Thứ năm, 18/07/2019, 11:00 AM

Rượu gây ra 36 tội lỗi nên đức Phật cấm uống, cấm mời, cấm buôn bán rượu

Nếu là một Phật tử đã thọ giới Bồ Tát, mà lại có tâm cố ý uống rượu là điều tuyệt đối không thể chấp nhận. Vì như vậy là trái tư cách của một vị Bồ Tát. Vì rượu là vực sâu của tội ác, là cửa ngõ sanh tử họa hại. Khi đã uống rượu vào thì dễ tạo các tội lỗi.

Trong kinh Phạm Võng: Việc uống rượu làm tổn thương chính bản thân mình, nên kết tội khinh cấu. Người nào bán rượu, đặt rượu gây tổn hại tới nhiều người khác, to lớn, nên kết căn thành bổn trọng tội. Cũng không được bảo người và tất cả chúng sanh uống rượu, huống chi là tự mình uống! Tất cả các thứ rượu, Phật tử không được uống. Nếu mình cố uống hoặc bảo người uống, Phật tử này phạm khinh cấu tội. 

Nhiều người hỏi tại sao Rượu được làm từ những loại cao lương, gạo, trái cây nhưng Phật cấm không cho uống?

Theo Phật pháp: Nguyên nhân chính khi uống rượu, tâm tính con người sẽ mê loạn.

Theo Phật pháp: Nguyên nhân chính khi uống rượu, tâm tính con người sẽ mê loạn.

Theo Phật pháp: Nguyên nhân chính khi uống rượu, tâm tính con người sẽ mê loạn. Còn theo khoa học: Tất cả các loại rượu đều có chất tửu tinh, là thứ dịch thể trong suốt, không màu sắc, dễ lưu động, dễ đốt cháy. Khi cháy, phát lửa màu lam. Chất này làm tiêu hao sinh lực, khiến sự hấp thụ chất đản bạch, các sinh tố cùng chất khoảng bị giảm thiểu. Kết quả là dinh dưỡng của cơ thể suy tổn trầm trọng, can tạng bị thương tổn lớn. Bất cứ loại rượu nào, dù là hàm lượng tửu tinh rất ít, cũng gây tổn thương cho cơ thể. 

Vì tửu tinh là chất kích thích, khi đã xâm nhập vào não và các tạng: tâm, phế, vị, can, thận thì mắt, tai, mũi, miệng và sự tuần hoàn của huyết dịch đều bị tổn thương không nhỏ. Vì thế, muốn giữ cho tâm ý được thanh thản, bình tĩnh, ngũ tạng và sự tuần hoàn huyết dịch không bị thương tổn, tinh thần không bị sự kích thích của tửu tinh làm hại, chúng ta nên nhận thức một cách thực tế là cần phải triệt để ngăn cấm việc uống rượu.

Thế giới hiện nay mắc nhiều chứng bịnh thần kinh, điên cuồng, khủng hoảng. Dù tình trạng ấy có nhiều nguyên nhân, nhưng uống rượu quá độ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng bệnh ấy. 

Đức Phật đối với đại chúng dạy rằng: “Nếu là một Phật tử đã thọ giới Bồ Tát, mà lại có tâm cố ý uống rượu là điều tuyệt đối không thể chấp nhận được. Vì như vậy là trái với tư cách của một vị Bồ Tát. Vì rượu là vực sâu của tội ác, là cửa ngõ sanh tử họa hại. Khi đã uống rượu vào thì dễ tạo các tội lỗi”. 

Phật dạy tiếp theo: “Rượu là thứ làm cho người uống hay sanh ra vô lượng tội lỗi”. Như trong Đại Trí Độ Luận đã thuyết minh: “Uống rượu sanh ra 36 thứ tội lỗi, nên gọi là vô lượng tội lỗi”. 

Ngoài ra, các kinh khác như kinh Phân Biệt Thiện Ác Sơ Khởi, kinh Phân Biệt Thiện Ác Báo Ứng, cũng đều nói uống rượu sanh ra ba mươi sáu thứ tội lỗi. Kinh Phân Biệt Thiện Ác Sơ Khởi nói: “Đức Phật dạy người sanh trên thế gian này đa số đều thích uống rượu cho say. Khi đã say rồi thì dễ sanh ba mươi sáu thứ tội lỗi”. 

Đức Phật dạy người sanh trên thế gian này đa số đều thích uống rượu cho say. Khi đã say rồi thì dễ sanh ba mươi sáu thứ tội lỗi

Đức Phật dạy người sanh trên thế gian này đa số đều thích uống rượu cho say. Khi đã say rồi thì dễ sanh ba mươi sáu thứ tội lỗi

Những gì là ba mươi sáu thứ tội lỗi? 

1) Người uống rượu say rồi thì làm con đối với cha mẹ không biết kính thờ; làm tôi đối với vua không biết tôn trọng. Do đó mà cha con, vua tôi không có trên dưới.

 2) Nói năng lộn lạo và hay sanh lỗi lầm. 

3) Phạm tội lưỡng thiệt và ưa nói nhiều.

4) Nếu có việc gì cần giấu kín, nhưng khi đã say rồi thì đem nói tất cả. 

5) Mắng chửi trời đất không hề sợ tội. 

6) Nằm giữa đường sá không thể về nhà, mọi thứ đồ đạc mang theo đều bỏ mất hết. 

7) Không thể tự sửa mình cho chính đáng. 

8) Đi đứng ngả qua, ngả lại, lúc thì ngửa mặt lên trời, lúc lại gầm đầu xuống đất, có khi bị sa hầm, sa hố, thân thể bị tổn thương.

9) Không thể đi đứng vững vàng nên phải bò lết như người què, đến khi đứng dậy được thì thân thể, mặt mày đều bị xây xát, trầy trụa.

10) Lúc bán buôn hay bị lầm lộn và thường vọng động xúc phạm mọi người. 

11) Phế bỏ công việc không lo làm ăn.

12) Tài vật bị tổn hao. 

13) Vợ con đói khát mặc kệ không nghĩ đến. 

14) Kêu la, chửi mắng không biết nể sợ pháp luật quốc gia. 

15) Thoát bỏ hết y phục để thân thể lõa lồ mà đi trên đường sá. 

16) Chui bậy vào nhà người, gặp đàn bà, con gái thì lôi kéo, nói năng xằng bậy, xúc phạm đến họ, tạo vô lượng tội lỗi. 

17) Thấy bất cứ ai đến gần đều muốn gây gổ với họ. 

18) Dộng đất kêu la làm kinh động xóm làng. 

19) Giết bừa súc vật không biết tội phước. 

20) Đồ đạc trong nhà đập bể tan nát. 

21) Vợ con coi như kẻ tù tội, say sưa nói bậy bạ không ra gì. 

22) Thân cận với bè đảng ác. 

23) Xa lánh không chịu gần gũi với bậc hiền thiện. 

24) Ngủ như chết, đến khi tỉnh dậy thân thể đau nhức như người bị bệnh. 

25) Những thứ uống ăn đều nôn mửa ra trông thật ghê tởm, khiến vợ con đều phải chán ghét. 

26) Khi đi đâu, nếu gặp voi, ngựa, chó sói, vì tâm ý tán loạn nên không biết sợ sệt, xa tránh. 

27) Không kính kinh pháp, không tôn trọng bậc hiền thiện, không cung kính sa môn. 

28) Hoang dâm vô độ không biết e sợ. 

29) Hình thể như kẻ điên cuồng khiến ai nấy đều tránh xa. 

30) Giống như người chết, không biết gì cả. 

31) Mang bệnh nghiện rượu, thân thể màu vàng, úa ứa giống như trái cây chín. Có khi mặt mày sanh ghẻ lác.

32) Thiên long, thiện thần đều tránh xa vì các ngài rất ghét uống rượu. 

33) Thiện hữu tri thức ngày một lánh xa. 

34) Khi say thì ngồi chồm hổm, gặp các quan cao cấp cứ lấy mắt nhòm ngó không biết sợ sệt, nếu bị đánh đập thì nhắm nghiền mắt lại. 

35) Sau khi xả thân bị đọa vào địa ngục Thái Sơn, thường bị ngục tốt dùng nước đồng sôi rót vào miệng. Lục phủ, ngũ tạng đều bị cháy nát, cầu sống không được, cầu chết cũng khó. Thọ khổ như vậy trải qua ngày muôn năm.

36) Khi thọ tội ở địa ngục đã mãn, sanh lên làm nhân gian làm người tâm trí ám độn không biết gì. Hiện nay những người tâm trí ngu độn, không biết gì cả, đều do đời trước ưa uống rượu mà bị dư báo ấy. Như thế, ta đã nói phân minh, các ngươi đối với rượu cần phải thận trọng, vì uống rượu có 36 thứ lỗi. Người nào uống rượu đều phạm đủ cả”.

Tự mình uống rượu tạo gây những tội lỗi trên, nếu tự tay trao chén rượu cho người uống thì chiêu cảm quả báo năm trăm đời không có tay, huống chi tự uống mà không bị chiêu cảm khổ báo rất nặng hay sao?

Kinh văn nói: “Trao đồ đựng rượu cho người”, có hai trường hợp: 

1. Nâng chén rượu lên nói với người cùng uống rượu với mình rằng: “Này anh! Chỉ thêm một chén nữa thôi mà!” 

2. Trao bình đã hết rượu mà bảo người đem thêm và nói rằng: “Châm thêm một bình nữa coi!” 

Những cử chỉ ấy đều không được, vì không khác gì khích lệ người ấy uống rượu. Thậm chí còn rót rượu vào miệng người khác bảo họ uống cho thật say. Hành động như thế thì đâu phải là tư cách làm người? 

Trong kinh văn Phật dạy: “Bị quả báo năm trăm đời không có tay”, không phải là sanh làm người mà không có tay, mà là khi bỏ thân này, bị đọa vào trong loài súc sanh, làm những loài vật không tay như côn trùng, đỉa, giun, lươn, lịch... là những loài thuộc về loại chúng sanh không có tay. 

Quá báo uống rượu: Trong kinh văn Phật dạy: “Bị quả báo năm trăm đời không có tay”,

Quá báo uống rượu: Trong kinh văn Phật dạy: “Bị quả báo năm trăm đời không có tay”,

Bài liên quan

Trong kinh Quỷ Vấn Mục Liên nói: “Một hôm tôn giả Mục Liên du hành trong cảnh giới ngạ quỷ. Có một con quỷ thấy Tôn Giả đến nên thỉnh vấn rằng: - Kính bạch Tôn Giả! Một đời của con từ sanh đến nay, tâm tánh ngu si đần độn không biết gì, chẳng biết do tội nghiệp chi mà mà chiêu cảm khổ báo ấy? 

Tôn Giả đáp rằng: - Đấy chính là do trong lúc làm người ở thời quá khứ, người thường đem rượu cho người uống, lại cưỡng ép, khuyên người khác uống rượu, muốn cho người say sưa, mê loạn để tự lấy làm thú vui. Khổ báo ngu si, đần độn này chỉ mới là hoa báo, quả báo sau khi bỏ thân quỷ này phải đọa vào địa ngục”.

 Rượu là cửa sanh các họa hoạn. Vì nếu đem cho bất cứ người nào uống, nhất là những người tu học Phật pháp. Điều này kinh Chánh Pháp Thiện Xứ nói: “Người nào đem rượu cho chúng tăng trong pháp hội uống, hoặc cho người thọ giả uống, cho người tâm đã được tịch tịnh uống, cho người đắc thiền định uống khiến tâm chí của các vị ấy mê loạn thì tội lỗi ấy rất lớn, tương lai sẽ bị đọa vào địa ngục Khiếu Oán (1)” 

Đưa chén rượu cho người uống mà còn bị quả báo như vậy, huống chi bảo người uống rượu. Cho nên, Phật dạy tiếp: “Cũng không được bảo tất cả người cũng như tất cả chúng sanh uống rượu”. Ở đây nói: “Tất cả người” là nói một cách bao quát tất cả hạng người như: Phật tử xuất gia, tại gia, nam, nữ, già, trẻ, và tất cả những người ở các địa phương khác, quốc gia khác... “Tất cả chúng sanh” là chỉ cho quỷ thần, súc sanh cùng với phi nhơn v.v... Bảo người khác uống rượu còn không được, huống chi là tự chính mình uống rượu thì lại càng không được. Nguyên liệu để làm rượu có nhiều thứ, như vậy nói rốt ráo lại thì thứ rượu nào không được uống?

 Phật dạy: “Tất cả các thứ rượu đều không được uống”. Tức là dù cho dùng bất cứ thứ nguyên liệu nào để làm thành rượu, cũng đều không được uống. Tự mình không uống rượu là công đức tự lợi. Không bảo người uống rượu thuộc về lợi tha. Tự tha lưỡng lợi đều thực hành thì tất cả tội ác tự nhiên đình chỉ. Trái lại, nếu tự mình cố uống và bảo người uống, Phật tử này phạm khinh cấu tội. 

Trong Luật có dạy rõ: “Nếu ăn hèm rượu, men rượu, có thể làm cho người say. Tùy theo ăn mỗi miếng mà phạm tội”. Giới uống rượu này thuộc về Giá tội, do Đức Phật cấm chế. Tại sao phải cấm như vậy? Vì rượu làm cho tâm tánh người bị hôn mê, tán loạn. Tội ấy rất lớn phải cực lực ngăn cấm.

Nơi đây, xin trích dẫn một vài truyện ngắn nói về tội uống rượu như sau:

Khi Phật còn tại thế, một hôm Ngài đi đến ấp Bạt Đà La Bà Đề của nước Chi Đề để giáo hóa. Nơi ấy, có một con độc long gọi là Am Ba La Đề Đà hung dữ, bạo ác phi thường. Con người không ai dám bén mảng đến chỗ ấy đã đành, ngay cả loài thú to như voi, trâu, bò, ngựa... cũng không dám léo hánh đến gần chỗ của nó. Thậm chí loài phi điểu bay trên không trung cũng không dám bay ngang chỗ nó ở. Hoa mầu, lúa thóc đã chín đều bị độc long phá hoại sạch. 

Trưởng lão Sa Dà Đà là người thường cúng dường Phật, nên khi nghe Đức Phật Thế Tôn đến nơi nàygiáo hóa, trưởng lão cũng đi theo. Nghe nơi ấy có độc long, trưởng lão xin phép Đức Phật đến chỗ độc long để bắt nó hàng phục cho dân chúng và muôn thú được yên ổn. Khi trưởng lão vừa đến, độc long ngửi thấy khí vị y phục của Ngài liền sanh tâm sân hận, vì xưa nay không bao giờ có ai dám léo hánh đến chỗ của nó. 

Lập tức từ trong thân của nó phóng ra những khói độc khiến không khí cả một vùng đều bị ô nhiễm. Thấy khói độc bay đến mình, trưởng lão bèn nhập tam muội, dùng thần thông từ trong thân phóng ra những luồng khói trắng ngăn cản khói độc của độc long, không cho nhập vào mình. Độc long thấy thất bại càng nổi sân hận, từ trên thân phóng ra lửa khiến toàn vùng ấy biến thành một biển lửa lớn. 

Trưởng lão bèn nhập Hỏa Quang tam muội, từ trên thân phóng ra lửa ngăn chặn độc quanh mình. Thấy sự việc bất thành, độc long liền hóa trận mưa đá và sấm sét vang trời để giết trưởng lão. Nhưng trưởng lão không chút sợ sệt, ngài biến những hạt mưa đá thành những hoàn thuốc hoan hỷ hoặc những bánh rất thơm ngon. Cuối cùng độc long dùng tất cả sức lực, bản lãnh hóa ra một trận mưa tên và rắn độc. Trưởng lão dùng thần thông rất nhiệm mầu, biến tất cả các thứ ấy thành Ưu Bát La Hoa và thân thể của ngài hoàn toàn không bị tổn thương. Độc long đem hết sức thần thông mà không khuất phục được trưởng lão. Tự biết mình không phải là đối thủ của trưởng lão, độc long bèn đến trước trưởng lão tự nguyện quy y Tam Bảo, làm đệ tử Phật, không còn làm những việc hung ác như trước nữa. 

