Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 06/08/2021, 11:29 AM

Rốt cuộc chúng ta sống trên đời để làm gì, thưa thầy?

Cái gì đã đưa chúng ta vào đời sống này? - Thầy đặt câu hỏi ngược lại như vậy vì muốn con hiểu được hai vấn đề, hai mặt của kiếp nhân sinh, đó là nghiệp và nguyện.

Chắc hẳn nhiều người sẽ tự hỏi “rốt cuộc chúng ta sống trên đời này để làm gì?”

Chắc hẳn nhiều người sẽ tự hỏi “rốt cuộc chúng ta sống trên đời này để làm gì?”

Con đặt câu hỏi đó bởi con cảm thấy cuộc đời thật bế tắc, buồn khổ, trong khi ai cũng mong muốn được sống theo nguyện, theo ý của mình và coi cuộc sống đó là vui nhất, có ý nghĩa nhất. Nhưng Thầy lại đặt câu hỏi thứ hai, để buộc con phải suy nghĩ xem điều gì trong quá khứ đã đưa con vào hoàn cảnh này, kiếp sống này. Và con phải trả lời được câu hỏi thứ hai trước thì mới có thể tìm ra lời giải cho câu hỏi đầu tiên.

Tại sao?

Vì con người luôn nỗ lực đi tìm một lý tưởng để sống, luôn theo đuổi một mục tiêu mà họ coi là hạnh phúc. Đó là nguyện. Nhưng con người không bao giờ được toại nguyện và thường băn khoăn, đau khổ mỗi khi gặp chuyện trái ý nghịch lòng. Mỗi lúc như thế họ lại tự hỏi “rốt cuộc chúng ta sống trên đời này để làm gì?”. Họ thường quên mất một điều quan trọng là “cái gì đã đưa chúng ta vào hoàn cảnh này?”. Đó là nghiệp từ quá khứ.

Vì tin nhân quả, nên dù hoàn toàn không biết trước được điều gì sẽ xảy ra với mình, nhưng chúng ta tin rằng tất cả những may rủi như thế không phải là chuyện ngẫu nhiên vô tình, mà đó đều là quả báo của những việc chúng ta đã tạo tác từ các kiếp xa xưa.

Chúng ta có mặt trong kiếp sống này vừa là do nghiệp, vừa là bởi nguyện.

Chúng ta có mặt trong kiếp sống này vừa là do nghiệp, vừa là bởi nguyện.

Trong cuộc sống này, nghiệp và nguyện thường lẫn với nhau, đan xen vào nhau chứ không phải luôn tách ra làm hai. Nếu như nghiệp đưa chúng ta vào cuộc sống này thì nguyện cho ta định hướng đúng, giúp ta thanh thản hơn, dễ chịu hơn khi đi trên con đường ấy. Chúng ta có mặt trong kiếp sống này vừa là do nghiệp, vừa là bởi nguyện. Nghiệp đẩy ta đi nhưng nguyện giúp ta chọn nơi tốt nhất để đến.

Vì thế, nếu chúng ta có đạo lý, có trí tuệ thì khi nhìn vào cuộc sống, ta luôn thấy được hai mặt của nó là nghiệp và nguyện. Hai mặt này tuy khác biệt nhau nhưng bổ sung cho nhau, hoàn thiện lẫn nhau. Và chỉ khi nào chúng ta nhìn được cả hai điều này, thì mới có thể vượt lên trên hoàn cảnh mà bình tĩnh hơn trước những biến thiên của cuộc đời, trước niềm vui hay nỗi buồn, hạnh phúc hay khổ đau của cuộc đời.

Trích sách: Tương đồng và dị biệt 03 – TT. Thích Chân Quang

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Quan điểm của Phật giáo về sức khỏe tâm thần

Kiến thức 17:29 19/05/2024

Sức khỏe và bệnh tật là nằm trong số những điều được quan tâm nhất của con người, và chúng cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt từ tôn giáo.

Đức Phật đã vạch ra con đường, để giác ngộ ta phải tự bước đi trên con đường đó

Kiến thức 17:00 19/05/2024

Đức Phật luôn khuyên mọi người hãy quay về với chính bản ngã của mình, để tu tập và sửa đổi. Ngài hiểu rằng, sự giác ngộ và giải thoát không thể nào được trao truyền từ người này sang người khác mà phải tự mình chứng ngộ, tự mình vượt qua những rào cản của chính mình.

Đừng lo cái không đáng lo

Kiến thức 13:15 19/05/2024

Theo tuệ giác Thế Tôn, người lo lắng những việc không đáng lo lắng và không lo lắng những việc đáng lo lắng là nguyên nhân khiến cho các lậu hoặc tăng trưởng và ngược lại chỉ lo những điều đáng lo, còn lại phải xả buông thì thân tâm được an tịnh, thảnh thơi.

Niềm vui của người tại gia và xuất gia

Kiến thức 11:40 19/05/2024

Đức Phật dạy người tại gia vì tự do mà được khoái lạc, an vui và người xuất gia vì không tự do mà được hoan hỷ, an lạc.

Xem thêm