Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 14/10/2013, 09:31 AM

Quần thể lăng tẩm nhà Trần ở Đông Triều, Quảng Ninh (Phần 2)

Nhà Trần (1225 - 1400) có hai khu sơn lăng lớn, khu sơn lăng thứ nhất nay thuộc thôn Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, xưa là đất Thái Đường (Tinh Cương) phủ Long Hưng.

1.2. Lăng các vua Trần

Nhà Trần (1225 - 1400) có hai khu sơn lăng lớn, khu sơn lăng thứ nhất nay thuộc thôn Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, xưa là đất Thái Đường (Tinh Cương) phủ Long Hưng. Long Hưng và Tức Mặc là đất phát tích (6) của nhà Trần. Khu sơn lăng ở Tam Đường nay thường được gọi chung là khu Tam Đường.

Khu sơn lăng thứ hai nay thuộc xã An Sinh và xã Thủy An, huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh xưa thuộc đất An Sinh (hay Yên Sinh) là nơi tổ tiên nhà Trần đã cư trú trước khi dời xuống định cư ở hạ lưu sông Hồng vùng Long Hưng - Tức Mặc, hay nói cách khác An Sinh chính là quê gốc của nhà Trần, khu sơn lăng này thường được gọi chung là khu lăng tẩm An Sinh.
 Không ảnh lăng tẩm các vua Trần ở Tam Đường. www.google map.

1.3. Khu sơn lăng của nhà Trần ở Tam Đường (Thái Bình)

Khu sơn lăng Tam Đường được khởi dựng vào năm 1234. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép “Giáp Ngọ, năm thứ 3 (1234) (Thiên ứng Chính Bình năm thứ 3 – TG). Mùa xuân tháng Giêng, ngày 18, Thượng hoàng (Trần Thái Tổ - Trần Thừa - TG) băng ở cung Phụ Thiên, thọ 51 tuổi. Mùa thu, tháng 8, ngày 28, chôn ở Thọ lăng phủ Long Hưng (lăng ở hương Tinh Cương)”
 Đầu rồng trang trí trên mái kiến trúc phát hiện tại Tam Đường

Ngày 12 tháng 12 năm Ất Dậu (1225), Trần Cảnh được vua Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi, ông lên ngôi hoàng đế, đánh dấu sự chuyển giao quyền lực từ nhà Lý (1009 - 1225) sang nhà Trần. Sau khi lên ngôi, tháng 10 năm 1226, ông tôn cha mình là Trần Thừa lên làm Thái thượng hoàng. Như vậy, Trần Thừa tuy không làm vua nhưng được vua mở nghiệp của nhà Trần là Trần Thái Tông tôn xưng là Thái Thượng hoàng, khi mất (1234) ông được táng vào Thọ lăng, miếu hiệu là Hy Tông.

Tháng Giêng năm Mậu Thân (1248), vua Trần Thái Tông đổi miếu hiệu Hy Tông thành Thái Tổ (Trần Thái Tổ) và đổi gọi Thọ lăng thành Hy lăng9. Thọ lăng chính là lăng tẩm đầu tiên của nhà Trần được xây dựng ở khu Tam Đường. Sau Thượng hoàng Trần Thừa, lăng của các vua: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông cũng được tiếp tục xây dựng ở đây.

Ngày 01 tháng 04 năm 1277, vua Trần Thái Tông băng ở cung Vạn Thọ, ngày 04 tháng 10 cùng năm được táng tại Chiêu lăng.

Vua Trần Thánh Tông mất ngày 25 tháng 5 năm Canh Dần (1290) tại cung Nhân Thọ. Ngày 15 tháng 12 năm 1290 táng vào Dụ lăng. Vua Trần  Nhân Tông, sau khi nhường ngôi lên làm Thái thượng hoàng, năm 1299 ông xuất gia tu hành khổ hạnh tại am Tử Tiêu trên núi Yên Tử, lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà và xưng là Trúc Lâm đại sĩ, sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm. Năm 1308, Trần Nhân Tông hóa Phật tại am Ngọa Vân trên núi Bảo Đài.

Sau khi hóa Phật, nhục thể của Ngài được các đệ tử hỏa thiêu thu ngọc cốt và xá lỵ. Ngọc cốt10  được đưa về táng vào lăng Quy Đức (Đức lăng) ở Tam Đường; xá lỵ được chia thành nhiều phần và đưa đi tôn trí ở nhiều nơi11, trong đó tại Đức lăng cũng có một tòa tháp để chứa một phần xá lỵ của Ngài. Năm 1318, Tuyên Từ Hoàng thái hậu cũng được hợp táng vào Đức lăng.
 Lá đề lệch trang trí hình rồng. Ảnh: Nguyễn Văn Anh
 Uyên ương, đất nung, thời Trần

Bốn lăng gồm: Thọ lăng, Dụ lăng, Chiêu lăng và Đức lăng được xây dựng trên một khu vực gọi chung là “tiền tam thái, hậu thất tinh”, ngày nay các công trình kiến trúc xây dựng tại lăng (tức là phần Tẩm) đều đã bị phá hủy, phần lăng cũng chỉ còn là phế tích. Dấu vết còn lại rõ ràng nhất của khu lăng tẩm này là ba gò đất cao hình tròn gọi là Phần Đa, Phần Trung và Phần Bụt (còn gọi là Nấm Sỏi), các phần này chính là phần còn lại của lăng. Trong ba Phần còn lại thì Phần Bụt ở phía Đông có quy mô lớn nhất, với diện tích khoảng 400m2, đỉnh của Lăng hiện còn cao 8m so với mặt ruộng12 .

