Thứ tư, 03/04/2024, 14:30 PM

Vô tình xúc phạm Đức Phật phải sám hối như thế nào?

Hỏi: Tôi là Phật tử, rất yêu quý, kính trọng và luôn tin tưởng Đức Phật. Tuy vậy, trong một lần (tôi không hiểu vì sao) đã tự nói trong lòng “Phật là con quỷ”, xúc phạm nghiêm trọng đến Ngài. Tôi muốn sám hối với Đức Phật và muốn giải nghiệp xúc phạm đó thì phải làm sao?

Hỏi: 

Tôi là Phật tử, rất yêu quý, kính trọng và luôn tin tưởng Đức Phật. Tuy vậy, trong một lần (tôi không hiểu vì sao) đã tự nói trong lòng “Phật là con quỷ”, xúc phạm nghiêm trọng đến Ngài. Sau đó, tôi biết mình đã phạm tội ác khẩu, rất lo sợ và khó chịu trong lòng. Tôi muốn sám hối với Đức Phật và muốn giải nghiệp xúc phạm đó thì phải làm sao? Tôi biết tội lỗi mình rất lớn nên mong được hướng dẫn để thành tâm sám hối và phục thiện.

Vô tình xúc phạm Đức Phật phải sám hối như thế nào? 1

Đáp: 

Chúng ta đang sống trong sự chi phối và kềm tỏa của vô minh, nghiệp lực nên có đôi lúc gặp một số vấn đề không thể tự chủ được, bị nghiệp dẫn dắt. Đây là những thời khắc đen tối của cuộc đời, có thể tạo những ác nghiệp nghiêm trọng để rồi về sau ân hận cả đời.

Hiện tượng “khôn ba năm, dại một giờ” trong mỗi người rất hay xảy ra. Tham sân si đột nhiên trỗi dậy che lấp tâm trí, không kiểm soát được bản thân nên nghĩ, nói và làm nhiều điều xằng bậy.

Bạn là Phật tử, luôn tin tưởng và tôn kính Đức Phật. Chắc chắn lúc bình thường và tỉnh táo thì bạn không bao giờ có những suy nghĩ bất kính đối với Ngài. Ấy vậy mà khi bị hôn ám che lấp tâm trí, tà tâm và ác nghiệp dấy khởi thì ý niệm bất kính với Đức Phật xuất hiện.

Cũng may là bạn không tác ý và cũng không nuôi dưỡng ý niệm xấu ác này, nó tự dấy khởi rồi cũng tự tan biến nhanh chóng như mây bay trên trời. Nếu bạn có chủ ý xúc phạm Ngài thì ác nghiệp sẽ nặng nề hơn. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng cho thấy tâm bạn đang ẩn giấu những hạt giống phỉ báng Đức Phật, nó ngủ ngầm bên trong khi đủ duyên thì hình thành.

Dù bạn không cố ý xúc phạm Đức Phật nhưng trong tâm đã hiện hữu ý niệm thất kính thì bạn cần phải sám hối. Bạn sắm sửa hương hoa nhang đèn dâng cúng Tam bảo, y phục chỉnh tề chí tâm lễ Phật. Sau khi lễ bái ba lạy, bạn quỳ trước Phật đài chí thành phát lồ, tỏ bày sám hối.

Lòng bạn nghĩ sao thì cứ trình thưa với Đức Phật như vậy. Có thể tỏ bày trong tâm (im lặng, mặc niệm), hoặc xưng bạch thành tiếng rõ to thì càng tốt, phát lồ sám hối xong thì nguyện không tái phạm. Sau khi khấn nguyện dâng lời sám hối xong, bạn nên xưng tán và lễ bái hồng danh Phật. Cứ sau mỗi lần xướng danh hiệu (Nam-mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật) thì lạy xuống một lạy. Lạy Phật cần cung kính (năm vóc sát đất), chậm rãi, tâm thành kính thiết tha sám hối, chuộc lỗi, nguyện không tái phạm. Mỗi thời sám hối có thể lạy 10 lạy, 54 lạy, 108 lạy hay nhiều hơn, hoặc lạy bao lâu và nhiều ít thì tùy duyên. Lạy xong đọc kệ hồi hướng.

Sau một thời gian phát lồ sám hối và lễ bái hồng danh, bạn dần cảm nhận được năng lượng từ bi và hoan hỷ của Đức Phật, thân tâm bạn được thấm nhuần ân đức Tam bảo và trở nên nhẹ nhàng thoải mái hơn, đó là dấu hiệu tội nghiệp của bạn được hóa giải, tiêu trừ.

Song hành với sám hối, bạn phát huy nhiều hơn nữa các hạnh lành như lễ bái, cúng dường, tán thán, ca ngợi Đức Phật. Nếu bạn làm được như vậy thì tội sẽ diệt, phước sẽ sinh, thiện căn ngày càng tăng trưởng.

Quả báo hủy báng Phật Pháp đến tức thì

Theo Giác Ngộ. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Lần thứ hai Ma Vương tìm cách phá hoại Bồ Tát Sĩ Đạt Ta ra sao?

Hỏi - Đáp 10:59 12/02/2025

Hỏi: Lần thứ hai Ma Vương đã tìm cách phá hoại Bồ Tát Sĩ Đạt Ta ra sao?

Bản kinh ngắn, dễ hiểu dành cho Phật tử tụng kinh cầu an đầu năm

Hỏi - Đáp 07:45 29/01/2025

Hỏi: Tôi muốn tụng kinh cầu an đầu năm tại tư gia để cầu nguyện gia đạo an lành. Tuy nhiên vì không có nhiều thời gian cũng như không rành rẽ các pháp thức kinh kệ nên tôi chỉ muốn tụng đọc bình thường những bản kinh ngắn, dễ hiểu, dễ thực hành.

Vì sao đầu năm cầu an cần tụng kinh, niệm Phật Dược Sư?

Hỏi - Đáp 09:30 28/01/2025

Vì sao đầu năm các chùa thường tụng kinh Dược Sư để cầu an? Tôi muốn trì niệm danh hiệu Phật Dược Sư để được gia hộ. Xin cho biết nên trì niệm danh hiệu nào vì Phật Dược Sư có nhiều danh hiệu và ý nghĩa của danh hiệu cùng công năng của việc trì niệm Phật Dược Sư.

Vào chùa nên đi lối nào và đứng ở đâu để khấn nguyện?

Hỏi - Đáp 10:07 25/01/2025

Vấn: Xin thầy cho con biết vào chùa con nên quỳ hoặc đứng ở đâu là đúng nhất khi thắp nhang và khấn nguyện? Vào chùa con nên đi cửa nào vào là đúng? Có bạn bảo là không được đi bằng cửa chính vì chỉ dành cho các thầy hay để cử hành lễ nhưng nếu chùa có một cửa thì phải làm sao?

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo