Phật độ hai vua xuất gia
Lúc ấy, Phật ở gần thành Xá-vệ, trong vườn Kỳ thọ Cấp Cô Độc. Bấy giờ, vua nước Băn-cá-la miền Bắc và vua nước Băn-cá-la miền Nam đánh nhau luôn, hại mạng nhân dân hai nước rất nhiều.
Vua Ba-tư-nặc ở thành Xá-vệ, nước Câu-tát-la thấy hai nước tranh nhau nhiễu hại dân chúng, không ai ngăn cản hòa giải được, liền đến chỗ Phật, lạy chào và thưa rằng: “Bạch Thế Tôn ! Ngài là đấng Pháp vương cao trổi chẳng có ai hơn. Ngài là đấng cứu nạn cứu khổ cho chúng sanh và giải hòa cho những kẻ ghét nghịch nhau. Lúc này, vua nước Băn-cá-la miền Bắc đang đánh nhau với vua nước Băn-cá-la miền Nam, giết hại rất nhiều sinh mạng. Xin ngài từ bi giải hòa cho sự tranh chấp ấy.”
Đức Thế Tôn lặng thinh nhận lời thỉnh cầu của vua Ba-tư-nặc.
Vua biết rằng Phật đã nhận lời, nên bèn cúi lạy và lui ra.
Hôm sau, đức Thế Tôn thức dậy sớm, đắp y, ôm bình bát đi qua thành Ba-la-nại. Đến nơi, ngài trụ trong vườn Lộc. Hai vị vua đều hay tin đức Phật đến đó.
Khi ấy, cả hai vua đang chuẩn bị quân binh mạnh mẽ, sắp sửa cùng nhau giao chiến. Vua nước Băn-cá-la miền Bắc khi dàn binh ra rồi bỗng nhiên thấy khiếp sợ, bèn đi trên một cái xe đến hầu chỗ Phật.
Đức Thế Tôn liền thuyết pháp với vua rằng: “Này đại vương, ở đời chẳng có chi là thường tồn cả. Kẻ lên cao lắm ắt có ngày cũng phải rơi xuống thấp. Việc dẫu có kéo dài rồi cũng phải có lúc chấm dứt. Có sinh ra ắt có ngày chết đi, có hợp lại ắt có lúc ly tán vậy.”
Vua nghe Phật thuyết pháp xong, tâm ý khai mở, liền đắc quả Tu-đà-hoàn. Vua đối trước Phật xin được xuất gia nhập đạo. Phật nói: “Lành thay đó, tỳ-kheo!” Liền đó, râu tóc của vua tự nhiên rụng mất, y phục trên người hóa thành cà-sa, tức nhiên trở thành một vị tỳ-kheo oai nghi đức hạnh. Sau đó, nhờ tinh cần tu tập mà không bao lâu được chứng quả A-La-hán.
Vua xứ Băn-cá-la miền Nam nghe việc Phật đã độ cho vua kia xuất gia, được giải thoát không còn lo buồn, sợ sệt, tâm ý thanh thoát an nhiên, liền ngự giá đến chỗ Phật mà đảnh lễ nơi chân Phật, rồi ngồi sang một bên nghe Phật thuyết pháp. Nghe pháp xong, lòng vua vô cùng vui sướng, liền thỉnh Phật với chư tỳ-kheo vào hoàng thành để cúng dường. Phật nhận lời.
Vua liền trở về soạn sửa các món cúng dường rất trọng hậu mà phụng cúng Phật với chư tỳ-kheo tăng. Lễ cúng dường xong, vua liền đối trước Phật lễ bái mà phát lời nguyện lớn rằng: “Nhờ công đức cúng dường hôm nay, trong đời vị lai tôi nguyện sẽ có thể vì những chúng sanh mù lòa mà cứu giúp cho được sáng mắt, vì những chúng sanh chẳng quy y Phật mà độ cho quy y, những chúng sanh không người cứu hộ sẽ được cứu hộ, những chúng sanh không được an ổn sẽ được an ổn, những chúng sanh chưa nhập Niết-bàn sẽ được nhập Niết-bàn.”
Khi vua phát nguyện rồi, đức Phật liền mỉm cười, từ nơi trán, giữa hai lông mày phóng ra một đạo hào quang năm sắc, bay quanh Phật ba vòng rồi lại theo chỗ trên trán Phật mà bay trở vào.
Khi ấy, A-nan bạch Phật rằng: “Như Lai là đấng tôn quý, chẳng vô cớ mà cười bao giờ. Nay vì nhân duyên gì mà Phật mỉm cười, xin giảng giải cho được biết.”
Phật bảo A-nan: “Ngươi có nhìn vua Bàn-giá-na phát tâm cúng dường ta chăng?” A-nan thưa: “Bạch Thế Tôn, con đã thấy.”
Phật nói: “Nhờ công đức cúng dường này, từ nay về sau sẽ không còn đọa vào ba nẻo ác, sinh ra trong chốn trời người thường hưởng nhiều khoái lạc. Trải qua ba a-tăng-kỳ kiếp nữa sẽ thành Phật hiệu là Vô Thắng, hóa độ chúng sanh nhiều vô số. Vì nhân duyên ấy mà ta mỉm cười.”
Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.
Trích Một Trăm Truyện Tích Phật Giáo – Đoàn Trung Còn, Nguyễn Minh Tiến
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Phật giáo thường thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?
Phật giáo thường thức 15:05 22/11/2024Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?
Có phải con đang né tránh bài học của pháp không?
Phật giáo thường thức 13:00 22/11/2024Con thấy được những ràng buộc nơi tâm và thân trong đời sống gia đình, nên con không muốn kết hôn, không muốn bị ràng buộc. Những nhân duyên đến để con hình thành một mối quan hệ tình cảm thì con thường tìm cách thoát khỏi trước khi mối quan hệ có thể bắt đầu.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Phật giáo thường thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Xem thêm