Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 22/04/2020, 15:01 PM

Phòng hộ 6 căn và trải nghiệm hạnh phúc chân thật giữa đại dịch

Ta thường đổ lỗi những bất an, tai ương chướng ngại diễn ra cho hoàn cảnh, cho người ngoài, mà ít khi dám thừa nhận sự bất an này xuất phát từ chính tâm mình. Chúng ta đã đã quá dễ dãi mở tung 6 cánh cửa giác quan để cho tất cả mọi thứ nhiễm ô thâm nhập và tích tụ trong thân tâm.

 > Các ngọn lửa xuất phát từ sáu căn 'mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý'

Nguồn gốc của bất an, bệnh tật

Để thỏa mãn ham muốn, chúng ta có một thói quen cố hữu là không ngừng tìm kiếm ở bên ngoài. Điều này đặc biệt đúng trong xã hội hiện đại khi con người với điều kiện vật chất dư thừa đang ngày càng đắm đuối với việc săn lùng các trải nghiệm mới. Chúng ta thèm khát được nhìn, được nghe, được ngửi, được xúc chạm, được nếm của ngon vật lạ, được hưởng thụ… bỏ bao công sức tiền bạc để tìm cầu những cảm giác dễ chịu, thoải mái, thỏa mãn các giác quan.

Bởi vậy mà ngành công nghiệp dịch vụ, giải trí đang phát triển hơn bao giờ hết. Các phương tiện truyền thông, dịch vụ ăn uống, vui chơi sẵn sàng phục vụ các “thượng đế” mọi lúc, mọi nơi. Chưa bao giờ mọi thông tin, dịch vụ, hàng hóa trở nên dễ dàng tiếp cận như hiện nay. Chỉ cần chiếc smartphone, chúng ta có trong tay cả một thế giới giải trí khổng lồ. Chỉ một cú điện thoại là chúng ta có thể đặt bất cứ món hàng nào giao đến tận cửa.

Các phương tiện truyền thông, dịch vụ ăn uống, vui chơi sẵn sàng phục vụ các “thượng đế” mọi lúc, mọi nơi.

Các phương tiện truyền thông, dịch vụ ăn uống, vui chơi sẵn sàng phục vụ các “thượng đế” mọi lúc, mọi nơi.

Dù không phủ nhận những tiện nghi hiện đại giúp cuộc sống thoải mái, dễ dàng hơn. Nhưng nếu thiếu sự tỉnh thức, chúng ta tha hồ nạp vào thân tâm đủ các loại tạp chất, các thông tin độc hại, dư thừa không cần thiết. 

Những phương tiện giải trí dường như sẽ giúp đời sống tinh thần phong phú hơn, nhưng nếu không được chọn lọc tỉnh táo, đôi khi chỉ kích động tham sân si và những phiền não tiêu cực, làm tâm trí chúng ta thêm rối bời, thay vì đánh thức tình yêu thương, trí tuệ sẵn có nơi tâm mình.

Các sinh hoạt thường ngày khiến chúng ta phải tiếp xúc với đủ loại người, nghe đủ loại âm thanh, hít đủ loại khói bụi, dùng đủ loại thực phẩm từ bình dân đến đắt tiền, có thể ngon miệng đó, nhưng chưa chắc đã tốt cho sức khỏe, đôi khi còn là nguồn gốc của bệnh tật. 

Sống giữa ma trận thông tin, hàng hóa, dịch vụ… với vô số sự lựa chọn, thật giả lẫn lộn, chúng ta dường như có tất cả, nhưng không bao giờ cảm thấy ĐỦ, nên phải tiếp tục tìm kiếm một liều cảm xúc mới, nặng đô hơn. Cái vòng luẩn quẩn ấy cứ lặp đi lặp lại không hồi kết. 

Và bệnh tật, lo lắng, bất an là hệ quả tất yếu của việc liên tục để thân tâm tích nạp quá nhiều “rác rưởi” mà thiếu sự định hướng và thanh lọc cần thiết. 

