Thứ sáu, 28/08/2020, 21:26 PM

Phật ở tại tâm khi ta hướng thiện

Đức Phật từng nói rằng, ai cũng có Phật tánh, ai cũng có thể tu tập thành Phật. Để có được ấy thì Phật ở tại tâm, tâm có Phật thì mới toàn vẹn. Nhưng dường như ta khi tu tập mà quên mất điều ấy, chỉ nghĩ cho mình là phần nhiều, nên kết quả đem về không mấy khi là tốt đẹp.

Tâm của một kẻ tu hành, cứ hướng ra bên ngoài để tìm kiếm những lý tưởng vô thường. Mà để lòng này trống rỗng thì còn sự vô thường nào hơn kém ở đây.

Tu hành liệu có phải để thấy Phật?

Trong chùa khi tu tập, thường sẽ có tiếng chuông gõ theo hồi. Tiếng chuông ấy tụng mỗi lúc đang tụng kinh, đang hành thiền không phải cho Phật nào nghe. Mà là cho chính mình, tâm được minh định và níu lại, không đi lạc lung tung. Tiếng chuông ấy là phương tiện, là ánh sáng để dẫn lối cho lời Phật dạy đi vào tâm mình. Lấy từ đó mà hướng tâm vào sự thanh tịnh, tĩnh lặng trong tâm tưởng.

Đức Phật từng nói rằng, ai cũng có Phật tánh, ai cũng có thể tu tập thành Phật. Để có được ấy thì Phật ở tại tâm, tâm có Phật thì mới toàn vẹn.

Đức Phật từng nói rằng, ai cũng có Phật tánh, ai cũng có thể tu tập thành Phật. Để có được ấy thì Phật ở tại tâm, tâm có Phật thì mới toàn vẹn.

“Phật tại tâm, Phật pháp là những điều mình ngộ”

Trong Kinh Hoa nghiêm có nói rằng, “Không phải Phật ấy mới là Phật”. Phật này là Phật từ trong tâm, nếu ta cứ ý thức Phật đang ở quanh đây, liệu ta có hành xử như khi Phật không ở quanh đây? Chắc chắn là không rồi, bởi cái lúc ta ý thức được sự soi xét của Phật, bản thân ta hành động để không phạm đường phạm lối. Chứ nó chưa thực là bản ngã của chính chúng ta.

Việc tu hành cốt lõi là điểm đó. Là khi ta hành động, tu tập hay tạo tác một điều gì đó. Ta làm không phải vì Phật sẽ soi xét đánh giá, mà ta làm gì bản năng là sự lương thiện của chính mình. Khi ấy, tâm ta mới tròn vẹn trong cõi Phật được.

Tu tập là một quá trình rộng mở chính tâm hồn mình, ta thấy Phật hay không thể thể tự tạo tác mà thành. Nhưng khi tâm ta tròn vẹn, tự khắc trong ta sẽ có Phật. Mà khi ta tu tập đã lâu, mà chẳng thấy sự rộng mở nào trong chính mình, ấy là mình đã đi lầm đường lạc lối mất rồi.

Nhiều người cứ nghĩ rằng, Phật chỉ tồn tại ở chốn linh, ở chùa thiêng ở cửa Phật. Nhưng họ có biết đâu, nếu tu tập được tròn vẹn. Thì ta sẽ thấy trong mình cũng có Phật không chừng.

Nhiều người cứ nghĩ rằng, Phật chỉ tồn tại ở chốn linh, ở chùa thiêng ở cửa Phật. Nhưng họ có biết đâu, nếu tu tập được tròn vẹn. Thì ta sẽ thấy trong mình cũng có Phật không chừng.

Tu tập để nhìn thấy trong tâm mình có gì?