Trưởng lão hàng phục được độc long, đem lại yên vui an ổn cho nhân và cầm thú chốn ấy. Từ đó, thanh danh của Ngài lan truyền khắp nơi, từ quốc vương chí đến nhân dân đua nhau đến cúng dường. Khi ấy, có một nữ Phật tử bần cùng nhưng vô cùng kính tin trưởng lão, nàng thành kính thỉnh trưởng lão đến nhà để cúng dường một bữa cháo, sữa và tô lạc, ngoài ra còn có thêm một thứ rượu màu trắng như nước. Trưởng lão vì không để ý nên uống thứ rượu đó. Sau khi uống xong, trưởng lão vì nữ Phật tử thuyết pháp. Xong việc, nữ Phật tử lễ tạ và Ngài từ biệt trở về tịnh xá. Lúc về gần đến nơi, vì ảnh hưởng của men rượu tác động làm trưởng lão té nhào gần tịnh xá, thân nằm một nơi, tăng-già-lê, bình bát... văng tản mác. Trưởng lão bị say nhừ không hay biết gì. 

Đức Phật thấy việc này liền bảo ngài A Nan tập hợp đại chúng lại và dạy về việc trưởng lão hàng phục được độc long. Ngài hỏi đại chúng: “Trong lúc hàng phục độc long oai lực biết bao, giờ đây ông Sa Dà Đà này có thể hàng phục được một con rắn nhỏ hay một con tôm hay không?” 

Đại chúng đồng đáp lại rằng: “Không thể hàng phục được”. Phật dạy: “Ông Sa Dà Đà là một vị thánh nhân mà sau khi uống rượu say còn như vậy, huống chi người thế tục thông thường. Thế nên từ đây về sau, nếu là đệ tử của Phật thì quyết định không được uống rượu. Không nói là uống nhiều, chỉ cần một chén nhỏ cho đến một giọt trên đầu ngọn cỏ, cũng không được uống. Nếu uống tức là phạm tội”. 

Lại nữa, Tỳ Bà Sa Luận kể lại một câu chuyện như sau: Vào thời quá khứ có một vị ưu bà tắc giữ ngũ giới cấm của Như Lai rất thanh tịnh. Một hôm, vị ấy có việc phải đi xa. Khi trở về nhà, nhằm lúc tất cả mọi người trong nhà đều đi vắng. Vì đường xa nhọc mệt lại thêm khát nước cực điểm, vị Phật tử ấy đi tìm nước uống. 

Lúc ấy có một chai rượu lớn giống như nước để trên bàn, đương cơn khát, Phật tử này tưởng là nước, liền uống một hơi. Uống xong, đầu óc choáng váng, tâm thần hôn mê bấn loạn. Vừa lúc đó, một con gà hàng xóm chạy vào nhà, sẵn bụng đang đói, Phật tử liền nghĩ chi bằng bắt gà làm thịt để ăn một bữa cho ngon. Sau khi Phật tử này ăn xong, cô gái hàng xóm vào nhà tìm gà, hỏi Phật tử có thấy gà chạy vào nhà không. Phật tử trả lời: “Tôi không thấy gà của cô đến đây”. Chẳng những thế, lại còn làm hành vi phi lễ với cô gái ấy.

Thế là một phen uống rượu, năm giới đều hủy phạm, chúng ta thử nghĩ tội lỗi uống rượu lớn biết chừng nào! Cho nên là Phật tử tuyệt đối không được uống rượu! 

Những người có lý trí ít nhiều, biết rõ tội lỗi của việc uống rượu, quyết định không bao giờ uống rượu. Trong trường hợp, người bề trên đưa rượu ép uống, cũng cần phải tìm mọi cách từ chối không uống! 

