Phật giáo nhập thế trong kỷ nguyên mới
Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, mỗi người trong chúng ta đều có nguy cơ bị ảnh hưởng liên đới bởi những biến động, diễn biến tiêu cực xảy ra ở bất cứ một nơi nào, do vậy việc chuyển hóa nghiệp lực thế giới mà chúng ta đang sống trở thành trách nhiệm chung của toàn nhân loại, nhất là đối với Phật giáo.
Trên tinh thần đó, bằng tỉnh thức và chánh niệm, mỗi thành viên của tổ chức Phật giáo sẽ tích cực mang vào đời thông điệp hòa bình, tư tưởng hóa giải oán kết hận thù và hành động chuyển hóa nghiệp lực. Đây là việc làm có mục đích và trách nhiệm của Phật giáo thời đại và đây cũng chính là động cơ Phật giáo tích cực tham gia giải quyết các vấn đề xã hội.
Ngày nay, chúng ta đang sống trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, song song đó là việc xây dựng nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, đây là thời kỳ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, nhất là sự bùng nổ của hệ thống mạng và sự du nhập của các nền văn hóa đã tác động không nhỏ đến đời sống con người. Trong bối cảnh này, Phật giáo đã tích cực tham gia góp phần giải quyết các vấn đề xã hội với khả năng của mình. Cộng đồng Phật giáo đã nghiêm túc và khuyến tấn nhau trong việc giữ gìn “ngũ giới”, đây là giới căn bản thể hiện đạo đức nhân cách của một người con Phật. Trong “ngũ giới”, việc giữ gìn giới “sát sanh” không phải chỉ là “không giết” mà còn thể hiện bằng hành động ngăn chặn mọi hành vi “giết hại” xảy ra trong đời sống. Do vậy, việc một tu sĩ Phật giáo tham gia các diễn đàn chống chủ nghĩa khủng bố nhằm ngăn chặn sự “sát sanh hại vật” có nguy cơ xảy ra trong cuộc sống, vừa giữ được truyền thống tu hành của Đạo Phật lại vừa mang tính phổ độ chúng sanh. Chỉ riêng việc giữ giới cũng đã nói lên tinh thần tích cực của Phật giáo trong việc tham gia giải quyết các vấn đề xã hội. Bước vào thời hiện đại, trước những vấn nạn trầm trọng của xã hội về môi trường sinh thái, bệnh dịch, mại dâm, về bạo động, khủng bố và chiến tranh, tinh thần tích cực của Phật giáo luôn được dàn trải trên các phương diện xã hội nhằm góp phần làm giảm bớt khổ đau và khủng hoảng trong đời sống con người.
Phật giáo nhập thế trong lịch sử dân tộc
Về vấn đề môi trường sinh thái, Phật giáo luôn khuyến khích mọi người tôn trọng mạng sống muôn loài, đồng thời tham gia trồng cây gây rừng và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm; về bệnh dịch HIV/AIDS, Phật giáo phối hợp với Mặt trận Tổ quốc về: “ Sáng kiến của lãnh Đạo Phật giáo” tham gia phòng chống HIV/AIDS đã cùng với các đoàn thể xã hội tích cực tuyên truyền về cách ngăn ngừa nhằm làm giảm đi cường độ lây lan của căn bệnh thế kỷ vốn đang có chiều hướng gia tăng gây tai họa cho xã hội.
Về giáo dục, Phật giáo chủ động tổ chức mở các lớp đào tạo chuyên ngành giáo dục sư phạm mầm non nhằm tạo điều kiện cho nữ cư sĩ Phật tử phụng sự xã hội trên phương diện nuôi dạy trẻ.
Về vấn nạn bạo hành và bất ổn trong đời sống hôn nhân gia đình, Phật giáo đã không ngừng chuyển hóa bằng cách hướng dẫn quần chúng Phật tử sống tôn trọng, thông cảm và có trách nhiệm với nhau theo những điều Đức Phật đã dạy trong kinh Ca Thi La Việt.