Bàn về sáu căn thanh tịnh

Các bậc Thầy từng dạy 6 căn có thể khiến mình bám chấp, trầm chìm trong luân hồi, nhưng cũng chính là phương tiện giúp ta đạt giải thoát: giải thoát qua cái thấy, cái nghe, cái ngửi, cái nếm và sự xúc chạm.

Các bậc Thầy từng dạy 6 căn có thể khiến mình bám chấp, trầm chìm trong luân hồi, nhưng cũng chính là phương tiện giúp ta đạt giải thoát: giải thoát qua cái thấy, cái nghe, cái ngửi, cái nếm và sự xúc chạm.

Hộ trì 6 căn để thanh lọc thân tâm và trải nghiệm hạnh phúc 

Theo quan kiến Đạo Phật, khi 6 căn của chúng ta tiếp xúc với 6 trần, tức là khi các giác quan của mình gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và tâm ý tiếp xúc với các đối tượng bên ngoài, như tai nghe âm thanh, mắt nhìn hình ảnh, lưỡi nếm vị… sẽ phát sinh ra các cảm thọ, được phân ra làm hai loại chính là khổ thọ và lạc thọ. Đức Phật dạy rằng chính vì sự thèm khát cảm giác dễ chịu hay lạc thọ mà cả đời chúng ta mãi rượt đuổi 6 trần bên ngoài để thỏa mãn các giác quan, để rồi mãi trầm chìm trong luân hồi sinh tử.

Chúng ta thường đổ lỗi những bất an, tai ương chướng ngại diễn ra cho hoàn cảnh, cho người ngoài, mà ít khi dám thừa nhận sự bất an này xuất phát từ chính tâm mình. Trên thực tế, chúng ta đã đã quá dễ dãi mở tung 6 cánh cửa giác quan để cho tất cả mọi thứ nhiễm ô thâm nhập và tích tụ trong thân tâm. 

Đó là lý do tại sao các bậc Thầy luôn dạy chúng ta phải tỉnh thức “phòng hộ”, không được buông lung 6 căn để có được hạnh phúc, bình an. 

Cơn đại dịch đang hoành hành khiến toàn bộ guồng máy làm việc của chúng ta tạm dừng lại, chúng ta buộc phải cách ly, hạn chế tiếp xúc, nhà hàng, quán xá, siêu thị, rạp phim đều đóng cửa.

Cơn đại dịch đang hoành hành khiến toàn bộ guồng máy làm việc của chúng ta tạm dừng lại, chúng ta buộc phải cách ly, hạn chế tiếp xúc, nhà hàng, quán xá, siêu thị, rạp phim đều đóng cửa.

Phòng hộ 6 căn không có nghĩa là chúng ta che tai, bịt mắt, xa lánh cuộc đời, mà là thực hành sống chính niệm tỉnh giác trong từng suy nghĩ và hành động của mình để không bị 6 căn cuốn trôi, không bị cảm thọ chi phối. Chúng ta tỉnh táo lựa chọn những gì mình thâu nạp để giữ cho thân tâm được khinh an tự tại. Khi thân tâm được “tái cân bằng”, chúng ta có thể dùng 6 căn để trải nghiệm hạnh phúc chân thật. 

Các bậc Thầy từng dạy 6 căn có thể khiến mình bám chấp, trầm chìm trong luân hồi, nhưng cũng chính là phương tiện giúp ta đạt giải thoát: giải thoát qua cái thấy, cái nghe, cái ngửi, cái nếm và sự xúc chạm. 

Cơn đại dịch đang hoành hành khiến toàn bộ guồng máy làm việc của chúng ta tạm dừng lại, chúng ta buộc phải cách ly, hạn chế tiếp xúc, nhà hàng, quán xá, siêu thị, rạp phim đều đóng cửa. Chúng ta phải về nhà. Dưới góc độ tích cực, đây là cơ hội hiếm có để chúng ta quay vào bên trong, nhận diện những vấn đề, thực hành phòng hộ 6 căn để thanh lọc thân tâm và nạp thêm những năng lượng tươi mới, tích cực. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Xem thêm