Phóng sinh ngày Rằm tháng Giêng thế nào cho đúng?
Phóng sinh không nhằm để lấy thành tích hay chứng tỏ lòng tốt, mong tích phúc đức hay nghiệp tốt mà đây là hành động xuất phát từ chính chân tâm của mỗi người, cứu một sinh mạng còn hơn xây bảy tòa tháp.
Phật giáo là tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống văn hóa của người Việt. Dù nhiều người không theo đạo Phật nhưng vẫn cảm mến tinh thần từ bi hỉ xả và ủng hộ các hoạt động có ý nghĩa của đạo Phật. Đạo Phật đặc biệt coi trọng Lễ Thượng Nguyên được tổ chức vào ngày 15/1 âm lịch hàng năm. Vì đó là ngày Rằm đầu tiên trong năm, Đức Phật sẽ giáng lâm tới các chùa để chứng cho lòng thành của Phật tử. Các chùa tổ chức lễ cúng Rằm tháng Giêng cầu an cho chúng sinh, dâng lễ lên chư Phật để tỏ chân tâm và tổ chức các hoạt động lành mạnh để tiếp dẫn lời Phật dạy qua thực tế. Phóng sinh là hoạt động được nhà Phật khuyến khích, thể hiện tinh thần hướng thiện, coi trọng sự sống muôn loài và tích thêm phúc báu, tạo nghiệp lành. Dần dần, phóng sinh trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh. Ngày Rằm người dân đi lễ chùa, phóng sinh đầu năm để tâm hồn thư thái, tâm đức viên mãn, có thêm cho bản thân việc tốt.
Phóng sinh không nhằm để lấy thành tích hay chứng tỏ lòng tốt, mong tích phúc đức hay nghiệp tốt mà đây là hành động xuất phát từ chính chân tâm của mỗi người, cứu một sinh mạng còn hơn xây bảy tòa tháp, cứu chúng sinh khỏi cảnh giam cầm, bị giết hại thì không những bản thân hành thiện sẽ có phúc mà cũng là cách để mỗi người giải phóng dã tâm, sự tàn ác cũng như buông bỏ tâm ô uế hơn thua hận thù của mình. Phóng sinh một lần, phúc báo đời đời, nghiệp lành khai nở, điều này giúp con người tìm lại được tính thiện vốn có mà bị khuất lấp trong quá trình sống, dần để cái thiện thắng cái ác, loại bỏ những tâm ý độc hại ra khỏi suy nghĩ và giữ cho mình luôn bình thản. Đó là cách để đạt được hạnh phúc, tuy giản đơn nhưng vô cùng thoải mái.
Phóng sinh theo quan niệm Phật giáo xuất phát từ lòng thương sinh vật chứ không vì tư lợi cá nhân, giải thoát chúng khỏi cảnh thống khổ vì xót đau chứ không phải để được may mắn hay phúc báo. Làm việc thiện không cần hồi đáp, hành thiện bằng tâm chứ chẳng mong lợi.
Chính vì xuất phát từ đạo lý này mà lễ phóng sinh ngày Rằm tháng Giêng càng thêm có ý nghĩa. Đầu năm phát tâm cả năm hướng thiện, khởi đầu của năm mới cũng là khởi đầu của những điều tốt đẹp. Và bản thân Phật tử cũng muốn dùng hành động cụ thể để tỏ lòng thành kính với chư Phật, là lễ vật tốt nhất để dâng lên Phật.
Hiểu sai ý nghĩa của lễ phóng sinh, hại không lường hết. Quan niệm Phật giáo luôn nhấn mạnh rằng phóng sinh là việc từ tâm, không màng lợi ích nên bất cứ ai có lòng tham sân si, phóng sinh lấy thành tích hay phóng sinh vì nghĩ mình sẽ được hưởng phúc thì không nên làm bởi có làm cũng không có ích gì. Thiện hay không thiện, trong lòng tự rõ; phúc hay không phúc, là việc của Trời dù cưỡng cầu cũng không được. Hoạt động này có thể tiến hành vào bất cứ thời điểm nào chứ không chỉ trong ngày Rằm tháng Giêng. Mỗi khi gặp số phận khổ đau mà ta có lòng cứu thoát thì đều gọi là phóng sinh chứ chẳng cần chờ tới lễ lạt mới làm.
Ngược lại, vào Lễ Thượng Nguyên nhiều người ồ ạt phóng sinh theo phong trào, đánh bắt sinh vật tràn lan để làm lễ thì hoàn toàn là hại. Những sinh vật vốn có thể sống ngoài tự nhiên nhưng vì tâm lý vào hùa của con người mà bị săn bắt, chịu cảnh kìm kẹp. Nhiều người còn dùng các biện pháp khắc nghiệt để đánh bẫy khiến chúng bị thương, sau khi làm lễ phóng sinh thì cũng không thể sống sót. Như thế là giết hại chứ không gọi là phóng sinh.
Làm việc theo lời Phật dạy về lòng tốt nên dùng tâm, ngay lúc thả vật ra trong lòng cảm thấy từ bi thanh thản thì mới thực sự là làm trọn vẹn hoạt động ý nghĩa này. Hiểu sai, hiểu khác về lễ phóng sinh trong Rằm tháng Giêng sẽ làm xấu đi nét đẹp văn hóa đáng lưu giữ này, làm lu mờ giá trị chân chính của Phật giáo. Mong rằng mỗi chúng ta khi làm việc thiện hãy làm theo sự thúc giục của lương tâm, tránh chạy theo tâm lý xô bồ. Phúc báu là tự nhiên, không thể đạt được theo ý nguyện của con người, là phúc hay họa khó nói nên đừng phạm sai lầm.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Phật giáo thường thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Ngồi thiền có bị vong nhập?
Phật giáo thường thức 17:45 02/11/2024Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Phật giáo thường thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Phật giáo thường thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Xem thêm