Phương pháp thiền đúng cách
Mong sư thầy chỉ dạy cho con.
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy!
Đầu tiên xin Thầy nhận ở con lòng biết ơn sâu sắc bởi nhờ những bài pháp quý giá, chân thành và đầy tình yêu thương của của Thầy mà con đã và đang hiểu ra một số pháp.
Con ở xa (Sydney, Úc) nhưng quê con ở Quảng Trị và có tham gia 1 khóa 10 ngày thiền Vipassanā ở Blue Mountain và 1 khóa ngắn hạn khác.
Thật lòng con rất biết ơn khóa học đó (và tất cả những người đã tạo duyên, tạo điều kiện cho con một chỗ học, chỗ ăn ở và tuyệt vời nhất là cho con một phương pháp thực tế và hiệu quả để con nhìn nhận pháp đúng hơn và sống hài hòa hơn), và nhờ duyên lành, vô tình con được nghe nhiều bài pháp của Thầy (con kể thầy đừng cười, con nghe mọi lúc mọi nơi và đến giờ thì không thể biết được là mình đã nghe bao nhiêu bài, có những bài giảng của Thầy con nghe 3-4 lần và càng nghe càng thấm).
Con rất biết ơn thầy đã yêu thương chia sẻ, chỉ dạy cho chúng con!
Con có hai câu hỏi mong thầy từ bi chỉ dạy:
1- Mỗi lần thiền là chỉ được một lúc sau là con ngủ gục, điều này con bị từ ngày đầu tiên và lần đầu tiên tập thiền, kéo dài cho tới giờ. Dù trong khóa thiền 10 ngày tại Trung Tâm con cũng "đạt" được một số trạng thái như thấy mình bay lên trần nhà, thấy mình to lớn bao phủ cả thiền đường có sức chứa hơn 100 người, thấy vòng tròn ánh sáng bao quanh mình v.v...
Con thật lòng muốn tinh tấn tiến bộ trong thiền nhưng cứ giậm chân ở chỗ "ngủ gục". Có một vài lần con đổi sang thiền buổi tối sau 10h thì lại bị nhức đầu và sau đó là không ngủ được. Thậm chí hơi đáng sợ. Mong thầy chỉ dạy cho con phương pháp (có thể là tạm thời, chỉ để tránh tình trạng ngủ gục hiện nay, sau đó khi đã tạo được thói quen tỉnh thức, con sẽ không bám chấp vào phương pháp nữa ạ).
2- Con theo học thiền Vipassanā của thầy Goenka nhưng từ khi về nhà, con chỉ có thể ngồi thư giãn và cảm nhận hơi thở ra vào nơi dưới mũi, chứ con không "dẫn ý" hay "quét" từ đầu đến chân hay từ chân lên đầu được. Như thế có phải là con thiền thiếu sót, không đúng cách phải không thầy?
3- Câu này không thực sư là câu hỏi, con chỉ nêu thắc mắc, được thì thầy khai thị hộ con: chuyện là có hai lần, khi đang đi bộ, con thấy hai cái cây khác nhau, ở hai nơi khác nhau dù đều ở Sydney, thời gian cách nhau khoảng 5 năm, 1 cây to vừa, một cây rất cao rất to, bỗng dưng như chào hỏi con vui vẻ, rộn ràng vui tươi, nói chuyện ríu rít, con không thể tả hết trạng thái của hai cây đấy, nhưng nó khiến cho con phải dừng lại quan sát, ngắm nhìn; Và một lần khác ở Queensland, khi đang ngồi trên hòn đá ngắm biển, con bỗng rơi vào một trạng thái thấy không gian xung quanh như co lại, vừa ấm áp, vừa mát mẻ, như thể con đang ở trong lòng mẹ thiên nhiên, được mẹ đu đưa. Cảm giác đó rất LẠC.
Ba sự kiện đó con khiến con có đôi chút thắc mắc, lúc đầu còn không dám nói ai vì sợ người ta cho là mình bất bình thường. Có phải ba lần đó là do tâm con vắng bặt suy nghĩ (cái này con không chắc vì tâm con hay chạy lung tung) hay do sao mà con thấy như thế ạ?
Con rất mong nhận được sự chỉ dẫn của thầy. Kính chúc thầy luôn dồi dào sức khỏe.
Ước mong có dịp được gặp thầy.
Trả lời:
1) Thiền phương pháp dù đưa đến lợi ích cách mấy cũng vẫn bị trói buộc trong chính quy định của phương pháp đó. Vì vậy, sớm muộn gì nó cũng sẽ bị đào thải trong nguyên lý vận hành tự nhiên của pháp. Buồn ngủ chính là một trong những biểu hiện của sự đào thải đó. Như thế buồn ngủ là đúng chứ không phải sai. Tốt nhất con nên bỏ ngồi thiền hơn là cố không ngủ gục.
2) Cố quét hay cố theo dõi hơi thở đều không tự nhiên, vì đã có sự ràng buộc trong đó, trong khi pháp vận hành rất tự nhiên, con không nên xen vào mà chỉ chứng kiến thôi. Chứng kiến điều gì đang đến, đang đi, đang sinh, đang diệt nơi thực tại đang là mới thực sự là thiền.
3) Đúng là lúc tâm con rỗng lặng trong sáng tự nhiên thì con sẽ thấy những hiện tượng đó. Hiện tượng thứ nhất do cảm ứng của tâm từ. Hiện tượng thứ hai cảm ứng của trí tuệ. Đây chính là nguyên lý "Khi tâm thanh tịnh, thấy các pháp đều thanh tịnh".
Theo: Trung tâm Hộ tông
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thế nào là tình yêu vô ngã vị tha?
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 10:45 23/11/2024Hỏi: Thưa thầy thế nào gọi là yêu?
Làm sao để nhận biết đó là bậc giác ngộ?
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 08:16 23/11/2024Thưa Thầy, Thầy nói tu học tốt nhất là được học từ bậc Giác Ngộ, vậy làm sao chúng con biết vị ấy là bậc Giác Ngộ để mà theo học ạ?
Có phải con đang né tránh bài học của pháp không?
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:00 22/11/2024Con thấy được những ràng buộc nơi tâm và thân trong đời sống gia đình, nên con không muốn kết hôn, không muốn bị ràng buộc. Những nhân duyên đến để con hình thành một mối quan hệ tình cảm thì con thường tìm cách thoát khỏi trước khi mối quan hệ có thể bắt đầu.
Tự tánh của tâm và biểu hiện của tâm
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 08:48 20/11/2024Thầy ơi cho con hỏi, khi nào gọi là tâm, khi nào là không có tâm? Sao có lúc thì là tâm, có lúc không phải là tâm, con không hiểu, xin Thầy hoan hỉ trả lời giúp con.
Xem thêm