Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 06/09/2022, 14:38 PM

"Sắc tức thị không, không tức thị sắc" có nghĩa là gì?

Cái không do “nó như nó đang là" chứ không phải do tưởng là, cho là, muốn phải là và mong sẽ là...Tưởng tạo ra tướng, nên gọi là tướng do tưởng sinh. Trên thực tế thì “thực tướng vô tướng” nên mới gọi là “đương xứ tức không”.

Sở dĩ nói “sắc tức thị không, không tức thị sắc" vì nhiều người tưởng không là không có gì hết, nhưng không ở đây chính là "đương xứ tức không" hay "cái đang là".

“Không” có nhiều thứ :

- Cái không do vô thường,

- Cái không do sinh diệt,

- Cái không do duyên khởi giả hợp.

- Cái không do “nó như nó đang là" chứ không phải do tưởng là, cho là, muốn phải là và mong sẽ là...Tưởng tạo ra tướng, nên gọi là tướng do tưởng sinh. Trên thực tế thì “thực tướng vô tướng” nên mới gọi là “đương xứ tức không”. Nhìn thấy một vật như nó đang là, tức trả nó về cho chính nó, chứ không qua tưởng của mình. Khi không còn tưởng thì mới thấy đúng thực tánh của pháp.

Tánh "Không" qua trí tuệ Bát Nhã

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Cái không cuối cùng là do Tâm rỗng lặng trong sáng mà Đức Phật dạy là "Khi Tâm thanh tịnh thì thấy các Pháp đều thanh tịnh". Nói cách khác, khi Tâm “không” thấy các pháp cũng “không”, mà đồng thời cũng thấy pháp "như nó đang là" tức không mà có, có mà không.

Có lần, một Phật Tử hỏi "sắc tức thị không" là sao? Thầy nói đùa “đơn giản thôi, khi đói mặc dù trước mặt không có thức ăn nào, nhưng đầu óc vẫn tưởng ra đủ thứ món ăn. Nhưng khi no dù dọn ra trước mặt những thức ăn tuyệt vời vẫn thấy như không. Thành ra không mà có, có mà không là vậy.

Nên có vị Thiền Sư nói: "Có thì có tự mảy may. Không thì cả thế gian nầy cũng không". Còn Lão Tử thì nói: "Cố thường vô, dục dĩ quan kì diệu; thường hữu dục dĩ quán kì kiếu" tức khi thấy “có” thì liền hiện ra muôn sai nghìn biệt, còn khi thấy “không” thì mọi sự đều tịch tịnh vi diệu.

Trong Vật lý, lúc khởi đầu thấy vật chất là khối đặc, sau đó thấy là những phân tử, đi sâu vô nữa thấy những nguyên tử, rồi lại thấy trong nguyên tử có âm điện tử, dương điện tử và trung hòa điện tử. Sâu nữa thì chỉ thấy hạt hoặc sóng. Cuối cùng chỉ thấy năng lượng, rồi đến chân không. Nên ngay cả, trong vật chất thấy có cũng được, thấy không cũng được.

Cái chính của thấy "không", như trong kinh Bát Nhã “chiếu kiến ngũ uẩn giai không". Ngũ uẩn giai không mà vẫn có, nên nói "sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc" là vậy. Do đó, trong tu hành thấy ra sự thật là chính, còn mọi sự mọi vật có hay không chỉ tuỳ duyên mà nói.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cảnh cùng khốn

Kiến thức 09:39 31/10/2024

Người khéo học đạo thì trước trị trong để dẹp ngoài, đừng tham ngoài để hại trong. Cho nên giáo hóa chúng sanh, cốt yếu ở tâm thanh tịnh. Muốn chánh được người, cố nhiên phải chánh mình trước.

Lục độ: Sáu pháp vượt bờ

Kiến thức 09:00 31/10/2024

Một trong những hành pháp tiêu biểu của Đại thừa là Lục độ. Tư tưởng lục độ Bồ tát ảnh hưởng vô cùng lớn đến mọi mặt của đời sống Phật giáo Việt Nam gần 2000 năm nay.

Thiền tắm

Kiến thức 17:39 30/10/2024

Chánh niệm là một loại năng lượng mình có thể chế tác ra được trong mỗi giây phút, trong khi đi, khi ngồi, khi ăn cơm, khi làm việc… Có chánh niệm rồi thì ta mới có khả năng nhận diện, chăm sóc, chữa trị cho những nỗi khổ niềm đau.

Niệm ác và người thù

Kiến thức 17:01 30/10/2024

Trong Tăng Chi Bộ Kinh, Phật nói: Người thù địch có bảy điều kiện mong cho kẻ thù với mình:

Xem thêm