Quán tâm vô thường là gì?
Tâm vô thường, nghĩa là cái tướng của tự tâm chúng ta luôn luôn đổi thay, không thường. Cái tướng của tự tâm là gì? Chính là cái phân biệt, hiểu biết hằng ngày, cái thức.
Giải đáp từng ý nghĩa trong Tứ niệm xứ
Người không học Phật thì không nhận biết thể chơn như rộng lớn cùng khắp cả vũ trụ, mà nhận lầm cái phân biệt, cái thức là Ta, và cho rằng cái Ta ấy là thường còn, không thay đổi, như những ngoại đạo chấp có thần ngã hay có linh hồn thường trụ.
Thần ngã là lối chấp của “Số luận sư”. Họ cho rằng mỗi chúng ta có thần ngã tự tại, trong sạch, nhưng vì phân biệt, nên nhận thấy có vũ trụ vạn hữu, rồi sinh lòng ưa muốn, bỏ mất thần ngã tự tại trong sạch ấy. Vậy muốn cho thần ngã được giải thoát, thì phải dứt cả các món phân biệt. Dứt cho hết sạch, không thấy, không nghe, không biết nữa, thì thần ngã mới hiển lộ ra, và khi ấy mới nhận biết rằng vì mình mới sinh ra có vũ trụ. Họ cho như thế là rốt ráo, mà không biết thần ngã ấy cũng chỉ là vọng thức mà thôi.
Còn linh hồn là lối chấp của đa số thần giáo. Họ cho rằng duy có xác thịt chết, chứ cái linh hồn trong trường hợp nào cũng vẫn nhận biết mình, biết người, cũng thấy nghe như xác thịt, không bao giờ chết…
Nhưng sự thật không phải thế: cái tâm của chúng ta không thường chút nào hết. Nó thay đổi luôn, khi nhỏ khác, khi lớn khác, khi có học khác, khi chưa học khác, khi vui khi buồn, khi thương khi ghét, khi chuyên niệm về một chỗ, khi tản mát ra các trần duyên… thật không có gì là thường hết. Nó là tâm pháp vô thường, nó thay đổi đủ cách, tùy chỗ tu tập của mình mà tiến hóa. Nếu tâm là thường thì không có sinh tử. Nếu tâm là thường, thì dù có tu hành cũng không tăng trưởng, thì người dốt cứ dốt, người vụng cứ vụng, người dữ cứ dữ. Nếu tâm là thường thì không có nhân quả, tu cũng chừng ấy, mà lành cũng chừng ấy, cho đến người học, người không học cũng như nhau, chẳng có gì sai khác, thay đổi cả.
Vì muốn đối trị cái vọng chấp kia, nên Phật mới dạy phép quán “Tâm vô thường”, để cho chúng sinh nhận biết rằng cái tâm không phải như một vật bất biến vô dụng, không phải là cái “Ta” chắc thật muôn đời, rồi nương vào đó mà sinh ra không biết bao nhiêu là vọng tưởng phiền não. Những tánh tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến v.v…đều do ngã chấp mà sanh ra cả.
Muốn thực hành Quán Niệm Tâm thì nên bắt đầu từ đâu?
Lại cũng vì chấp tâm là thường nên chi chi cũng cho là do bản tánh của mình, không thể sửa đổi được, như bảo: “Tánh tôi hay nóng giận, hay tham lam”; “Tánh tôi hay đa mê đờn ca xướng hát”; “Tánh tôi thích cờ bạc rượu chè”.
Họ cho đó là một lối bào chữa, vì không phải lỗi tại họ, mà tại cái bản ngã chắc thật của họ như thế rồi, không làm sao sửa đổi được. Do đó, họ không thể nâng cao tâm trí theo con đường chơn chánh được.
Vậy, Phật tử chúng ta cần phải quán sát cái “tâm vô thường” đổi cái tâm mê lầm ra cái tâm giác ngộ, phải trừ ngã chấp để ra khỏi vòng sinh tử luân hồi.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chung quanh vấn đề vãng sanh
Nghiên cứu 20:00 21/11/2024Tất cả chúng sanh, nếu không được sanh về cõi Phật, tất nhiên sẽ phải đọa vào ác đạo, không trước thời sau. Nếu muốn sanh về cõi Phật, đương nhiên là phải niệm Phật. Đó là một sự thật tất nhiên không thể phủ nhận.
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Nghiên cứu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Nghiên cứu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Nghiên cứu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Xem thêm