Quy cách thờ phượng ở các chùa như thế nào? Có nên lạy Phật ở vãng sinh viện?
Đạo Phật là đạo giải thoát, người tu Phật là người học đạo giải thoát, thoát khỏi tất cả những tập tục ràng buộc ở thế gian. Tuy nhiên khi Đạo Phật du nhập vào quốc gia nào thì phần nghi lễ chính yếu sẽ hội nhập theo tập quán lễ nghi các quốc gia đó.
>>Phật tử có thể đọc thể đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy
Hỏi: Xin Sư cho con biết khi vào chùa thì con nên vào lạy nơi nào đầu tiên ạ? Bạn con bảo phải vào chánh điện lạy Phật rồi lạy tổ và sau đó đi viếng các thầy, lạy thầy trụ trì nhưng có bạn bảo ngược lại. Thường con vào chùa chỉ thích vào lạy Phật chứ không thích tiếp xúc với các vị thầy có được không? Bàn tổ là thờ những ai? Con có nên đến lạy Phật ở vãng sanh đường hay nơi lưu giữ tro cốt của người đã mất ở chùa không? Con nghe bạn con bảo nếu vào lạy những nơi này sẽ bị hành, sẽ có phần âm đi theo làm mình rất mệt mỏi, như vậy có đúng không? Con xin cảm ơn Sư ạ.
Đáp:
Đạo Phật là đạo giải thoát, người tu Phật là người học đạo giải thoát, thoát khỏi tất cả những tập tục ràng buộc ở thế gian. Tuy nhiên khi Đạo Phật du nhập vào quốc gia nào thì phần nghi lễ chính yếu sẽ hội nhập theo tập quán lễ nghi các quốc gia đó. Do đó trong sinh hoat tôn giáo Đạo Phật nói về nghi lễ thì rất đa dạng phong phú; chúng ta có thể hiểu và chia ra làm hai phần nghi lễ của các vị chuyên tu và nghi lễ tôn giáo.
Nghi lễ của các bậc chuyên tu thì đơn giản, sự tôn kính Phật, Bồ tát, các bậc đạo sư bằng tấm lòng của người tu sĩ, dâng hiến thân tâm mình cho đức Phật, giải thoát theo dấu chân xưa, bằng tam nghiệp thanh tịnh của mình hiến dâng cúng dường cho đức Phật. Các vị còn có những pháp tu lễ bái, như lễ bái Ngũ Bách Danh, lễ bái Kinh Pháp Hoa, lễ bái 48 lời nguyện đức Phật A Di Đà, lễ bái Kinh Vạn Phật, lễ bái tam thiên Phật, lễ bái Từ Bi Thủy sám, lễ sám hối…
Các vị ít chú trọng đến những lễ bái theo hình thức long trọng phiền hà như thế cuộc. Sự cúi đầu vâng mệnh là một quá trình tu chứng hướng về mười phương chư Phật, các vị phụng thờ Phật Tổ bằng tâm không, không vướng bận trần lao, tâm trang nghiêm và thanh tịnh là đủ lễ rồi.
Nghi lễ tôn giáo (văn hóa tâm linh) là thước đo tấm lòng người con Phật: người có nghi là người có tác phong phẩm hạnh, có lễ thì tấm lòng trở nên khiêm cung và từ tốn. Nên chúng ta là những người con Phật cần phải lấy lễ nghi khuôn thước làm thước đo tấm lòng mình đối với tha nhân, người trên kẻ dưới.
Sự việc người Phật tử đi chùa chính là cử chỉ đẹp của một con người chính nhân. Người Phật tử đi chùa dù chưa tu cũng gọi là người hiền, có duyên với Phật trong nhiều đời nhiều kiếp đã qua. Khi vào chùa, vừa đi vừa chắp tay, mắt hơi ngó xuống, đi chầm chậm, bước qua từng thang cửa, tùy theo sự sắp xếp bố trí của ngôi chùa, gặp Sư thì váy xá: Mô Phật, bạch Sư, thưa Sư con mới đến! Quý vị sẽ được tiếp đãi! Chắc chắn những ngôi chùa lớn sẽ bố trí một vị giáo phẩm tiếp Phật tử, chứ không phải Tăng Ni bình thường tiếp khách vãng lai! Chính vì vậy khi Bạn đến chùa chắp tay váy xá quý Sư trước nhất, tiếp đến xin gặp vị Trụ trì, hay những vị được phân công tiếp khách, Bạn sẽ được người hướng dẫn đến phòng khách, nghỉ ngơi dùng trà nước, có thể có vị Trụ trì sẽ tiếp Bạn nơi đây, nên gọi là vào chùa “tiên bái Trụ trì”, lễ vị Trụ trì trước. Sau đó vị Trụ trì hướng dẫn Bạn đến lạy bàn Tổ sư, rồi đến ngôi Tam Bảo lễ Phật, gọi là “hậu bái Thích Ca” là như thế.
