Phương tiện cho người tu thiền (I)
Tu ít tu nhiều gì là tùy mỗi người. Biết cách tu thì dù tu ít chăng nữa, ta vẫn hưởng được sự bình an trong từng phút, từng giây công phu đó. Còn nguyện cầu nhiều mà không tu hay không biết cách tu, dù thắp bao nhiêu nhang, đốt thêm bao nhiêu vàng mả cũng chẳng ích gì.
Phật pháp có vô lượng pháp môn. Hàng Phật tử chưa thông hiểu thì thấy có sự khác nhau giữa các pháp môn, vì vậy trong việc tu hành thường xảy ra vấn đề cục bộ. Phạm vi của bài giảng hôm nay là phá những lầm chấp ấy, để có thể áp dụng Phật pháp với tinh thần rộng rãi cởi mở.
Pháp môn của Phật không có cao thấp nhưng do nghiệp tập của chúng sanh mà thấy có cao thấp. Pháp Phật không dành riêng cho bất cứ ai, căn cơ nào tu cũng được. Mục đích mà người tu nhắm đến để tu hành, gọi là lý tột, thì không có sự sai khác. Nhưng trong phần áp dụng thấy có sự sai khác rõ ràng chính là do nghiệp tập của mỗi người. Trên thực tế, nhiều người lại cho rằng Phật pháp thực có cao thấp. Vậy chúng ta phải hiểu thế nào tu thế nào?
Trước tiên, đối với bất cứ việc tu hành và công đức nào, nếu ta làm trong tinh thần trao đổi hai chiều thì phải biết đây là sự hạn cuộc cục bộ. Phật tử phải phá bỏ những dấy khởi như vậy để hướng đến chỗ rốt ráo. Ta không tu để cầu gia đình bình yên, phước lộc đầy nhà hay tu để được quí trọng v.v... mà tu để thành Phật. Đó là mục đích duy nhất. Chỉ khi đạt được chỗ tột cùng này, ta mới thật sự bình an, còn các hiện cảnh, hiện tượng trước mắt không có thứ gì bảo đảm vững chắc. Đây là quan niệm tu hành chân chánh. Muốn đạt được chỗ cuối cùng này, ta phải thực hiện tuần tự một số giai đoạn. Những giai đoạn này chỉ là bước đầu của người học Phật. Còn chỗ cuối cùng chính là tâm hoàn toàn bình an thanh tịnh của mình. Đó là Niết bàn. Niết bàn không có cảnh giới chỉ là tâm mà thôi. Thông thường, khi có người phát tâm tu thì các vị thầy luôn luôn nhắc nhở là đừng mang tính chất cục bộ, hạn chế việc tu hành của mình.
Như một số Phật tử tu theo tông Tịnh độ thì quan niệm rằng, phải tu tịnh mới bảo đảm gần Phật, được Phật rước. Quan niệm này không sai. Tuy nhiên điều kiện để được Phật rước thì ai cũng biết, phải niệm Phật đến nhất tâm bất loạn. Còn niệm kiểu ù ơ ví dầu, thì không chắc Phật rước. Có rước sang chắc gì mình đã chịu ở. Chỉ mới vào chùa, vào thiền viện một thời gian, có người còn chưa chịu nổi huống là cõi Phật thanh tịnh giải thoát. Ở vài tuần đã than buồn quá, đòi về... Tâm còn ngược xuôi, chạy theo thứ này thứ kia thì khó hòa nhập được với sự yên ắng vắng vẻ, huống là sự thanh tịnh hoàn toàn.
Còn Phật tử tu thiền thì hay mắc bệnh nói tận trời xanh, toàn là kiến tánh rồi đốn ngộv.v... nhưng đụng đến thì sanh sự, rầy rà ... đủ thứ chuyện.
Người tu thiền, chết đi về đâu?
Vấn đề quan trọng không phải là tu thiền tốt hay tu tịnh độ đúng mà quan trọng là tu như thế nào để giải quyết sanh tử. Đừng nên vướng vào những thứ cục bộ trên. Đả thông rồi thì pháp hội nào ta cũng tới được. Phật pháp nơi nào ta cũng nghe được. Nghe để có thêm kinh nghiệm, thêm sự hiểu biết mà hoàn bị cho việc tu học của mình.
