Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 27/03/2022, 08:30 AM

Phật dạy cách tập trung để thành công trong cuộc sống

Sở dĩ con người thiếu tập trung, không ý thức sâu sắc vào hành động là do thói quen hướng ngoại, để ý đến bên ngoài nhiều hơn là chú ý đến mình.

Một thời Thế Tôn trú giữa dân chúng Sumbha, tại thị trấn Sedaka. Tại đấy, Thế Tôn dạy các Tỷ kheo:

- Này các Tỷ kheo, ví như có một số đông quần chúng, tụ họp lại nhìn một cô gái hoa hậu đang múa và hát với tất cả sự quyến rũ của mình. Rồi một người đến, muốn sống không muốn chết, họ nói với người ấy như sau: “Này ông, hãy xem đây. Đây là cái bát đựng đầy dầu. Ông hãy mang cái bát đựng đầy dầu ấy rồi đi vòng quanh đám quần chúng lớn và người con gái hoa hậu. Một người cầm kiếm giơ cao sẽ đi theo sau lưng ông. Tại chỗ nào, ông làm đổ một ít dầu, chính nơi ấy, đầu của ông sẽ bị rơi xuống”.

- Này các Tỷ kheo, các ông nghĩ thế nào, người ấy có thể không chú ý đến bát dầu, phóng tâm hướng ngoại không?

- Thưa không, bạch Thế Tôn.

- Ví dụ này, này các Tỷ kheo, ta nói ra để nêu rõ ý nghĩa thân hành niệm. Do vậy, các ông cần phải học tập như sau: “Chúng ta sẽ tu tập thân hành niệm, làm cho sung mãn, làm cho tiếp tục an trú…”.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ V, chương 3, phẩm Nàlanda, phần Quốc độ, NXB Tôn Giáo, 2002, tr 266).

Dọn lòng để sống an vui

Sở dĩ con người thiếu tập trung, không ý thức sâu sắc vào hành động là do thói quen hướng ngoại, để ý đến bên ngoài nhiều hơn là chú ý đến mình.

Sở dĩ con người thiếu tập trung, không ý thức sâu sắc vào hành động là do thói quen hướng ngoại, để ý đến bên ngoài nhiều hơn là chú ý đến mình.

LỜI BÀN:

Trong cuộc sống, có rất nhiều hành động được thực thi mà không hề có kiểm soát. Thân một đường mà tâm một nẻo là một thói quen cố hữu của con người. Đa phần, mọi người thường hướng tâm ra bên ngoài, ít ai chú ý đến các hành động của thân trong hiện tại. Vì thế, trừ một vài công việc cần sự tập trung cao, có thể xảy ra nguy hiểm thì mới thực sự chú ý, còn lại thì gần như quên lãng, nhất là những công việc thường nhật. Mấy ai ý thức được nguyên nhân của phần lớn các tai nạn, bất hạnh giáng xuống đời sống con người đều phát xuất từ những sơ ý này.

Niệm thân hành là một pháp tu quan trọng nhằm kiểm soát tất cả những động tác của thân, giữ vững chánh niệm trong khi làm việc, đi lại và sinh hoạt. Nhờ ý thức sâu sắc về những hoạt động của thân thể mà con người có thể làm chủ được chính bản thân mình. Những ác nghiệp về thân, nhờ ý thức soi sáng nên dần được đoạn trừ. Mặt khác, niệm thân hành sẽ giúp tâm an trú, không phân tán, vì tâm luôn có mặt nơi các hoạt động của thân. Chánh niệm về thân hành sẽ đưa thân và tâm trở về an trú trong từng giây phút của hiện tại. Đây chính là sự minh triết trong đời sống.

Sở dĩ con người thiếu tập trung, không ý thức sâu sắc vào hành động là do thói quen hướng ngoại, để ý đến bên ngoài nhiều hơn là chú ý đến mình. Sự quên lãng ấy sẽ làm cho tâm lang thang vô định dẫn đến thất niệm. Khắc phục tình trạng thất niệm ấy bằng cách niệm thân hành; luôn tỉnh thức, sáng suốt và tự chủ trong mỗi mỗi cử chỉ, hành động. Ảnh dụ một người đàn ông sẽ trở thành tử tội nếu đánh rơi chỉ một giọt dầu khi bưng bát dầu đầy ắp, đi vòng quanh đám đông reo hò trước một người đẹp đang múa hát thật cụ thể và sinh động.

Ý thức về vô thường, mạng người trong hơi thở, hành giả niệm thân hành để sống tỉnh thức và trọn vẹn. Cho nên, niệm thân hành để làm chủ thân tâm là phương châm sống của mỗi người con Phật.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sống một mình

Lời Phật dạy 14:55 05/11/2024

Đời sống của người phát tâm hướng thượng, ly tục tất nhiên phải là sống một mình. Người biết sống một mình là người đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật sống. Tuy vậy, không phải ai cũng đủ bản lĩnh để sống một mình mà đa phần đều sống hai mình.

Năm sự kiện người học Phật cần thấy biết

Lời Phật dạy 10:17 04/11/2024

Đức Phật nói có năm sự kiện một người tại gia hay xuất gia, nam hay nữ đều cần phải thấy biết:

Có một niềm vui nuôi dưỡng thân tâm an tịnh, hướng đến an lạc dài lâu

Lời Phật dạy 16:35 03/11/2024

Hoan hỉ là vui vẻ, sự đẹp lòng với tâm trạng hân hoan mà an tịnh, thoải mái, nhẹ nhàng và thanh thoát. Niềm vui trong cuộc sống thì có nhiều nhưng không phải niềm vui nào cũng được gọi là hoan hỉ.

Phật dạy về nhân duyên con người có thọ mạng ngắn dài

Lời Phật dạy 20:00 02/11/2024

Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này. Bởi xung quanh ta vô thường luôn khấy đảo, nhiều người lần lượt ra đi lúc tuổi trẻ đầu xanh.

Xem thêm