Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Phiêu du Hàn San tự với 'nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên'

Hẳn ai thích thơ nhất là thơ Đường, thì chắc đã từng đọc và nghe đến nguồn gốc bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của nhà thơ Trương Kế đời Đường.

Audio

Phong Kiều Dạ Bạc

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên

Giang phong ngư hỏa đối sầu miên

Cô Tô thành ngoại Hàn San tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

Tạm dịch:

Ánh trăng lặn, tiếng quạ kêu, sương phủ đầy trời

Hàng cây phong bên bến sông, ngọn đèn chài trước mũi thuyền

Khách trên thuyền đang đối diện với một nỗi buồn vời vợi

Ngoài thành Cô Tô có ngôi chùa Hàn Sơn

Tiếng chuông chùa lúc nửa đêm vẳng đến tai khách trên thuyền.

Mình cảm tác lại với nhan đề Phong Kiều Thuyền Đậu:

Quạ gọi, trăng tàn lẫn giữa sương

Cành phong, ánh lửa, buồn thê lương

Hàn Sơn chùa nhỏ ngoài thành cổ

Một tiếng chuông vang, khách vấn vương.

Trong bài thơ có nhắc đến Hàn Sơn Tự, một trong mười ngôi chùa nổi tiếng nhất của Trung Hoa. Trong chuyến du lịch vừa rồi mình đã có dịp ghé thăm chùa Hàn Sơn. Trong trí tưởng tượng của mình qua bài thơ thì chùa Hàn Sơn nằm trên một ngọn núi cao nào đó quanh năm lạnh lẽo cô tịch, rất vắng vẻ và lặng lẽ soi mình xuống dòng sông buồn tênh.

Empty

Tuy nhiên khi đến tận nơi và nghe hướng dẫn viên du lịch trình bày thì mới biết thật ra ngôi chùa Hàn Sơn không nằm trên đỉnh núi mà tọa lạc trong trấn Phong Kiều, ngoài cổ thành Tô Châu khoảng 5 dặm, kế bên dòng sông Cổ Vận. Chùa Hàn Sơn được xây lên vào năm 502. Hàn Sơn là tên của một vị thầy trụ trì tại chùa này. “Hàn” có nghĩa là “lạnh” mà cũng có nghĩa là “nghèo”. Tương truyền rằng ngày xưa gia đình Hàn Sơn rất nghèo khổ nên cha mẹ ông gởi ông vào chùa để đi tu.

Một giai thoại khác kể về Hàn Sơn là ông có một người bạn chí thân tên Thập Đắc. Vì một chuyện tình tay ba, Hàn Sơn bỏ nhà đi tu. Thập Đắc thương bạn nên đi tìm và cùng tu theo bạn. Nhưng sau đó Hàn Sơn ở lại trụ trì tại ngôi chùa này, sau trở thành Văn Thù Bồ Tát, tượng trưng cho trí tuệ. Còn Thập Đắc thì đến trụ trì ở một ngôi chùa bên Nhật Bản và về sau ông thành Phổ Hiền Bồ Tát. Đến thời nhà Đường ngôi chùa cổ trở nên rất nổi tiếng và được mang tên Hàn Sơn từ đó.

Empty

Chùa Hàn Sơn nổi tiếng bởi có nhiều giai thoại, điển tích gắn liền với đôi bạn thân Hàn Sơn – Thập Đắc, nói lên tình bạn thắm thiết, cuộc sống hòa bình và hạnh phúc giữa người với người. Chùa nổi tiếng bởi có Hàn Thập Điện (Hàn Sơn – Thập Đắc điện) tọa lạc ngay sau Chánh Điện, trưng bày rất nhiều tượng của Hàn Sơn và Thập Đắc. Tượng Hàn Sơn có cầm một bông sen và Thập Đắc thì cầm một cái bình, cả hai tượng trưng cho hai chữ “hòa bình”.

Chùa Hàn Sơn còn nổi tiếng bởi 108 tiếng chuông chùa vang vọng được đánh vào mỗi ngày từ 11:45 cho đến 12 giờ trưa. Vì vậy, du khách đến chùa Hàn Sơn thường sẽ thỉnh 3 tiếng chuông và cầu hòa bình, hạnh phúc.

Còn bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của nhà thơ Trương Kế có liên quan gì đến Hàn Sơn Tự?

Empty

Trương Kế sống vào thời nhà Đường cách đây hơn ngàn năm. Ông thi trạng nguyên nhiều lần mà không đậu. Một lần nọ sau khi thi rớt, ông đi thuyền trên dòng sông Cổ Vận về quê. Buổi tối thuyền của ông neo lại trước cửa chùa Hàn Sơn. Ngồi trên thuyền nhìn cảnh sông nước mênh mông, ánh lửa thuyền chài le lói, ánh trăng mờ dần sau màn sương, và đâu đó vọng lại tiếng quạ kêu đêm…Ông buồn cho cái số học tài thi phận của mình nên tức cảnh sinh tình hạ bút đề thơ nhưng mới làm được hai câu “Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên, giang phong ngư hỏa đối sầu miên” thì hết ý.

