Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 11/08/2020, 15:46 PM

Tăng bảo phúc điền và lợi ích cúng dàng

Mỗi cư sĩ, đệ tử Phật thực hành tốt giáo lý, bổn phận của mình, tức là khiến cho Pháp thân Phật còn mãi mãi, là đem lợi ịch cho mình cho xã hội. Góp phần vào xây dựng đạo đức bản thân và ổn định xã hội cũng là đền ơn quốc gia, tổ quốc vậy.

Một Phật tử cải táng mộ ông bà để hiến đất cúng chùa

Tăng Bảo là một trong ba ngôi báu của Tam Bảo (Phật - Pháp - Tăng). Đức Phật Thành đạo[1] sau đó đến vườn Lộc Uyển ở Sarnath gần Ba-la-nại (Benares hay còn gọi là Varanasi), thuyết bài pháp đầu tiên độ năm anh em ông Kiều Trần Như[2], còn gọi là Chuyển pháp luân. Những giáo lý quan trọng được thuyết giảng là: Tứ đế, Bát chính đạo, Nhân duyên… Đây cũng là những Triết lý căn bản, xuyên suốt trong giáo lý Phật giáo. Từ đó Tam Bảo được hình thành; Phật là đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Pháp là những giáo lý về khổ, con đường diệt khổ, về vô ngã, duyên khởi... Tăng là năm anh em ông Kiều Trần Như, sau này là tất cả những chúng đệ tử của Phật.

Tăng Bảo, Tăng đoàn, Tăng già  (僧伽), (Pali: सङ्घ saṅgha; Sanskrit: संघ saṃgha; Tiếng Hoa: 僧伽; chỉ cho một tập thể người xuất gia sống thanh tịnh hòa hợp, trên nền tảng của giứi luật và lục hòa kính. Theo nghĩa rộng thì Thể của Tăng đoàn bao gồm cả thất chúng trong đó có cả cư sĩ tu phật.

Tăng bảo là vô thượng phúc điền, nơi ấy là chỗ để cho chúng ta dùng Tứ sự, các vật mà cúng dàng. Trong kinh “Tứ Thập Nhị Chương” có nói: 『四十二章經』:飯凡惡人百,不如飯一善人;飯善人千,不如飯一持五戒者;飯五戒者萬人,不如飯一須陀洹;飯百萬須陀洹,不如飯一斯陀含;飯千萬斯陀含,不如飯一阿那含;飯一億阿那含,不如飯一阿羅漢;飯十億阿羅漢,不如飯一辟支佛;飯百億辟支佛,不如飯一三世諸佛: “Phạn ác nhân bách, bất như phạn nhất thiện nhân; thực thiện nhân thiên, bất như phạn nhất trì ngũ giới giả; phạn ngũ giới giả vạn, bất như phạn nhất Tu Đà Hoàn; phạn bách vạn Tu Đà Hoàn, bất như phạn nhất nhất Tư Đà Hàm; phạn thiên vạn Tư Đà Hàm, bất như phạn nhất A Na Hàm; phạn nhất ức A Na Hàm, bất như phạn nhất A La Hán; phạn thập ức A La Hán, bất như phạn nhất Bích Chi Phật; phạn bách ức Bích Chi Phật, bất như phạn nhất Tam Thế Chư Phật; phạn thiên ức Tam Thế Chư Phật…”

Tam bảo là cây cầu đưa chúng sanh từ bến mê qua bờ giác, Tam bảo là con thuyền cứu vớt chúng sanh đang chìm trong bể khổ đưa đến bờ Niết-bàn, Tam bảo là ngọn đèn sáng soi đường cho chúng sanh khỏi lạc trong rừng tối vô minh. Ảnh minh họa.

Tam bảo là cây cầu đưa chúng sanh từ bến mê qua bờ giác, Tam bảo là con thuyền cứu vớt chúng sanh đang chìm trong bể khổ đưa đến bờ Niết-bàn, Tam bảo là ngọn đèn sáng soi đường cho chúng sanh khỏi lạc trong rừng tối vô minh. Ảnh minh họa.

Nghĩa là: “Cúng dàng cho 100 người ác ăn, không bằng cúng một người thiện ăn; Cúng cho ngàn người thiện ăn, không bằng cho một người giữ ngũ giới ăn; Cúng một vạn người giữ ngũ giới ăn, không bằng cúng cho một Tu Đà Hoàn ăn; Cúng cho trăm vạn Tu Đà Hoàn ăn, không bằng cho một Tư Đà Hàm ăn; Cúng cho ngàn vạn Tư Đà Hàm ăn, không bằng cho một A Na Hàm ăn; Cúng một ức A Na Hàm ăn, không bằng cúng một A La Hán ăn; Cúng cho mười ức A La Hán ăn, không bằng cúng một Bích Chi Phật ăn; Cúng trăm ức Bích Chi Phật ăn, không bằng cho một Tam Thế Chư Phật ăn.

