Thế nào là ngũ uẩn giai không?
Ngũ uẩn là hợp thể của sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn, là một kết hợp giữa tâm lý và vật lý để tạo nên một chúng sanh mà điểm trọng yếu khi phân tích một con người toàn diện thì ta thấy gồm hai yếu tố chính, đó là thân và tâm hay vật chất và tinh thần.
Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật! Con thành kính đảnh lễ Thầy! Kính bạch Thầy,
Cách đây hơn 1 tuần, con có đọc Giảng Giải Kinh Pháp Hoa của Sư ông Thanh Từ, thấy từ phẩm Dược Vương Bồ Tát đến phẩm Đức Vua Diệu Trang Nghiêm là phá 5 ấm. Cụ thể như sau:
- Phẩm Dược Vương Bồ Tát phá sắc ấm.
- Phẩm Diệu Âm Bồ Tát phá thọ ấm.
- Phẩm Quan Thế Âm Bồ Tát phá tưởng ấm.
- Phẩm Đà-La-Ni phá hành ấm.
- Phẩm Vua Diệu Trang Nghiêm phá thức ấm.
Cảnh tượng sau khi thoát ra thân ngũ uẩn
Con cũng đã đọc quyển "Thực tại hiện tiền" của Thầy khá cẩn thận vì con rất muốn tìm hiểu về ngũ ấm, về 12 nhân duyên và bát chánh đạo. Trong thời gian này con vẫn nghe những bài pháp thoại của Thầy.
Qua những quyển sách con đọc, thì phá sắc uẩn nghĩa là không chấp thân sắc này. Trong khi sắc thân này vẫn hiện diện rất thực. Con rất thích phần Thầy dạy cách chiếu phá ngũ uẩn. Vì vậy, con có sự suy nghĩ rằng ngũ ấm lúc nào cũng hiện diện ngay nơi chúng ta, nếu con phá ngũ ấm (theo nghĩa tiêu diệt hoàn toàn) thì không đúng vì như thế con sẽ trở thành vô tri không còn biết gì hết. Nên con hiểu rằng chỉ cần bản thân con sáng suốt, định tĩnh để không có những hành vi sai lầm, cũng không có thái độ quá đáng làm cho con ân hận.
Con kính mong Thầy hoan hỷ chỉ cho con thấy được con suy nghĩ như thế đúng không?
Con kính chúc Thầy nhiều sức khỏe! Con thành tâm tri ân Thầy về tất cả những bài giảng cũng như sự tận tâm nhiệt tình hướng dẫn của Thầy đã giúp chúng con.
Trả lời:
Phá năm ấm (ngũ uẩn) nhưng thực ra không phá ấm nào cả. Phá ở đây là "vipassati", "chiếu kiến" hoặc "kiến tánh" tức trả năm ấm về với thực tánh của chúng, chứ không phá hủy gì cả.
Năm ấm không phải là một cơ cấu gồm 5 thành phần độc lập và bất động, mà là diễn biến chuyển động của một phản ứng trong mối quan hệ thân - tâm - cảnh. Đó là quá trình nhận thức và hành động của 6 thức chỉ diễn ra khi có mối quan hệ thân - tâm - cảnh được thiết lập từ cái ngã ảo tưởng. Vì vậy, ngũ ấm được định nghĩa là tiến trình hình thành bản ngã.
Khi tiến trình được soi chiếu bởi trí tuệ từ tánh biết thâm sâu (gambhira paññà), vô ngã, thì sự hình thành cái ngã ảo tưởng tự biến mất. Lúc đó không còn cái ngã của năm ấm nữa (ngũ uẩn giai không) mà chỉ còn 5 tướng dụng của một tiến trình nhận thức luôn sinh diệt tùy duyên mà thôi. Do đó mới nói "Sắc tức thị không, không tức thị sắc, sắc bất dị không, không bất dị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị"...
Sống an lạc qua giáo lý “tứ đại giai không”
Thầy Viên Minh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?
Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?
Tượng Phật có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.
Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật
Hỏi - Đáp 10:00 17/11/2024Tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không?
Xem thêm