Lễ Tam Bảo tức là lễ Phật Pháp Tăng, tức lễ chung rồi đó. Tuy nhiên vì lý do khi khách vào nhà chủ, không có chủ thì làm sao khách dám vào nhà chủ được, đây cũng là lễ nghi theo tập tục dân gian. Chùa cũng thế, nên khi Bạn đi chùa, được mọi người truyền miệng bằng câu: “Tiên bái Trụ trì, hậu bái Thích Ca” là vậy.
Ngày nay, theo Phật giáo tiến bộ, mọi người biết nhiều đến chùa chiền, sự cúng dường hộ trì tam bảo vượt trội, nên có phân ra chùa Tăng, chùa Ni. Nếu Bạn là Phật tử nữ thì Bạn đi lễ Phật chùa Ni, Bạn là nam thì Bạn lễ Phật chùa Tăng, rất thuận lợi, hoặc cả nam lẫn nữ cùng đi lễ chùa, Bạn không phải ngại ngùng gì mà từ chối không gặp quý Sư, không xá bái quý Sư. Làm Phật tử chân chính, gặp quý Sư thì xá bái, ngược lại thì chưa phải Phật tử chính thức của nhà Phật.
Quy cách thờ phượng ở các Chùa:
Tại Việt Nam hay bất cứ nơi nào, có nhiều cơ sở tôn thờ đức Phật, Bồ Tát, A La hán, những môn phái có truyền thống đặc thù, biệt truyền, ví dụ như:
Các chùa Bắc tông: Thờ Phật Di Đà, Quan Âm, Thế Chí, Phật Thích Ca, Phật Di Lặc, Bồ Tát Văn Thù, Phổ Hiền, Địa Tạng… Nơi bàn Tổ sư thì thờ đức Bồ Đề Đạt Ma, chư vị Tổ sư thừa kế ngôi chùa hay thừa kế môn phong, chư vị Trụ trì, có nơi thờ Tổ sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Trúc Lâm Tam Tổ… ở Hậu đường phía trước thờ Phật mẫu Chuẩn Đề, phía sau thờ Giám Trai sứ giả Bồ tát.
Các chùa Nam tông: Chỉ thờ một đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, chư vị A La hán.
Các tịnh xá Khất sĩ: Chỉ thờ một đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật và nơi Tổ đường thì thờ Tổ sư Minh Đăng Quang, sau Tổ đường thờ Cửu huyền thất tổ bá tánh.
Các chùa Khất sĩ Đại thừa: Chỉ thờ một đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật và nơi Tổ đường thì thờ Tổ sư Huệ Nhựt.
Các chùa Tịnh Độ tông, môn phái Tịnh độ Non bồng (Quan Âm tu viện): Thờ đức Bổn sư Thích Ca, Phật A Di Đà, chư vị Bồ Tát, nơi Tổ đường thì thờ Đức Sư Ông thượng Bửu hạ Đức, thờ đức Tôn sư Hòa Thượng thượng Thiện hạ Phước, húy Nhựt Ý (người sáng lập môn phái Tịnh độ Non bồng).
Các chùa Thiền tông: Thờ đức Phật Bổn sư Thích Ca, thờ Tổ sư khai sáng pháp môn Thiền, thờ chư vị Thiền sư khai sơn môn phái..
Tại trung tâm thành lập Liên tông Tịnh độ Non bồng (Tổ đình Linh Sơn) thờ đức Di Lặc (biểu tượng tam bảo mười phương), thờ chư vị Bồ Tát, A La hán…
Nhà thờ vong:
Cũng gọi Vãng Sanh viện, Nhà Cửu huyền, Nhà thờ hương linh là nơi thờ phượng hương linh, vong linh người đã qua đời, cửu huyền thất tổ của nam nữ Phật tử. Các Bạn đến đó dâng hương, báo hiếu báo ân cho người thân quá cố của mình là việc bình thường, như viếng mộ ông bà vào cuối năm, ngày Vu lan hay ngày Thanh minh vậy thôi. Trường hợp nơi đó không có thờ người thân của Bạn thì đến làm gì? Tất cả việc thấy, nghe, hay, biết về hương linh, vong linh người quá cố nhập là do nghiệp thức của Bạn cảm nhận ra đó thôi!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?
Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?
Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?
Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.
Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?
Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...
Xem thêm