Có nhiều người, dành thời gian trao dồi kinh sử để tích lũy sự hạnh ngộ. Tích cực hành thiện để tích lũy công đức. Luôn suy nghĩ và dành thời gian để nghĩ về Phật để Phật hướng về lại mình. Nhưng những điều ấy là chưa đủ, nếu ta thiếu sự sự tu tập cần thiết. Sự tu tập ở đây chính là ý thức trong từng hành động, ta không chờ và cũng không đợi nhận một phước lành mới hành động. Mà hành động ấy xuất phát từ chính bản năng, từ ý thức rằng nó tốt cho môi trường xung quanh và cho chính bản thân mình.

Hãy hiểu rằng, sự tu tập là cả một quá trình, chứ không phải một hành động. Bạn càng kiên trì, bạn càng nhẫn nại, và dám đương đầu với những thử thách. Thì bạn càng dễ dàng vượt qua những khó khăn hay khúc mắc ập đến. Và hãy cũng ghi nhớ một điều, chính những khó khăn, sẽ là phép thử cho sự cố gắng và kiên định trong lòng bạn. Liệu bạn sẽ thờ ơ với tất cả, hay sẽ cố gắng đón nhận và chấp nhận mọi điều sẽ tới? Phải từ chính bạn mà ra.

Cái sự tu tập mà bạn đang thực hiện ấy. Bạn đừng thực hiện vì một hành trình hay đích đến cụ thể nào cả. Bạn hãy tu tập vì bạn cảm thấy nó cần thiết, nó xác đáng và phù hợp với chính mình. Sự tu tập mà bạn có, sẽ là nguồn cơn để bạn đón nhận và vượt qua những vấn đề trong cuộc sống. Và chính nó sẽ soi chiếu trong bản thân bạn, liệu đang tồn tại và vẹn nguyên bởi điều gì.

Vì sao Đức Phật dạy ân đức cha mẹ thật khó báo đền?

Khi ta hành động, tu tập hay tạo tác một điều gì đó. Ta làm không phải vì Phật sẽ soi xét đánh giá, mà ta làm gì bản năng là sự lương thiện của chính mình. Khi ấy, tâm ta mới tròn vẹn trong cõi Phật được.

Khi ta hành động, tu tập hay tạo tác một điều gì đó. Ta làm không phải vì Phật sẽ soi xét đánh giá, mà ta làm gì bản năng là sự lương thiện của chính mình. Khi ấy, tâm ta mới tròn vẹn trong cõi Phật được.

Phật nào tồn tại ở tâm?

Nhiều người cứ nghĩ rằng, Phật chỉ tồn tại ở chốn linh, ở chùa thiêng ở cửa Phật. Nhưng họ có biết đâu, nếu tu tập được tròn vẹn. Thì ta sẽ thấy trong mình cũng có Phật không chừng. Cốt lõi là bởi, Phật sinh ra không phải để mọi người quỳ lại và thực hành nghi thức khi nhìn thấy. Phật sinh ra là để truyền cảm hứng cho mọi người thực hành sự tử tế ở muôn nơi. Khi ta có thể tạo tác trong từng hành động. Từng hành động ấy chứa đầy những tình thương và lòng trắc ẩn. Đó mới là điều thiện mỹ mà Phật hướng đến trong từng hành động của mọi người.

Để làm được điều này. Tâm ta khi hành động đừng suy nghĩ xem liệu sẽ tích được bao nhiêu đức. Phật sẽ phù hộ đến bản thân mình như thế nào. Sự phù hộ sẽ không đến từ Phật. Mà đến từ lòng thương và tình cảm của muôn người xung quanh dành cho hành động của mình. Cho nên có thể nói rằng. Lòng tốt và sự từ bi có tính chất lan truyền, và chia sẻ đến mọi người trong cuộc sống này.

Mời quý Phật tử xem thêm video "Tu thân theo lời Phật dạy":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?

Kiến thức 09:00 25/12/2024

Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.

Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú

Kiến thức 08:46 25/12/2024

Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.

Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?

Kiến thức 20:26 24/12/2024

Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử. 

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)

Kiến thức 10:00 24/12/2024

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.

Xem thêm