Ngoài Thọ lăng của Thái tổ Trần Thừa, Chiêu lăng của vua Trần Thái Tông, Dụ lăng của vua Trần Thánh Tông và Đức lăng của vua Trần Nhân Tông, theo các ghi chép thì Tam Đường còn có nhiều lăng, mộ của quý tộc nhà Trần khác mà ở đây hiện gọi chung là các Phần như: Phần Lợn, Phần Ổi, Phần Quang, Phần Mao,…

Các cuộc khai quật thăm dò khảo cổ học ở đây từ thập kỷ 70 của thế kỷ 20 đã tìm thấy nhiều dấu vết kiến trúc và các loại hình di vật. Đáng chú ý, cuộc khai quật năm 1980 ở Phần Cựu, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được huyệt mộ dài 6,1m; rộng 4,55m. Mộ được táng theo kiểu trong quan ngoài quách, quách hai lớp, quan tài bằng gỗ cùng nhiều đồ tùy táng khác như đồ gốm, tiền đồng, chuông đồng nhỏ, bình gốm để đựng tro cốt.

Một điểm chung nhận thấy là các dấu vết kiến trúc tìm được đều nằm phía trước (phía Bắc) của các Phần. Tuy nhiên, hiện chưa xác định được chính xác các Phần là lăng của vị vua nào, có nhiều ý kiến cho rằng Phần Bụt chính là Đức lăng với lý giải Bụt chính là Phật và Trần Nhân Tông (là vua Phật nên được gọi là như vậy), đồng thời cấu trúc mặt bằng chung của lăng cũng chưa được xác định.
 Lá đề cân trang trí chim phượng tìm thấy ở Tam Đường
 Quan tài gỗ ở Cồn Nhãn (Tam Đường)
 
 Dấu vết kiến trúc ở Thái lăng. Ảnh: Nguyễn Văn Anh
Còn nữa...

Nguyễn Văn Anh 
-

6. Phát tích (發迹) có nghĩa là bắt đầu lập được công danh, dựng nên cơ nghiệp. Nhà Trần có được thiên hạ khi đang định cư tại khu vực hạ lưu sông Hồng vùng Long Hưng, Tức Mặc nay thuộc Nam Định, Thái Bình, vì vậy Thái Bình, Nam Định được gọi là đất phát tích của nhà Trần.
8. Đại Việt sử ký toàn thư. Sđd, tr.444 - 445.
9. Đại Việt sử ký toàn thư. Sđd, tr.444 - 445.
10. Ngọc cốt là phần xương cốt còn lại sau khi hỏa thiêu thi thể của cao tăng Phật giáo. Xá lỵ là những hạt nhỏ có dạng viên tròn lấp lánh trông giống ngọc trai hay pha lê được tìm thấy trong tro hỏa táng của một số vị cao tăng Phật giáo.
11. Xá lỵ  được tôn trí trong bảo tháp ở Ngọa Vân, Quỳnh Lâm, tháp Tuệ Quang tại chùa Hoa Yên (Quảng Ninh), tháp Báo Thiên, chùa Tư Phúc trong Hoàng cung Thăng Long (Hà Nội); tháp Phổ Minh (Nam Định).
12. Nguyễn Đức Thơm, Nguyễn Ngọc Phát (2008). Di tích khảo cổ học ở Thái Bình. Bảo tàng Thái Bình, tr.80.

TIN, BÀI LIÊN QUAN: 



CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Sư cô Suối Thông: Sách có thể chữa lành tâm hồn

Sách Phật giáo 10:47 19/04/2024

Với sư cô Suối Thông, việc dùng cụm từ "chữa lành" để nói về sách là khá chính xác. Có lúc cơ thể không khỏe thì mình phải chữa bệnh, thì tâm hồn cũng vậy.

Thân thể và hơi thở

Sách Phật giáo 20:18 11/04/2024

Những lời dạy ngắn trong cuốn "Chẳng Có Ai Cả" được trích từ những bài pháp mà ngài Ajahn Chah đã dạy cho các Phật tử, nhất là các học trò Tây phương. Lời văn thật súc tích, dí dỏm và đi thẳng vào tâm người đọc.

Sinh và tử

Sách Phật giáo 15:50 11/04/2024

Những lời dạy ngắn trong cuốn "Chẳng Có Ai Cả" được trích từ những bài pháp mà Ngài Ajahn Chah đã dạy cho các Phật tử, nhất là các học trò Tây phương. Lời văn thật súc tích, dí dỏm và đi thẳng vào tâm người đọc.

Thầy Đồng Tâm ra mắt bộ 3 cuốn sách giúp bạn đọc lắng lại để nhìn sâu

Sách Phật giáo 23:26 10/04/2024

Đó là ba cuốn gồm Đủ duyên ta lại tương phùng, Sát-na này là thiên thu và Tịch tịnh do First News và NXB Dân Trí ấn hành. Trong đó, 2 cuốn đầu tái bản và làm mới, còn Tịch tịnh là tác phẩm in lần đầu.

Xem thêm