Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 20/08/2024, 11:30 AM

Phi Pháp hay chánh Pháp?

Con hiểu rằng, nếu đã hiểu chánh pháp, không mê tín, đã có duyên cùng giúp nhau học hỏi tu tập đúng chánh pháp theo lời Phật dạy thì không thể có những hành vi như vậy được, về mặt luật pháp cũng không cho phép, về mặt đạo lại càng sai. Phật dạy cách chuyển nghiệp đâu phải như vậy, có đúng không Thầy?

Hỏi:

Con có một người bạn rất thân (tri kỷ). Cách đây 4 năm, bạn con có quen một người. Người đó học vị khá cao và cũng am hiểu Phật giáo Nguyên Thủy do thường xuyên nghiên cứu. Trong suốt thời gian đó, người này đã giúp bạn con rất nhiều về mặt kiến thức để tu tập hành thiền, con rất mừng vì chúng con đã gặp duyên đến với chánh pháp.

Nhưng có một điều con không tán thành là người đó lại dụ dỗ bạn con về mặt tình cảm mặc dù đã có vợ, lại còn nói rằng: "đây là nghiệp quá khứ, phải trả cho hết nghiệp, đang là cư sĩ thì không phạm giới..."

Người đó còn xúi bạn con ly dị chồng, không nên giúp cha mẹ, anh em thường xuyên vì đó là không chấp thiện, không chấp ác! Con hiểu rằng, nếu đã hiểu chánh pháp, không mê tín, đã có duyên cùng giúp nhau học hỏi tu tập đúng chánh pháp theo lời Phật dạy thì không thể có những hành vi như vậy được, về mặt luật pháp cũng không cho phép, về mặt đạo lại càng sai. Phật dạy cách chuyển nghiệp và cắt nghiệp đâu phải vậy, có đúng không Thầy?

Theo con hiểu rằng, nếu hiểu đúng lời Phật dạy, khi đủ duyên đến với nhau, mặc dù trong tâm khởi lên tình cảm (yêu thương), nhưng hoàn cảnh không cho phép (đã có vợ) thì giúp nhau tinh tấn tu tập, không vụ lợi dưới bất cứ hình thức nào mới là người học cao hiểu rộng, mới là cư sĩ đáng được tôn trọng.

Kính thưa Thầy, con rất muốn tìm đến nhà người đó để gặp người vợ nói ra sự tình, nhưng con chưa dám vì sợ gia đình họ xáo trộn thì con lại tạo nghiệp ác. Bây giờ con phải làm thế nào để giúp và kéo bạn con ra khỏi vòng luẩn quẩn này vì bạn con rất muốn học hỏi tu tập. Hơn nữa người đó cứ nói là: "đi tìm người hiểu đúng chánh pháp rất khó, thời mạt pháp này toàn là tu theo tà pháp, không học theo được, lại uổng công vô ích..."

Con xin Thầy giúp chúng con giải pháp đúng chánh pháp. Một lần nữa con kính xin Thầy hoan hỷ, con rất mong được nương tựa nơi Thầy, Tam Bảo khi chúng con còn vô minh chưa có lối thoát.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đáp: 

Có hai cách hiểu pháp, một là hiểu trên lý thuyết, hai là hiểu trên thực hành. Nếu lý thuyết giỏi mà tâm chưa thông, hành chưa đúng thì vẫn chỉ là ngôn ngữ suông, nghĩa là phi pháp chứ không phải chánh pháp.

Cơ bản của người Phật tử là Tam quy, ngũ giới mà không giữ được thì không thể nào thấu hiểu được Phật pháp sâu xa vi diệu được.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa, tại sao cây táo lại nở hoa?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 22:15 17/09/2024

Thưa Thầy, lúc này đã là 1h đêm, con không ngủ được nên nằm quan sát Pháp. 

Chơi trốn tìm với bản ngã

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:21 16/09/2024

Hơn một năm qua bất kể làm việc gì con đều thận trọng, chú tâm, quan sát những ý niệm khởi lên trong tâm mình và càng ngày còn càng thấy ra được cái bản chất thật của mình, cái bản chất mà mình cứ trốn tránh không muốn đối diện với nó.

Học đạo giống như học pha một ly trà cho chính mình

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:36 15/09/2024

Con xin đảnh lễ Thầy, con kính chúc Thầy thật nhiều sức khỏe, an lạc! Sáng nay con pha ly trà thanh nhiệt như mọi ngày, chợt nghĩ đến điều này khiến con mỉm cười, con xin được chia sẻ cùng Thầy và mọi người ạ.

Phải làm sao để không đau khổ khi bị xúc phạm?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 07:35 13/09/2024

Hỏi: Thưa Thầy, con phải làm sao để không đau khổ khi bị người khác xúc phạm?

Xem thêm