Về trách nhiệm cá nhân đối với gia đình và xã hội, về vấn đề chiến tranh, bạo động và khủng bố, Phật giáo luôn khuyến khích quần chúng thể hiện lòng từ bi, sống trong tỉnh thức và chánh niệm vì một đời sống hòa bình, hạnh phúc và an lạc.
Phật giáo và truyền thống phúc lợi xã hội, nhập thế giúp đời
Trong thời gian qua, GHPGVN đã phối hợp với UBATGTQG tổ chức lễ cầu siêu cho các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông nhằm chia sẻ đau thương, sự mất mát của những người chết vì tai nạn giao thông, đồng thời tuyên truyền mọi người tích cực chấp hành luật an toàn giao thông. Hay các vị Giáo phẩm của Giáo hội tham gia vào các tổ chức đoàn thể và cơ quan lập pháp để giám sát và đóng góp ý kiến xây dựng cơ chế và chủ trương chính sách phù hợp với tình hình thực tế xã hội, đáp ứng nguyện vọng của cử tri, nhằm xây dựng đời sống xã hội tốt đẹp hơn, nhất là tham gia chương trình bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu do Liên Hiệp Quốc và Nhà Nước chủ trương… Thực tế trên cho thấy, tinh thần dấn thân nhập thế của Phật giáo đã nói lên vai trò tích cực của mình trong đời sống xã hội đương đại, không những tạo ra các giá trị chân chính đóng góp thiết thực vì lợi ích tha nhân mà còn bảo tồn nguyên vẹn các giá trị truyền thống và bản chất của Đạo Phật.
Nhìn lại những đóng góp hiệu quả của Phật giáo đối với dân tộc suốt chiều dài lịch sử, đặc biệt là Phật giáo thời nhà Trần cũng như Phật giáo Việt Nam ngày nay, cho thấy tinh thần tích cực của Phật giáo đã mang lại những lợi ích to lớn, thiết thực cho đời sống xã hội và đây cũng chính là mục đích cao cả mà Phật giáo mọi thời đại luôn hướng đến. Tuy nhiên, trong quá trình hoằng pháp lợi sanh, dù tích cực đem ánh sáng giác ngộ đi vào cuộc đời, sẵn sàng tham gia các hoạt động vì lợi ích tha nhân và xã hội, nhưng Phật giáo cũng không đặt nặng vấn đề cho rằng nhập thế là chủ trương của Đạo Phật, bởi điều này không quan trọng bằng kết quả đóng góp thiết thực mang lại nguồn an lạc, hạnh phúc cho đời sống con người trong hiện tại và tương lai trên hành tinh này.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tính tất yếu và giá trị lịch sử sự ra đời Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 1981
40 năm Giáo hội 12:30 26/04/2022Sự thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam là kết quả của quá trình vận động lâu dài, bền bỉ và hợp quy luật khách quan, đáp ứng yêu cầu lịch sử đặt ra.
Kỷ cương là nền tảng cho sự ổn định và phát triển bền vững của Giáo hội Phật giáo Việt Nam
40 năm Giáo hội 12:59 22/02/2022Những thách thức khó khăn do yếu tố chủ quan lẫn khách quan mà chúng tôi đề cập ở đây chính là vấn đề kỷ cương trong sinh hoạt Giáo hội hiện nay.
Chặng đường 40 năm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
40 năm Giáo hội 11:10 08/11/2021Đạo Phật đi vào cuộc đời, đánh thức trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân, và cả những người tu sĩ ! Giáo lý của nhà Phật không cho phép chúng ta có quyền cao hơn một quốc gia dân tộc mà phải dấn thân, phụng sự nơi quốc độ mà ta có duyên đầu thai vào, giữ gìn sự chung thủy sắc son.
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN
40 năm Giáo hội 08:51 08/11/2021Sáng ngày 07/11/2021, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã long trọng tổ chức Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội (07/11/1981 – 07/11/2021) với sự tham dự của chư Tôn giáo phẩm Ban Thường trực HĐCM, Ban Thường trực HĐTS, 13 Ban, Viện Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành.
Xem thêm