Nương theo Chánh pháp để đẩy lùi mê tín
Gần đây, mẹ có đi xem bói, thầy bói nói là tôi sẽ giống số phận của bố, cần phải làm lễ để hóa giải. Mẹ tôi ngày đêm không ngủ được, thường lo lắng và suy nghĩ về điều đó. Có phải số phận con người được định trước, khi gặp chuyện gì đó không tốt thì phải làm lễ để hóa giải?
Hỏi:
Tôi là con trai duy nhất trong gia đình. Bố mất sớm lúc mẹ còn mang thai tôi. Từ nhỏ cho đến tận bây giờ, tôi luôn được mẹ quan tâm chăm sóc rất cẩn thận. Mẹ không muốn có điều gì xấu, nguy hiểm xảy đến với tôi.
Gần đây, mẹ có đi xem bói, thầy bói nói là tôi sẽ giống số phận của bố, cần phải làm lễ để hóa giải. Mẹ tôi ngày đêm không ngủ được, thường lo lắng và suy nghĩ về điều đó. Riêng tôi, nhờ chút hiểu biết Phật pháp thấy rằng không có ai có thể phán quyết số phận của mình được. Mặt khác, tôi cũng đi chùa nhiều nhưng chưa thấy có nghi lễ nào như vậy (hoặc tôi chưa được biết). Vậy xin quý Báo tư vấn cho tôi về vấn đề trên. Có phải số phận con người được định trước, khi gặp chuyện gì đó không tốt thì phải làm lễ để hóa giải?

Đáp:
Mẹ của bạn chỉ có một mình bạn nên thương quý rất mực. Điều đáng nói là vì quá lo cho tương lai của bạn nên đã tìm đến thầy bói để rồi khi không lại tự rước lo nghĩ, rắc rối vào thân. Vị thầy bói này đã đánh trúng điểm yếu của mẹ bạn, lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin mà vẽ vời cúng bái “làm lễ để hóa giải” nhằm tư lợi.
May mà bạn có hiểu biết Phật pháp, biết rõ mỗi người có một nghiệp riêng, tốt hay xấu là do mình tạo nghiệp thiện hay ác, đặc biệt là “không có ai có thể phán quyết số phận của mình được”. Cho nên, việc thầy bói nói “làm lễ để hóa giải” số phận là bịp bợm, lừa gạt. Vì không ai có thể làm được việc ấy, kể cả thần linh. Tin theo những việc đại loại như vậy là tà kiến, mê tín, chỉ tiền mất tật mang mà thôi.
Việc cần làm trước tiên là khuyên mẹ bạn nên loại trừ ngay những lời vu vơ, không căn cứ của thầy bói ra khỏi đầu óc. Tuyệt đối không tin vào mê tín, không tìm đến thầy bói chuyên gạt gẫm ấy nữa. Muốn tốt cho mình và cho con thì trước hết bản thân phải lo tu tập, tự sửa mình, tích cực làm phước, làm những việc thiện lành trong khả năng nhằm tích đức cho bản thân và con cháu.
Riêng bạn đã có duyên lành đi chùa, học Phật pháp thì hãy phát huy chánh kiến, vững tin Tam bảo. Đạo Phật không hề có việc làm lễ để hóa giải số phận.
Đạo Phật cũng không có quan niệm số phận đã được định trước, mà tất cả đều do nghiệp của mình. Nghiệp là năng lực tác tạo của thân miệng ý của tự thân trong quá khứ rồi chi phối lên hiện tại. Nghiệp không cố định mà có thể chuyển hóa từ xấu ác sang thiện lành hay ngược lại. Gieo nhân nào thì gặt quả nấy.
Vì thế, bạn hãy sống tốt, tích cực tạo nghiệp thiện, chuyển hóa các nghiệp xấu thì chắc chắn cuộc sống sẽ an lành. Đây chính là cách ‘hóa giải’ thiết thực, hiệu quả, đúng đắn nhất theo Phật giáo.
Theo Báo Giác Ngộ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Lần thứ hai Ma Vương tìm cách phá hoại Bồ Tát Sĩ Đạt Ta ra sao?
Hỏi - Đáp
Hỏi: Lần thứ hai Ma Vương đã tìm cách phá hoại Bồ Tát Sĩ Đạt Ta ra sao?

Bản kinh ngắn, dễ hiểu dành cho Phật tử tụng kinh cầu an đầu năm
Hỏi - Đáp
Hỏi: Tôi muốn tụng kinh cầu an đầu năm tại tư gia để cầu nguyện gia đạo an lành. Tuy nhiên vì không có nhiều thời gian cũng như không rành rẽ các pháp thức kinh kệ nên tôi chỉ muốn tụng đọc bình thường những bản kinh ngắn, dễ hiểu, dễ thực hành.

Vì sao đầu năm cầu an cần tụng kinh, niệm Phật Dược Sư?
Hỏi - Đáp
Vì sao đầu năm các chùa thường tụng kinh Dược Sư để cầu an? Tôi muốn trì niệm danh hiệu Phật Dược Sư để được gia hộ. Xin cho biết nên trì niệm danh hiệu nào vì Phật Dược Sư có nhiều danh hiệu và ý nghĩa của danh hiệu cùng công năng của việc trì niệm Phật Dược Sư.

Vào chùa nên đi lối nào và đứng ở đâu để khấn nguyện?
Hỏi - Đáp
Vấn: Xin thầy cho con biết vào chùa con nên quỳ hoặc đứng ở đâu là đúng nhất khi thắp nhang và khấn nguyện? Vào chùa con nên đi cửa nào vào là đúng? Có bạn bảo là không được đi bằng cửa chính vì chỉ dành cho các thầy hay để cử hành lễ nhưng nếu chùa có một cửa thì phải làm sao?
Xem thêm