi bỏ lỡ cơ hội nghe pháp, tự thân mất sự lợi lạc. Cứ y theo giáo pháp của Phật mà tu hành, người nói ra giáo pháp ấy tốt hay xấu không quan trọng. Tuy nhiên, kinh Đại Bát Niết Bàn (Sđd, tr 209) nói cụ thể hơn về vấn đề này, y pháp bất y nhân có nghĩa là y chỉ vào Pháp tánh tức Phật tánh, Như Lai vì pháp tánh thường trụ, không y chỉ vào người (nhân) vì là hữu vi tức vô thường, sanh diệt.

Y nghĩa bất y ngữ, tạm dịch là y theo nghĩa lý, không y theo ngôn ngữ văn tự. Phật thuyết pháp với ý nghĩa sâu xa nhằm biểu đạt và thể nhập chân lý. Ngôn ngữ, văn tự chỉ là công cụ diễn đạt Trung đạo đệ nhất nghĩa, giúp người tu nhận ra chân lý để hành trì và thân chứng, bởi thế không nên bám víu và quá cố chấp vào văn tự, vì “ngôn dĩ tải đạo” mà thôi.

Y trí bất y thức, nghĩa là y theo trí tuệ, không y theo vọng thức phân biệt. Chỉ có trí tuệ mới nhận chân được chân lý, thực tại còn vọng thức là thấy biết theo nghiệp, có tính tương đối và đa phần sai lầm. Chỉ có trí tuệ mới đầy đủ công năng quét sạch phiền não, thanh tịnh ba nghiệp. Còn thức dẫu thông minh, nhạy bén và lanh lợi đến đâu đi nữa cũng là sanh diệt, hư vọng và không đủ sức giác quán để chuyển hóa, diệt trừ phiền não. Vì vậy, “duy tuệ thị nghiệp” chính là phương châm tu học của hàng đệ tử Phật.

Y liễu nghĩa kinh bất y bất liễu nghĩa kinh có nghĩa là y theo các kinh điển liễu nghĩa, chẳng y theo các kinh điển không liễu nghĩa. Theo quan điểm của Phật giáo Bắc truyền, kinh điển được Phật tuyên thuyết tuỳ căn cơ chúng sanh nên có cao thấp, khác biệt. Dù mục tiêu cứu cánh vẫn là giải thoát sanh tử, song trên tinh thần phương tiện thì những kinh điển thuyết minh về con đường thể nhập Nhân thừa, Thiên thừa v.v…được gọi là kinh bất liễu nghĩa (chưa nói hết ý nghĩa thâm diệu, toàn triệt của giáo pháp). Những kinh điển chỉ thẳng đến quả vị giải thoát viên mãn (Phật quả) là kinh liễu nghĩa. Người tu hướng về Vô thượng Bồ đề, tất nhiên phải y cứ vào kinh liễu nghĩa để hành trì nhằm thành tựu giác ngộ rốt ráo, thành Phật.

Việc ứng dụng giáo lý Tứ y vào trong thực tiễn tu tập cực kỳ quan trọng. Chính giáo lý Tứ y đã vạch ra những yếu tố quan trọng cần phải nương tựa, y theo và những vấn đề không nên y cứ, nhằm vượt qua hết thảy chướng ngại để thành tựu Phật quả.

Mặt khác, giáo lý Tứ y là một phương tiện thù thắng giúp cho người tu vận dụng giáo pháp một cách thông minh, linh động và nhuần nhuyễn đồng thời khai thác hết những tinh tuý, đặc sắc của giáo lý để ứng dụng tu tập.

Giáo lý Tứ y cũng chỉ là một phương tiện trong vô vàn phương tiện khác của giáo pháp, vì thế khi ứng dụng giáo lý Tứ y cũng cần sự linh hoạt, nhất là cần phải hiểu một cách chính xác (y nghĩa bất y ngữ) vì “y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Kính Tăng đúng pháp được phước vô lượng

Hỏi - Đáp 14:40 16/04/2024

Hỏi: Người Phật tử khi nhìn thấy nhà sư thì luôn khởi tâm kính trọng. Vậy đối với những vị sư không nghiêm trì giới luật, phá giới hay khiếm khuyết oai nghi thì nên khởi tâm như thế nào để không bị tổn phước?

Việc kết nối thiên nhiên giúp trị trầm cảm như thế nào?

Hỏi - Đáp 13:03 14/04/2024

Câu hỏi: Việc kết nối thiên nhiên giúp trị trầm cảm như thế nào? Nó sẽ giúp gì trong quá trình trị liệu tâm lý?

Mất phương hướng và cô độc

Hỏi - Đáp 08:50 13/04/2024

Em hiện tại đang rất mất phương hướng. Cuộc sống của em rất bí, ít có sự giao lưu với bên ngoài. Em luôn ý thức được điều này, nhưng không biết cách khắc phục, em đã sống cô độc và trầm cảm từ năm phổ thông trung học. Mặc dù gia đình luôn quan tâm, bố em là một người rất nghiêm khắc.

Nhiệm vụ của bạn là nở hoa trước

Hỏi - Đáp 09:00 12/04/2024

Hỏi: Bạch thầy làm sao con có thêm sức chịu đựng. Con đã từng yêu người ấy nhưng bây giờ thì...Bạch thầy con mệt mỏi quá! Mong thầy cho con lời khuyên ạ.

Xem thêm