Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 09/07/2021, 21:34 PM

Phật – Pháp – Tăng Bảo đều nên kính trọng

Thành kính một lễ một lạy, tội nghiệp muôn kiếp tiêu trừ, xưng dương tán thán tiêu tai giải hạn. Tự thẹn mình bạc phúc chẳng gặp được Phật, chỉ nhờ vào di phong sót lại, may mắn gặp được thắng duyên.

Trong “Pháp Uyển Châu Lâm” có nói: “ Phàm luận về Tăng Bảo nghĩa là giữ giới thủ chân uy nghi xuất tục, hiện ở bên ngoài khiến người thấy mà phát tâm, bỏ thế gian mà lập Pháp. Vinh hoa phú quý chẳng động lòng, của báu người thân không buộc ý, hoằng dương Phật pháp để báo bốn ơn; Chứa đức sửa lòng để giúp ba cõi. Tăng cách cao siêu trời người quý hơn vàng ngọc, nên gọi là Tăng Bảo.

Nên biết Tăng Bảo lợi ích chẳng thể nghĩ bàn”. Cho nên trong kinh có nói: “ Ví dù có người trì giới, phá giới, hoặc lớn, hoặc nhỏ đều nên kính trọng, chẳng được khinh mạn, nếu trái điều này đều mang tội nặng”. Cho nên Đức Phật Thích Ca, Phật Di Đà v.v… là Chân Phật Bảo. Những điều nói ra từ kim khẩu của các Ngài về giáo lý hành quả là Chân Pháp Bảo. Ta chứng đạo quả sa môn là Chân Tăng Bảo.

Tăng bảo phúc điền và lợi ích cúng dàng

Thành kính một lễ một lạy, tội nghiệp muôn kiếp tiêu trừ, xưng dương tán thán tiêu tai giải hạn.

Thành kính một lễ một lạy, tội nghiệp muôn kiếp tiêu trừ, xưng dương tán thán tiêu tai giải hạn.

Cho nên thành kính một lễ một lạy, tội nghiệp muôn kiếp tiêu trừ, xưng dương tán thán tiêu tai giải hạn. Tự thẹn mình bạc phúc chẳng gặp được Phật, chỉ nhờ vào di phong sót lại, may mắn gặp được thắng duyên. Đồng vàng gỗ đá.., xanh vàng đỏ trắng..vv đắp vẽ hình tướng của Phật gọi đó là Phật Bảo. Giấy lụa tre đá..vv viết chép lời vàng gọi là Pháp Bảo. Cạo đầu thụ giới, mặc áo hoại sắc, chấp trì ứng khí… gọi là Tăng Bảo. Ba thứ này thể tướng tuy không thật dùng để biểu thị chân dung, kính trọng thì tăng trưởng phúc duyên, khinh mạn thì vĩnh kiếp khổ báo.

Khúc gỗ không phải thân mẫu mà lễ kính cảm động cả quỷ thần, phàm Tăng chưa phải Thánh mà lễ kính hưởng phúc muôn đời. Làn gió tốt đẹp đó đã thổi gần xa đều tôn kính, ngầm giúp hàm linh, công đức khó bàn. Thảng hoặc khiếm khuyết mắc tội không nhỏ. Đã là người xuất gia lý nên khác tục, xa lìa thói tục, thân mặc áo nhẫn nhục thay Phật hoằng hóa. Tam Bảo vốn đồng thể, đều phải kính trọng như nhau chẳng nên riêng kính Phật pháp mà coi thường Tăng Ni. Cho nên Pháp chẳng thể tự hoằng, hoằng phải nhờ Tăng, Tăng có công hoằng pháp cho nên cần phải kính trọng”. (Đại chính Q 52 – tr 422).

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp

Kiến thức 09:36 23/11/2024

Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Xem thêm