Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 19/01/2020, 10:51 AM

Phước và giá trị con người

Phước tạo nên gía trị con người. Để làm được một con người đầy đủ ý nghĩa, chúng ta hãy nhớ thường xuyên làm phước. Phước đó làm nên phẩm gía, gía trị của con người; đồng thời cũng là vốn để dành đi về kiếp sau và cũng là sức mạnh để chúng ta đi vào thiền định, giải thoát.

>>Góc nhìn Phật tử

Bài liên quan

Người phước nhiều được nhiều người kính trọng. Người phước ít, ít được kính trọng. Người thiếu phước bị người ta khinh bỉ. Gía trị con người nằm ở chỗ có phước hay không. Đó là quy luật. Đừng nghĩ tại sao tôi cũng là người mà tôi không được kính trọng. Vì anh ít phước, vì anh thiếu phước, anh nặng nghiệp nên anh bị người khác xem thường. Đó là chúng ta nói theo nhân qủa, không phải kỳ thị giàu nghèo, giai cấp, dòng dõi xuất thân. Dù anh thuộc gia cấp nào, dòng dõi nào, giàu hay nghèo nhưng anh thiếu phước sẽ bị người ta xem thường. Nếu anh là người biết làm phước, tăng phước từng ngày, từng ngày thì trước mắt mọi người, anh là người đáng kính trọng. Luật nhân qủa là vậy. Chúng ta đừng đòi hỏi người khác kính trọng mình mà phải tự đòi hỏi mình phải có đức, phải làm phước. Một người khi đã đủ phước, không cần mong đợi hay kêu gọi, người khác vẫn kính trọng mình.

Trong cuộc sống có những người rất được kính trọng mà cũng có người bị xem thường do phước có hay không.

Trong cuộc sống có những người rất được kính trọng mà cũng có người bị xem thường do phước có hay không.

Bài liên quan

Những người uống rượu say, sử dụng ma túy để hưởng thụ khoái cảm là những người đốt phước của mình rất nhanh và đừng trách tại sao người ta không kính trọng mình. Có ba nguyên nhân tạo phước để được người khác kính trọng mình. Một là biết kính trọng những người đáng kính, đó là những bậc Thánh, những người tốt trên đời này. Hai là thường giúp đỡ người khác: rộng lòng bố thí, giúp đỡ người nghèo. Ba là tu sửa nội tâm thuần thiện: lúc nào cũng có lòng thương yêu con người, trừ diệt cái xấu, bồi dưỡng cái đức của nội tâm.

Có ba nghiệp nhân tạo thành cái phước làm kẻ khác phải kính trọng.

Thứ nhất là kính trọng người đáng kính. Quan trọng nhất là bậc Thánh, kế đến là những người tốt trên đời.

Thứ hai là thường giúp đỡ, bố thí, ban ân rộng rãi.

Thứ ba là tu sửa nội tâm cho thuần thiện. Dù có thể chưa giúp được nhiều người nhưng nếu lúc nào ta cũng thương yêu con người, biết quan sát, trừ diệt từng lỗi dù nhỏ nhặt… Tức là biết tồn dưỡng cái đức của nội tâm, chắc chắn ta sẽ thành tựu được cái phước khả kính.

Có những người càng gìa càng được kính trọng vì họ đã tích được nhiều phước.

Có những người càng gìa càng được kính trọng vì họ đã tích được nhiều phước.

Ngược lại, cũng có những nguyên nhân làm ta mất phước để rồi phải thọ lãnh sự khinh bỉ.

Thứ nhất là khinh thường bậc đáng kính, đặc biệt là bậc Thánh.

Bài liên quan

Thứ hai là hưởng thụ, lấy niềm vui của kẻ khác làm niềm vui của mình mặc cho họ đau đớn khổ sở. Nặng nề nhất là trường hợp của những người dụng ma túy.

Thứ ba là không tu sửa nội tâm. Người có nhân cách tầm thường, nói năng vụt chạt, làm việc gì cũng đều sơ suất, sai lầm thì chắc chắn không bao giờ được ai kính nể.

Vì thế, trong cuộc sống có những người rất được kính trọng mà cũng có người bị xem thường do phước có hay không. Có những người càng gìa càng được kính trọng vì họ đã tích được nhiều phước. Nhưng cũng có người càng gìa họ càng bị xem thường vì họ không làm phước mà chỉ hưởng thụ suốt một đời đến khi tuổi gìa, đứa con nít cũng không kính trọng. Có những người khi còn trẻ vẫn được người ta kính trọng vì có phước từ đời trước.

Phước tạo nên gía trị con người. Để làm được một con người đầy đủ ý nghĩa, đầy đủ gía trị của một con người, chúng ta hãy nhớ thường xuyên làm phước.

Phước tạo nên gía trị con người. Để làm được một con người đầy đủ ý nghĩa, đầy đủ gía trị của một con người, chúng ta hãy nhớ thường xuyên làm phước.

Phước tạo nên gía trị con người. Để làm được một con người đầy đủ ý nghĩa, đầy đủ gía trị của một con người, chúng ta hãy nhớ thường xuyên làm phước. Phước đó làm nên phẩm gía, gía trị của con người; đồng thời cũng là vốn để dành đi về kiếp sau và cũng là sức mạnh để chúng ta đi vào thiền định, giải thoát. Do đó, phước như chiếc chìa khóa mở ra nhiều cánh cửa để ta ung dung sống trong luôn hồi sinh tử cũng như ung dung đi tìm con đường giải thoát giác ngộ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tuổi nào cho em

Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024

Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.

Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân

Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024

Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.

Để Sư nấu

Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024

Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.

Nói xấu người

Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024

Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.

Xem thêm