“Tam bảo là cây cầu đưa chúng sanh từ bến mê qua bờ giác, Tam bảo là con thuyền cứu vớt chúng sanh đang chìm trong bể khổ đưa đến bờ Niết-bàn, Tam bảo là ngọn đèn sáng soi đường cho chúng sanh khỏi lạc trong rừng tối vô minh. Người phát tâm tán trợ bồi bổ tô đắp cho Tam bảo thường còn ở thế gian thì công đức biết bao kể xiết. Vì Tam bảo thường còn ở thế gian, chúng ta phát tâm cúng dường, quả là việc làm tự lợi lợi tha đầy đủ”[3]. Phật - Pháp nhị bảo, lại do Tăng bảo phù trì, nếu không có Tăng, thì giáo lý Phật Pháp không do đâu mà được lưu chuyển, truyền bá, thiện căn không có chỗ nào để bồi đắp vun chồng. Do vậy việc hộ trì Tam Bảo nói chung và Tăng bảo nói riêng công đức thật là lớn tối thắng. Xưa kia Đạo Tuyên Luật [4] sư hỏi Thiên thần: Nhân gian làm công đức gì là tối thắng? vị chư Thiên đáp: Trai tăng công đức là tối thắng. Do Vậy Ngài Tân Đầu Lư Tôn Giả phát nguyện rằng: ở đâu có Trai Tăng vô già đại hội, ta ắt xẽ đến, vì chung sinh bố thí phúc điền. Cúng dàng Trai Tăng vô lượng vô biên phúc đức. Xin được tóm lược như sau:

1. Tiêu tai miễn nạn     

Trong Câu Xá Luận nói: Nếu có thể một ngày một đêm giữ giới không sát sinh, ở đời vị lai, nhất định sẽ không gặp tai nạn đao binh. nếu có thể lấy một hạt kha tử (một hạt còn có thể thành tựu quả phúc, huống là vật thực khác) dùng tâm thanh tịnh ân cần cúng dàng Tăng chúng, thì ở đời tương lai, quyết định không gặp tai nạn tật bệnh. Nếu dùng thức ăn dù chỉ là một viên thôi, khởi nên tâm thanh tịnh ân cần phụng cúng chư Tăng, ở đời đương lai nhất định không gặp nạn đói khát.

Trong Kinh Dược sư cũng nói: dùng các vật dụng Tứ sự cúng dàng với chúng tăng, Pháp sư không để thiếu thốn công đức cũng có thể tiêu tai miễn nạn.

Kinh cũng dạy: Nếu đối trước Tăng chúng mà cúng dàng ẩm thực dù chỉ bằng một hạt Kha tử, thì trong đời tương lai quyết định không gặp ba tai kiếp lớn là tật bệnh, đói khát, đao binh.

Trung Bộ Kinh Majjhima Nikaya 142. Kinh Phân biệt cúng dường (Dakkhinàvibhanga sutta) đức Phật từng dạy: "Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn trú giữa dòng họ Sakka (Thích-Ca), ở Kapilavatthu (Ca-ty-la-vệ), tại tinh xá Nigrodha (Ni-câu-luật Thọ Viên).

Rồi Mahapajapati Gotami (Củ đàm Nữ Ma-ha-ba-xà-bà-đề), đem theo một cặp y mới, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Mahapajapati Gotami bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, cặp y mới này do con cắt và dệt đặc biệt cho Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn vì lòng từ mẫn hãy nhận lấy cho con.

Khi được nghe nói vậy, Thế Tôn nói với Mahapajapati Gotami:

- Này Gotami, hãy cúng dường Tăng chúng. Bà cúng dường Tăng chúng, thời Ta sẽ được cung kính, và cả Tăng chúng cũng vậy."

Tam Bảo - Mô hình y khoa bảo vệ sức khỏe (I)

2. Phúc tuệ tăng trưởng

Tăng Nhất A Hàm Kinh, quyển nhất có nói: Có thể cúng dàng Tăng chúng, phúc không thể tính đếm.

Phật Thuyết Bố Thí Kinh nói: Cúng dàng Tam Bảo có thể được năm lợi ích.

Một là, Thân tướng đoan nghiêm: chỉ cho sự đoan chính, dung nhan đẹp đẽ, ai thấy cũng đều hoa hỷ.

Hai là, Sức khỏe dồi dào: tức khí lực được tăng thịnh, phụng sự chư Phật, không có mệt mỏi.

Ba là, Thọ mệnh duyên trường: tức thọ mệnh lâu dài: dù sinh ở cõi người, cõi trời, thì thọ mệnh đều được dài lâu, khang kiện không có ưu khô, sau khi mệnh chung, tự nhiên lại được thụ sinh, không bị phiền não trói buộc.

Bốn là, Vui vẻ an lạc: mọi sự đều được an lạc, không gặp những tai nạn nghịch cảnh, tâm tưởng sự thành.

Năm là, Thành tựu biện tài: tiếng nói trong trẻo, miệng thường nói những diệu pháp thanh tịnh, thông đạt vô ngại, người nghe không ai là không tin và làm theo.