Người nào đem rượu cho chúng tăng trong pháp hội uống, hoặc cho người thọ giả uống, cho người tâm đã được tịch tịnh uống, cho người đắc thiền định uống khiến tâm chí của các vị ấy mê loạn thì tội lỗi ấy rất lớn, tương lai sẽ bị đọa vào địa ngục Khiếu Oán

Người nào đem rượu cho chúng tăng trong pháp hội uống, hoặc cho người thọ giả uống, cho người tâm đã được tịch tịnh uống, cho người đắc thiền định uống khiến tâm chí của các vị ấy mê loạn thì tội lỗi ấy rất lớn, tương lai sẽ bị đọa vào địa ngục Khiếu Oán

Bài liên quan

Như trường hợp trong câu chuyện sau đây: Vua Hoàn Công nước Tề đem rượu cho Quản Trọng uống. Quản Trọng sau khi nhận bèn đem đổ bớt đi phân nửa. Cử chỉ này bình thường đương nhiên bị ghép tội vô lễ và phạm thượng, nên Hoàn Công quở trách Quản Trọng rằng: “Chính tay trẫm ban rượu, khanh lại có thể tùy tiện đổ bỏ hay sao?” Quản Trọng khôn khéo tâu rằng: “Muôn tâu Thánh Thượng! Hạ thần từng nghe nói: uống rượu sẽ nói những lời lầm lỗi. Nếu nói lời lầm lỗi có thể bị nguy hiểm đến tánh mạng. Hạ thần vì nghĩ như thế nên thà bỏ rượu chớ không muốn bỏ thân. Cúi xin hoàng thượng xét mà thứ lỗi cho!”

Chúng ta hãy suy nghĩ: nếu vì uống rượu mà nói những lời lầm lỗi, do đó có thể làm tán thất sanh mạng của mình thì thật là một điều không hợp lý biết bao! Rượu là thứ triệt để không được uống. Nếu uống nhiều chắc chắn sẽ nói nhiều. Nói nhiều thì nhất định sẽ có những lời bất tam, bất tứ (là những lời nói không nghĩa lý gì cả), không nên nói mà cứ nói, cần nói thì lại không nói. 

Rượu đã sanh vô lượng tội lỗi như thế, tại sao trong kinh lại có chỗ nói nếu uống rượu không có tội lỗi thì vẫn được uống như thường? Lời nói này quả đúng không sai. Vì nếu uống rượu có thể tránh được tội lỗi thì không lý do nào mà không cho uống. 

Bằng chứng thực tế là khi đức Thế Tôn còn tại thế, Mạt Lợi phu nhân là một Phật tử đã thọ Ngũ Giới. Đối với Tam Bảo, phu nhân là một Phật tử thuần thành, thông đạt kinh luật, nên không bao giờ uống rượu. Nhưng một hôm vua Ba Tư Nặc đi săn về, bị mệt và đói bụng. Chẳng may, quan Trù Giám lo cơm hơi chậm trễ, khiến Ba Tư Nặc vương nổi giận. Ngài liền hạ lệnh giết quan Trù Giám. Phu nhân hay tin liền nghĩ rằng quan Trù Giám là người có khả năng nấu nướng rất thích hợp với khẩu vị nhà vua. Nếu giết quan Trù Giám thì không còn ai có thể làm thức ăn cho nhà vua được như thế. Vả lại, giết một người vô tội không hợp với tôn chỉ Từ Bi của đạo Phật. Do đó, phu nhân liền ra lệnh bảo người đem giấu quan Trù Giám ở một nơi. Hai ba hôm sau, phu nhân thiết một tiệc rượu hết sức linh đình, rồi tự thân phu nhân trang điểm hết sức lộng lẫy (trong kinh nói phu nhân thọ Bát Quan Trai hằng tháng, cho nên chỉ phục sức bằng vải thô. Những ngày thường không thọ Bát Quan Trai cũng thế. Phu nhân lại thường ở riêng tại tư cung tu tập, ít kề cận Ba Tư Nặc vương). Sau đó, bà cùng với vua nhập tiệc và hầu rượu cho vua. Vua Ba Tư Nặc ít khi trông thấy phu nhân trang điểm lộng lẫy như thế, hôm đó lại cùng dự yến và tiệc rượu đó lại vô cùng thịnh soạn nên lòng vua hoan hỷ vô cùng. Nhất là được chính phu nhân ân cần khuyên uống rượu là việc càng làm cho đại vương hân hoan tột đỉnh. Đến khi thấy nhà vua đã hết cơn phẫn nộ, phu nhân mới hỏi rằng: “Thức ăn hôm nay đại vương dùng có ngon miệng hay không?” Nhà vua đáp rằng: “Thức ăn hôm nay rất ngon, lại thêm được phu nhân giúp trẫm uống rượu, thật trẫm hoan hỷ vô cùng”. 

