Phát nguyện tụng kinh nên kiêng kị điều gì?
Hỏi: Tôi đang có ý định phát nguyện tụng kinh A Di Đà hoặc kinh Địa Tạng khoảng 21 ngày hoặc 49 ngày. Điều băn khoăn là tôi vẫn phải nấu thức ăn mặn cho cả gia đình (tôi chỉ đi chợ mua đồ mặn làm sẵn) và nếu quan hệ vợ chồng thì có được không?
Hỏi:
Tôi có nghe một số người khuyên nếu phát nguyện tụng kinh thì phải kiêng tuyệt đối, không nấu ăn mặn và quan hệ vợ chồng mới trọn phần công đức.
Đáp:
Lễ Phật, niệm Phật, tụng kinh hàng ngày là bổn phận tu tập của người Phật tử tại gia. Thường thì các Phật tử chỉ tụng kinh Nhật tụng khá ngắn, lúc đủ duyên mới phát nguyện tụng kinh bộ dài hơn. Tụng kinh trước để biết lời Đức Phật dạy, hiểu rõ giáo nghĩa mà ứng dụng vào cuộc sống. Kế đến, tụng kinh nhằm nhiếp ba nghiệp thân khẩu ý vào Phật pháp khiến cho thân tâm được trong sạch.
Nếu việc tụng kinh của bạn là thời khóa thường nhật thì khi phát nguyện tụng thêm kinh bộ cũng bình thường như bao ngày khác. Không nhất thiết phải ăn chay (Phật tử phát tâm ăn chay mỗi tháng ít nhất là hai ngày sóc vọng, nhiều hơn thì càng tốt) hay kiêng kỵ bất cứ điều gì khác, chỉ cần giữ năm giới của hàng Phật tử tại gia là đủ.
Ngoài trường hợp này ra, nếu Phật tử phát nguyện trai giới tịnh tu, trong đó có thọ trì kinh bộ (Địa Tạng, Pháp hoa…) thì trong khoảng thời gian trai giới đó cần ăn chay và không quan hệ vợ chồng, lý tưởng là thọ trì tám giới Bát quan trai (Không sát sinh, không trộm cướp, không dâm dục, không nói dối, không uống rượu, không được trang điểm, thoa dầu thơm, múa hát và xem múa hát, không nằm ngồi giường cao đẹp, không ăn phi thời). Trong trường hợp này, kinh luật cũng không có quy định nào về việc nấu các thức ăn mặn.
Như vậy, vấn đề bạn hỏi sẽ rơi vào một trong hai trường hợp kể trên. Tùy vào tâm nguyện và hoàn cảnh của mỗi người mà chọn cách tu học tương ứng. Cách tu tập nào cũng trọn phần công đức.
Người Phật tử do gia duyên ràng buộc nên muốn tu học phải cố gắng thật nhiều. Điều quan trọng là sự tu học của mình cần uyển chuyển, linh động để không ảnh hưởng đến công việc làm ăn, hài hòa tình cảm gia đình và chuẩn mực trong các ứng xử xã hội.
Không có bàn thờ Phật, có tụng kinh niệm Phật được không?
Theo Giác Ngộ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 15:05 22/11/2024Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?
Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?
Tượng Phật có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.
Xem thêm