Phật dạy nên hướng nội để bình an
Khi chưa nhận ra bản chất thực của thân tâm và ngoại cảnh là vô thường-khổ-vô ngã thì đời sống của phần đông chúng ta là một cuộc đua giành quán quân sở hữu âm thanh và sắc tướng. Và chính việc chạy theo âm thanh, sắc tướng của mình và người là nguyên nhân của khổ.
Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Koli, dạy các Tỷ kheo: Có bốn hạng người này, này các Tỷ kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?
Hạng người đo lường sắc và thỏa mãn với sắc; hạng người đo lường tiếng và thỏa mãn với tiếng; hạng người đo lường với thô và thỏa mãn với thô; hạng người đo lường với pháp và thỏa mãn với pháp. Bốn hạng người này, này các Tỷ kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.
Những ai đo lường sắc/Những ai đi đến tiếng/Bị tham dục dẫn dắt/Chúng không biết người ấy.
Không biết được nội tâm/Không thấy được ngoại cảnh/Kẻ ngu bị bao quanh/Bị tiếng nói chi phối.
Không biết được nội tâm/Quán thấy được ngoại cảnh/Thấy được quả ở ngoài/Bị tiếng nói chi phối.
Rõ biết được nội tâm/ Quán thấy được ở ngoài/ Thấy rõ không chướng ngại/ Không bị tiếng chi phối.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 4, phẩm Nghiệp công đức, phần Hình thức bên ngoài, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.686)
Phật dạy phải an trú tinh tấn một cách bình đẳng
Lời bàn:
Người ta thường nói “quen sợ dạ, lạ sợ áo quần” để nêu lên tầm quan trọng của hình thức trong giao tế hàng ngày. Phục sức đẹp, lịch sự và giao tiếp nhã nhặn, khéo léo rất dễ tạo được ấn tượng ban đầu với đối tác.
Nhưng khi đi sâu vào tiến trình giao hảo thì sự trung thực, tấm lòng nhân hậu, nhân cách cao thượng mới thực sự là nhân tố quyết định. Do đó, nếu chỉ lo tô vẻ hình thức bên ngoài cho thật lộng lẫy nhằm che đậy sự xảo trá, lọc lừa và toan tính bên trong thì có thành tựu chăng cũng chỉ ở giai đoạn đầu.
Trong các yếu tố hấp dẫn con người thì hình sắc và âm thanh đóng vai trò quan trọng. Vì thế ai cũng tự sửa sang, chỉnh đốn cho mình đẹp hơn, ăn nói khôn khéo hơn. Ngành công nghệp giải trí đã ăn nên làm ra nhờ khai thác triệt để hai khía cạnh nghe và nhìn này. Khi chưa nhận ra bản chất thực của thân tâm và ngoại cảnh là vô thường-khổ-vô ngã thì đời sống của phần đông chúng ta là một cuộc đua giành quán quân sở hữu âm thanh và sắc tướng. Và chính việc chạy theo âm thanh, sắc tướng của mình và người là nguyên nhân của khổ.
Tuy vậy, có hạng người tiến bộ hơn biết được ngoại cảnh là hư giả nhưng do chưa thấu suốt được nội tâm vốn hư vọng với cội nguồn phiền não là tham sân si thúc đẩy nên cuối cùng vẫn bị ngoại cảnh chi phối.
Chỉ có những bậc đã liễu tri về thân tâm và ngoại giới, tức căn-trần-thức đều rỗng không, vô ngã mới thực sự tự chủ và tự tại. Và đó chính là “hạng người đo lường với pháp và thỏa mãn với pháp” mà mỗi người con Phật luôn hướng đến và thành tựu.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đức Phật dạy về bốn hạng người không nên xem là bạn?
Lời Phật dạy 18:00 22/11/2024Người nào bạn càng gần gũi, người ấy càng có ảnh hưởng đến bạn.
Thân bệnh mà tâm không khổ
Lời Phật dạy 08:20 22/11/2024Già bệnh là một sự thật của thân này, ai rồi cũng phải trải qua. Hiếm hoi mới có người già mà ít hay không bệnh. Vấn đề là, làm sao khi thân già bệnh mà tâm bớt khổ hoặc không khổ?
Đánh mất sơ tâm
Lời Phật dạy 17:15 21/11/2024Với người hảo tâm xuất gia, tâm ban đầu khi đến với đạo thật đẹp đẽ, trong veo. Họ nhàm chán sinh tử cùng với những não phiền, nhiễu nhương của đời sống thế tục mà quyết chí ra đi.
Phật dạy 5 điều thân kính với bà con
Lời Phật dạy 08:05 21/11/2024Mối quan hệ bà con cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Xem thêm