Phu nhân hỏi tiếp: “Đại vương có biết thức ăn hôm nay do ai làm không? Mấy ngày qua đại vương ăn không được ngon miệng phải không?” Rồi phu nhân đem việc vua hạ lệnh giết quan Trù Giám vừa rồi thưa lại.

Nhà vua tỉnh ngộ, tự biết lỗi lầm, liền tha cho quan Trù Giám được toàn mạng. Mạt Lợi phu nhân vì cứu quan Trù Giám mà uống rượu, bà biết mình đã phạm giới, trong lòng sinh hổ thẹn không an tâm, liền đến trước Phật cầu xin sám hối. 

Đức Phật hỏi: “Phu nhân vì sao uống rượu?” Phu nhân bèn đem nhân duyên uống rượu bạch lên Phật.

Ngài chẳng những không quở trách, trái lại còn cực lực tán thán việc làm ấy cho là có công đức rất lớn... Uống rượu trong trường hợp như thế thì có gì là không được! Vấn đề là ở chỗ sợ rằng chúng ta không có thiện quyền phương tiện như Phật tử Mạt Lợi phu nhân mà chỉ khư khư bảo rằng: “Mạt Lợi phu nhân có thể uống rượu, thì tôi đây cũng có thể uống rượu”. Nói như vậy thì sanh tội nghiệp vô biên, mà ác báo cũng khó lòng tránh khỏi.

Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi

Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh

>> Mời quý vị cùng xem video " Tại sao Đức Phật cấm uống rượu?" qua bài trả lời phỏng vấn của Pháp Sư Tịnh Không để hiểu thêm về vấn đề này:

 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hóa ra ta chưa thật sự hiền lành

Lời Phật dạy 10:26 22/12/2024

Tâm ta là ngọn núi lửa được phủ lên một thảm thực vật hiền hòa, xanh tốt và chỉ cần chút duyên địa chấn thì nham thạch sân hận sẽ trào tuôn và nhấn chìm tất cả trong biển lửa phẫn nộ.

Tu tập tâm từ, ma quỷ không dối gạt

Lời Phật dạy 08:30 20/12/2024

Trong dân gian thường nói 'ma đưa lối, quỷ dẫn đường' để chỉ về trạng thái mất tự chủ, dẫn đến có những lời nói hay hành động xấu ác. Đến khi tỉnh táo nhận ra vấn đề thì chỉ còn hổ thẹn và hối tiếc mà thôi.

Phật dạy về tâm từ

Lời Phật dạy 14:16 19/12/2024

Hoà Thượng Minh Châu nói: Tâm từ mở ra, khổ đau khép lại. Mong rằng thế giới, đất nước có nhiều người tu tập tâm từ theo tinh thần của Phật thì đất nước được thanh bình thịnh trị, thế giới hòa bình an ổn, nhân loại an lạc hạnh phúc.

Vui thích tụ tập ồn ào khó thành tựu an tịnh

Lời Phật dạy 12:00 19/12/2024

Những ai thích tụ tập lễ lộc đông vui gặp gỡ chuyện trò, dù không có gì bất thiện nhưng sẽ khiến hướng ngoại, loạn tâm. Để tái lập sự an tịnh như trước phải mất một thời gian tâm tư mới lắng đọng.

Xem thêm