Đang ngồi suy nghĩ mông lung bỗng nhiên Trương Kế nghe được một tiếng chuông chùa giữa đêm khuya vọng lại, thế là cảm xúc dâng tràn và ông đã nghĩ ra được hai câu thơ cuối cho bài Phong Kiều Dạ Bạc – “Cô Tô thành ngoại Hàn San tự. Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”.

Thế thì tại sao giữa đêm khuya lại có tiếng chuông chùa? Bình luận tiếng chuông trong Phong Kiều Dạ Bạc!

Empty

Cũng trong đêm trăng mà nhà thơ Trương Kế neo thuyền trước cửa chùa thì vị sư trụ trì trong lúc ấy cũng đang thưởng trăng và cảm xúc đề hai câu thơ:

Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung

Bán tự ngân câu bán tự cung

Đến đây thì sư cũng bí. Bỗng nhiên sư thấy chú tiểu, đệ tử của mình, cũng đang ngồi bên bậc thềm trong hoa viên và dường như đang suy nghĩ một điều gì đó. Sư đến gần hỏi chuyện và chú tiểu thưa rằng mình vừa làm được hai câu thơ rồi lại hết ý và xin thầy giúp đỡ. Hai câu thơ của chú tiểu như sau:

Nhất phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn

Bán trầm thủy để bán phù không

Thầy nghe xong vui mừng quá vì thấy hai câu thơ của mình kết hợp với hai câu thơ của đệ tử thì thành một bài tứ tuyệt rất hoàn chỉnh nên bảo chú tiểu ra đánh một tiếng chuông để tạ ơn Phật. Và chính tiếng chuông lúc nửa đêm này đã vọng đến thuyền của nhà thơ Trương Kế tạo cảm xúc cho ông viết nốt bài Phong Kiều Dạ Bạc.

Bốn câu thơ của thầy trò sư trụ trì chùa Hàn Sơn đã được Giáo sư Trần Trọng San dịch lại là:

Mồng ba, mồng bốn, trăng mờ

Nửa dường móc bạc nửa như cung trời

Một bình ngọc trắng chia hai

Nửa chìm đáy nước nửa cài từng không

Thế mới thấy từ xưa đến nay ánh trăng luôn là nguồn cảm hứng vô tận và luôn làm xao xuyến, rung động tâm hồn của các tao nhân mặc khách, kể cả những người đã ẩn mình sau cánh cửa chùa mong muốn thoát vòng tục lụy mà cũng không sao né nổi ánh trăng ngà.

Ngày nay chùa Hàn Sơn và dòng sông Cổ Vận cùng cây cầu đá nơi Trương Kế neo thuyền vẫn còn đó nhưng cảnh vật thì không yên ắng như trong bài thơ nữa mà thay vào đó là những kiến trúc hiện đại, nhà cửa san sát hai bên dòng sông. Trong chùa là một khung cảnh náo nhiệt, đông đúc từng đoàn người ghé thăm cúng viếng. Tiếng cười nói, tiếng rao hàng chào mời ngoài cổng chùa, tiếng giới thiệu của các hướng dẫn viên du lịch oang oang. Người người sắp hàng leo lên thỉnh chuông cầu nguyện. Tiếng chuông chùa vọng ra liên hồi. Hương khói mù mịt chánh điện.

Ngày đoàn mình đến thăm thì chùa đang làm lễ tang cho một vị sư nên chung quanh khuôn viên chùa đều có treo các dải băng lụa trắng và hoa lụa vàng. Vì thế mình cũng hạn chế chụp hình trong chùa nên lặng lẽ ra bến sông bước lên cây cầu đá cong cong chụp vài tấm ảnh và lặng tìm trên dòng sông hình ảnh chiếc thuyền và người thi sĩ cô độc đêm trăng hôm đó.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương lễ Phật tại chùa Linh Quang

Tin tức 15:58 04/05/2024

Tại đây, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã có lời thăm hỏi, chúc sức khỏe đến chư Tăng Ni, Phật tử và chúc mừng những thành tựu mà Phật giáo tỉnh Điện Biên đã đạt được trong 10 năm vừa qua.

Phụng tống kim quan Hòa thượng Danh Nhuôn nhập tháp

Tin tức 18:28 02/05/2024

Chiều 1/5 (23/3/Giáp Thìn), tại chùa Khlang Ong (thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành), Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang cùng môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm cử hành lễ truy niệm và phụng tống kim quan Hòa thượng Danh Nhuôn nhập tháp.

Những điều đặc biệt làm nên chùa Đồng - Yên Tử

Tin tức 16:35 01/05/2024

'30 năm một chặng đường, thời gian trôi nhanh, chúng tôi trải qua biết bao gian nan trở ngại mới đưa được chùa Đồng về Yên Tử', Hoà thượng Thích Quảng Tùng chia sẻ.

Đoàn hành hương Hệ phái Khất sĩ viếng Đức Hòa thượng Tep Vong

Tin tức 09:59 01/05/2024

Đoàn hành hương Hệ phái Khất sĩ do Hòa thượng Minh Tuyên chứng minh, Thượng tọa Giác Hoàng làm trưởng đoàn đã đến chùa Ounalom (thủ đô Phnom Penh, Campuchia) thành kính đảnh lễ giác linh Đại Tăng thống Tep Vong, vị lãnh đạo tinh thần tối cao, Vua sư Vương quốc Campuchia, tân viên tịch.

Xem thêm