3. Sở cầu như nguyện

Trong Kinh Tán Tăng Công Đức: Chư pháp do nhân duyên sinh, an trụ huy hữu trong ý niệm, vì vậy những sở nguyện, liền được thành tựu. Tăng bảo ví như đại địa, có khả năng sinh trưởng hết thảy các thiện pháp công đức. cũng như đất là nơi nuôi dưỡng hết thảy muôn loài, không gì không y cứ trên mặt đất. Trong Kinh nói:

“猶如百川歸大海。

殊勝妙寶大德僧,       

長養眾生功德種,

能與人天勝果者,       

無過佛法僧寶眾”[5]

(Do Như bách xuyên quy đại hải

Thù thắng diệu bảo đại đức Tăng

trưởng dưỡng chúng sinh công đức trủng

Năng dữ nhân thiên thắng quả giả

Vô quá Phật pháp Tăng bảo chúng)

4. Hành hiếu báo ân

Trong Kinh Vu Lan Bồn có chép rằng: các đệ tử Phật, nếu như muốn thực hành báo hiếu thì cũng noi theo gương của ngài Mục Kiền Liên, tới ngày 15/7 dùng thức ăn, ngọa cụ, thuốc thang, y phục mà cúng dàng mười phương Tăng chúng. Nhờ vào uy lực tu hành của quý Ngài hồi hướng cho cha mẹ, lục thân quyến thuộc được thoát khỏi tam đồ, ác đạo, lìa khỏi cảnh khổ nơi địa ngục u đồ mà được sinh cõi trời, cõi người, hoặc cha mẹ thân quyến hiện đời được tăng long phúc thọ, phúc lạc vô cùng.

5. Nhân lành Bồ Đề

Mỗi cư sĩ, đệ tử Phật thực hành tốt giáo lý, bổn phận của mình, tức là khiến cho Pháp thân Phật còn mãi mãi, là đem lợi ích cho mình cho xã hội.

Mỗi cư sĩ, đệ tử Phật thực hành tốt giáo lý, bổn phận của mình, tức là khiến cho Pháp thân Phật còn mãi mãi, là đem lợi ích cho mình cho xã hội.

Tam Bảo - Mô hình y khoa bảo vệ sức khỏe (II)

Phát tâm thiết lễ cúng dàng Trai tăng thành tựu là có sự quảng kết thiện duyên, nghiệp chướng được nhẹ dần, làm lớn thêm cái tâm bố thí cúng dàng nơi mình. “Tài pháp nhị thí” không có sai biệt. Cúng dàng Tăng là một sự cúng dàng thành tịnh, tương lai lìa xa phiền não, trừ bỏ tâm trói buộc tham lam bỏn sẻn, mà ưược cái tâm thanh tịnh. Do nhân ấy mà đời đời kiếp kiếp được kết duyên lành thanh tịnh với ngôi Tam Bảo, cũng là cái nhân xuất thế ở đời vị lai.

Người xuất gia tu hành, tiến đức tu nghiệp. Người tại gia tín chúng hộ trì tam bảo. với những công đức lợi ích lớn lao như vậy, Hàng năm mỗi mùa An cư các tín hữu Phật tử đều câu hội về các hạ trường thực hiện cúng dàng. Đây là một nét đẹp một pháp tu tài thí. Bên cạnh đó được thân thừa chư Tăng, nhận những Pháp thí nơi quý ngài để tu học.

Mỗi cư sĩ, đệ tử Phật thực hành tốt giáo lý, bổn phận của mình, tức là khiến cho Pháp thân Phật còn mãi mãi, là đem lợi ích cho mình cho xã hội. Góp phần vào xây dựng đạo đức bản thân và ổn định xã hội cũng là đền ơn Quốc gia, tổ quốc vậy.

Hà Nội,

Mùa An Cư Canh Tý – 2020.

Chú thích: 

[1]. Thái Tử Tất Đạt Đa, sau 49 ngày Thiền định và chứng quả vị Vô Thượng Bồ Đề nhằm ngày mùng 8 tháng chạp âm lịch.

[2]. Ông Annata Kondanna (Kiều Trần Như), Bhaddiya (Bạt-đề-ly), Vappa (Thập-lực-ca-diếp), Assaji (A-thấp-bà-trí) và Mahanama (Ma-nam-câu-lợi).

[3]. HT Thích Thanh Từ, Bước Đầu Học Phật, Nxb.

[4]. Luật sư Đạo Tuyên (596 – 667), còn có danh hiệu là Nam Sơn Đại sư, khoảng thế kỷ 7, sống trong đời nhà Đường chuyên tu trì giới luật, bốn oai nghi lớn đi, đứng, nằm, ngồi đều không một chút khiếm khuyết, luôn giữ đúng giới luật. Tương truyền được chư Thiên đến cúng dàng.

[5]. https://cbetaonline.dila.edu.tw/zh/T2911.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo

Kiến thức 11:20 03/11/2024

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Xem thêm