Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 30/10/2019, 11:57 AM

Phật ở đâu?

Phật dạy ta chẳng tìm kiếm Phật đâu xa, chỉ việc khám phá ông Phật (Bậc giác ngộ) ngay nơi mình.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy 

Bài liên quan

Nhà điêu khắc bậc thầy đang đứng quan sát các phiến cẩm thạch đủ loại. Trong suốt cuộc đời, ông từng học được mỗi một phiến đá đều mang vẻ “như” của nó. Tìm cho ra vẻ “như” ấy, trả nó về nét sống động thật sự của nó, chính là bí quyết thành công của ông.

Ông thường tự bảo: “Ờ há! Phiến đá kia mang hình tượng tay anh hùng bị khóa cứng ở trỏng. Phiến này có hình vị thánh. Nhưng biết tìm đâu phiến đá để tạc kiệt tác một đời đây? Ta muốn tạo pho tượng Phật thật huy hoàng”.

Ông tìm suốt bốn mươi năm “Phiến đá Phật” ấy. Bây giờ, năng lực ông đang tiêu mòn dần. Ông đã đến tận các mỏ đá tiếng tăm của thế giới: nước Ý, nơi Michelangelo khắc phiến đá bất hủ của ông, Vermont với loại đá rực rỡ dưới ánh sáng, và cả những vùng ít ai lui tới của núi rừng Trung Quốc.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ông thăm dò chuyên gia khắp thế giới. Ông mướn một tay rất sành đá sục tìm những vùng ít ai biết. Kết quả vẫn không. Để khuây khỏa, ông tìm gặp vị thiền sư trụ trì ngôi chùa nhỏ cuối đường nhà mình. Nghe kể về cuộc tìm kiếm vô vọng, thiền sư mỉm cười:

– Chẳng khó.

Nhà điêu khắc hồi hộp hỏi dồn:

– Nghĩa là Sư có thể cho tôi biết chỗ tìm chất liệu để hoàn thành bức tượng Phật tôi hằng mơ sao?

– Đương nhiên.

– Ở đâu?

– Đằng kia.

Sư đưa tay chỉ cái giếng trong sân.

Nhà điêu khắc mừng khấp khởi chạy đến giếng, nhìn xuống. Dưới giếng, hình ông đang nhìn lại ông.

Lời bình từ câu chuyện: 

Bài liên quan

Một tảng đá, một khối đất, qua bàn tay khéo léo và óc thẩm mỹ tinh tường của các nghệ nhân có thể được biến hóa, chuyển đổi sang bất kỳ hình dạng nào, người có, vật có, thánh nhân có, và Phật cũng có. Thật là tài tình, đáng khâm phục những con người tài hoa như vậy. Không biết họ nhìn sao đó, chạm trổ, mài đục sao đó mà từ một khối đá, một khối đất thô kệch họ có thể làm ra không biết bao nhiêu là hình tướng sai khác. Chắc hẳn là họ phải có một trí tưởng tượng vô cùng phong phú và chi li, một trí nhớ sắc sảo và sâu dày, và một sự tỉnh thức sắc bén nào đó họ mới thể tỉ mẫn trong từng nét đục, đẽo, gọt, giũa mà làm nên một tác phẩm toàn mỹ làm cho người chiêm ngưỡng khởi phát ra thật nhiều những cảm xúc, thăng hoa có, trầm lắng có, và cả những trạng thái phấn chấn, vui tươi, thêm yêu đời yêu cuộc sống cũng có.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bài liên quan

Nhà điêu khắc trong câu chuyện trên cũng giống như bao nghệ nhân tài hoa khác luôn mong muốn có thể tạo ra một kiệt tác để đời, một kiệt tác làm lây động đến những cảm xúc sâu thẩm nhất ở người chiêm ngưỡng. Và đối tượng mà nhà điêu khắc chọn không ai khác chính là hình tượng của một vị Phật, một con người toàn hảo, vượt trên tất cả những ngôn từ mỹ miều nhất của thế gian có thể dùng để miêu tả về một vị Phật như vậy. Với kinh nghiệm lâu năm của mình, nhà điêu khắc cho rằng phải tìm được một tảng đá mà ngay với hình dạng ban đầu của nó đã có phần nào phảng phất hình dáng và sắc thái của một vị Phật. Đó là gì. Đó có thể là một gương mặt phúc hậu và hiền hòa, đó có thể là một nụ cười hàm tếu nhẹ nhàng, đó có thể là một ánh mắt từ bi, đó có thể là một tư thế an nhiên tĩnh tại… rất nhiều, rất nhiều những tưởng tượng hiện lên trong tâm tưởng của nhà điêu khắc. Ông nhìn, ông ngắm, rồi ông suy diễn, ông vẽ ra trong đầu óc mình thế nào là dáng dấp của một vị Phật, thế nào là một hình tượng tuyệt hảo để có thể tạo nên một tác phẩm thượng hạng, lưu danh muôn đời.