Phải nói, tu hành với tính cách trao đổi hai chiều đã trở thành thông lệ. Như thắp nhang cúng Phật xong, liền “Lạy Phật cho con tháng này trúng số, cho con được bình yên”v.v... Ít khi nào việc dâng hương cúng Phật chỉ đơn thuần là do lòng quí kính và ngưỡng mộ. Dâng hương chỉ với lòng thành kính thôi đủ rồi, cần thêm gì nữa?. Muốn thêm gì nữa, cũng đòi hỏi ta phải đầu tư tâm huyết và công sức của mình, chứ không thể cầu nguyện suông. Như muốn lòng mình yên ổn thì không thể chỉ thắp hương nguyện với Phật rằng “Lạy Phật cho lòng con yên ổn” mà phải nổ lực trong công phu hằng ngày. Nổ lực thế nào? Tụng kinh thì phải tập trung vào lời kinh tiếng kệ đừng để tạp niệm xen vào. Niệm Phật thì chỉ niệm Phật và nhớ Phật thôi. Ngồi thiền thì phải được thiền định. Những gì dấy khởi làm mình bất an bất ổn thì phải buông. Như vậy mới đạt được ước nguyện, còn nếu chỉ ao ước suông mà không đầu tư công sức thì việc mơ ước trở thành hảo huyền. Người Phật tử chân chính không làm như vậy.
Tu ít tu nhiều gì là tùy mỗi người. Biết cách tu thì dù tu ít chăng nữa, ta vẫn hưởng được sự bình an trong từng phút, từng giây công phu đó. Còn nguyện cầu nhiều mà không tu hay không biết cách tu, dù thắp bao nhiêu nhang, đốt thêm bao nhiêu vàng mả cũng chẳng ích gì. Chưa kể, nguyện cầu nhiều mà không được đáp ứng thì có khi còn tăng thêm sự bực bội và bất an.
Muốn phá trừ thói quen tu hành có tính cách hai chiều này thì ta phải học, hiểu, sống thực với bản hạnh của Phật và Bồ Tát. Đời sống của chúng ta đầy những dấy niệm lăng xăng, toan tính ngược xuôi, không giống với các ngài. Làm thế nào bỏ đi, những điên đảo loạn tưởng, những toan tính ngược xuôi tức là chúng ta sống thực được bản hạnh Bồ tát.
Việc tu hành không đòi hỏi ta phải đến chùa hoặc phải có thời gian cố định. Chỉ cần kiểm nghiệm tư tưởng và hành vi của mình trong mọi sinh hoạt, đó là tu. Những gì gần gũi với bản hạnh của Phật và Bồ tát thì chúng ta gìn giữ phát triển. Vọng tưởng dừng, việc làm của mình có kết quả. Tụng kinh, tạo công đức chỉ là những phương tiện giúp chúng ta sống gần với bản hạnh của chư Phật và Bồ Tát. Nó chưa thể đảm bảo cho việc thanh tịnh giải thoát. Nếu làm những việc đó mà được thanh tịnh giải thoát thì chúng tôi đã thành Phật hết rồi. Nhưng chúng tôi đâu đã thành Phật. Quí vị chọc giận thì có khi chúng tôi cũng nổi sân. Trong quan hệ tương giao lợi lộc nếu quí vị làm mích lòng quá thì chúng tôi cũng đâm đơn kiện. Những thứ như vậy nằm sâu bên trong không ai biết được. Vậy thì, làm sao những việc làm bên ngoài có thể giải quyết và mang lại sự thanh tịnh giải thoát cho chúng ta, nếu chúng ta không chịu buông bỏ và tu ngay những thứ bên trong này. Đây là chỗ đáng lưu ý.
Một thiền sư đã nói :
Phong quyện tàn vân vũ trụ khoan
Bích thiên như thủy nguyệt như hoàn
Tổ sư tâm ấn phân minh tại
Đối thử bằng quân tử tế khan
Dịch :
Gió cuộn mây tàn vũ trụ thênh
Trời xanh như nước một vầng trăng
Tâm ấn tổ sư rành rành đó
Chỗ này ai nấy tự xem bằng
Tâm ấn của tổ sư chính là tâm chân thật. Ai cũng có, không hề dấu diếm và chính là Niết bàn thường tại. Chỉ cần gió cuộn mây tan, tức những lăng xăng điên đảo và loạn tưởng đã quét sạch thì bầu trời bao la thênh thang hiện bày.