Nhưng thật không may cho nhà điêu khắc, tìm kiếm ròng rã suốt bốn mươi năm mà không tìm thấy được một tảng đá nào có vẻ "như" như một vị Phật mà ông vẫn hằng nghĩ tưởng. Mệt mỏi, chán chường, nhà điêu khắc bèn tìm đến gặp một vị thiền sư trụ trì ở một ngôi chùa nhỏ cuối đường nhà mình. Một ngôi chùa và một nhà sư vẫn hiện diện nơi đó, hằng ngày qua lại mà nhà điêu khắc nào có để tâm chú ý đến, bởi trong tâm tưởng ông lúc nào cũng bận rộn, lăn xăn mãi mê với những cuộc truy tìm của mình, như vậy thì thử hỏi làm sao mà ông có thể có được một cuộc viếng thăm nào đó khi ấy. Còn bây giờ thì ông gần như đã muốn buông xuôi, tuổi tác đã cao, sức lực tiêu giảm, năng lực hao mòn mà một tảng đá có vẻ "như" như một vị Phật vẫn còn đang ẩn mình đâu đó trong thế gian bao la, rộng lớn này. Biết làm sao đây, chẳng lẽ mình phải từ bỏ giấc mơ của mình hay sao, trong ông có thể đang vang vọng những tiếng lời như vậy, trong ông niềm háo hức, hy vọng đang ngày càng trôi xa, mờ ảo. Và thế là, trong những phút giây tuyệt vọng như thế, ông chỉ còn biết tìm đến một nơi bình an như một ngôi chùa nhỏ cùng vị thiền sư trụ trì.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bài liên quan

Vị thiền sư sau khi nghe nhà điêu khắc thuật lại câu chuyện và mong muốn của mình đã vô cùng thản nhiên mà nói rằng "Chẳng khó". Như vậy có nghĩa đối với sư thì việc tìm giúp nhà điêu khắc một tảng đá có vẻ "như" như một vị Phật là điều dễ dàng, trong tầm tay. Nhà điêu khắc nghe qua mà lòng mừng rỡ, nhiệt huyết của ông lại dâng trào, ông nôn nóng muốn biết tảng đá mà mình hằng mong muốn hiện giờ đang ở đâu. Thế là ông hỏi dồn dập nào là "Nghĩa là Sư có thể cho tôi biết chỗ tìm chất liệu để hoàn thành bức tượng Phật tôi hằng mơ sao?", nào là "Ở đâu?". Vị thiền sư vẫn bình thản mà chỉ tay về phía giếng nước trong sân. Và "Nhà điêu khắc mừng khấp khởi chạy đến giếng, nhìn xuống", ông nhìn thấy gì, không có gì khác ngoài hình ảnh của chính ông đang nhìn lại ông, "Dưới giếng, hình ông đang nhìn lại ông". Vậy tảng đá thật sự là đang ở nơi đâu, sao không thấy có tảng đá nào ở dưới giếng. Trong ông có thể có ý nghĩ như vậy ngay thời khắc ông nhìn xuống dưới giếng mà không thấy có tảng đá nào ở đó.

Nhưng chắc hẳn là liền ngay sau đó, khi mà với một sự hụt hẫng và trống rỗng đang hiện diện trong mình, nhà điêu khắc quay sang nhìn hình ảnh phản chiếu của mình dưới giếng, thì ngay lập tức toàn thể hình ảnh đó trong khoảnh khắc đã chiếm cứ toàn bộ tâm tưởng ông, đánh bạt tất cả những trạng thái cảm xúc đang có mặt. Trong nhà điêu khắc, giây phút đó, ở nơi đó, chỉ còn lại duy nhất mỗi mình ông đang đối diện với chính ông, ý niệm về không gian và thời gian dường như không còn hiện hữu, cả những niềm hy vọng, phấn chấn hay nỗi thất vọng, não nề cũng đều tan biến mất, nhà điêu khắc đang đối diện với điều gì, đó chẳng phải là một khối chất liệu có vẻ "như" như một vị Phật mà bấy lâu nay ông vẫn hằng tìm kiếm hay sao.

Nguồn: Thiền Tịnh Tâm

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

“Chánh niệm hơi thở để làm mới tâm trí”

Phật giáo và người trẻ 10:19 26/04/2024

Đây là chủ đề khóa tu "Xuất gia gieo duyên" tổ chức tại thiền viện Phước Sơn (Biên Hòa, Đồng Nai), với sự tham gia của 117 thiện tín, Phật tử phát tâm trải nghiệm đời sống tu sĩ trong thời gian ngắn.

Về chùa Phổ Lại và thương…

Phật giáo và người trẻ 10:01 24/04/2024

Chùa Phổ Lại tọa lạc tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là vùng trung du, đời sống bà con quanh năm gắn liền với đồng ruộng.

Trung thực với chính mình

Phật giáo và người trẻ 11:26 22/04/2024

Lúc mới bắt đầu sự nghiệp Lý thấy mình hiếu thắng lắm. Có thể hình thức mình trông có vẻ dễ thương và trong sáng, nhưng Lý biết mình chả phải vậy lắm đâu.

Tìm hạnh phúc từ bên trong

Phật giáo và người trẻ 09:38 22/04/2024

Harsha Nagaraju là một người Ấn Độ sinh sống ở TP Mysore, không xa đô thị Bangalore lớn nhất ở miền Nam Ấn. Khoảng 15 năm trước, Harsha đã từ bỏ công việc của một kỹ sư hóa học để sống cuộc đời “du mục” sau khóa thiền Vipassana 10 ngày.

Xem thêm