Lợi ích của Thiền định đối với khoa học và trí tuệ não bộ (I)
Tu như vậy là tu thẳng tắt không qua một quá trình phương tiện nào. Nó đòi hỏi chúng ta phải có quyết tâm buông bỏ và loại trừ những tăm tối điên đảo của mình. Như muốn nhà sáng thì phải thắp đèn. Thắp như thế nào? Nghĩ bậy đừng nghĩ, nói bậy đừng nói, làm bậy đừng làm... được vậy thì dần dần tâm ta sẽ sáng. Đây là một phương thức mà ai cũng có thể áp dụng.
Trời xanh như nước một vầng trăng, bầu trời không mây thì thênh thang xanh biếc. Giữa cái thênh thang xanh biếc ấy trăng sẽ hiện ra. Đó là tâm chân thật của ta hiện tiền. Ngoài ra “một vầng trăng” còn diễn tả hình ảnh của một việc làm duy nhất, không bị những lăng xăng điên đảo làm rối loạn. Việc gì chỉ tập trung một việc đó thôi. Làm vậy thì ta được bình an tức thì.
Tâm ấn tổ sư rành rành đó, một khi tâm đã rỗng rang bình an thì sự ấn chứng của chư vị tổ sư cũng sẵn sàng. Tức ta sống được với bản hạnh của Bồ tát.
Tuy nhiên đó chỉ mới là một bước trong công phu tu hành, chưa phải rốt ráo. Ngài Tử Thuần nói:
Đình đình nhựt ngọ du khuy bán.
Tịch tịch tam canh thượng vị viên.
Lục hộ bất tằng chi noãn ý.
Vãng lai thường tại nguyệt minh tiền.
Dịch :
Dừng dừng đúng ngọ chữa tròn khuyên
Lặng lặng canh ba chẳng hiện tiền.
Sáu cửa chưa từng hơi hướm ấy.
Tuy nhiên trăng sáng vẫn không riêng.
Lợi ích của thiền định đối với bệnh nhân ung thư
Tuy dừng được tất cả những lăng xăng phiền não thì bầu trời thênh thang rộng mở, trăng sáng hiện tiền. Nhưng vầng trăng này chưa phải là vầng trăng tròn đầy. Trạng thái tâm lặng lẽ như sự tịch tịnh yên lắng vào lúc giữa đêm chưa phải là chỗ rốt ráo. Phiền não hết nhưng tâm vẫn còn bị chi phối bởi những quan điểm nhận thức, nên nói, dù đã tịch lặng nhưng chưa thật tròn đầy.
Thường trong đời sống, ta làm được việc gì thì hay bị mắc kẹt vào việc ấy. Những gì đã thành nếp mà có sự đổi khác thì sinh phiền não. Giá như mình đang tụng kinh mà ai làm gì ồn náo thì mình bực. Hoặc ngược lại mình không thích tụng kinh mà ai tụng kinh thì mình không ưa. Đó là do chúng ta chưa thoát khỏi những quan niệm, định kiến. Nó làm chướng ngại tâm chân thật hiển lộ tròn đầy. Nên nói, lặng lặng canh ba chẳng hiện tiền.
Tuy nhiên, dù cho chỗ tịch lặng ấy chưa được rốt ráo, sáu căn của mình còn dong ruổi ngược xuôi, ánh sáng của vầng trăng vẫn tỏa khắp. Đây là chỗ ai cũng có thể nhận được nếu biết cách tu. Chỉ cần chúng ta chịu buông bỏ, đừng vướng mắc, làm chủ được mình.
Ngày tháng như thoi đưa, tuổi già chồng chất, mạng sống ngắn ngủi. Hiểu đạo mà không cố gắng tu hành thì thật đáng tiếc! Người xưa chí thiết tu hành mà còn than thân, trách phận, lý nào chúng ta lại để ngày tháng trôi suông. Thiền sư Duy Công đã tự thán :
Công phu chưa đến chỗ vuông tròn
Hằng tựa lan can luống lo âu
Hôm nay là ba mai lại bốn
Tuyết sương dễ đến phủ trên đầu
>Xem thêm video: Tác hại của lời nói dối:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm