Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 04/04/2022, 08:34 AM

Sân chùa Văn Hiến ngày ấy

Đứng từ xa nhìn cây đa như một quả đồi mâm xôi đầy đặn, tỏa bóng che mát cả một đoạn sông dẫn nước vào nội đồng và chiếc cầu đá xanh ba nhịp dẫn lối sang thôn Đông. Con sông nước đỏ phù sa đầy ắp, chạy dài tít tắp mang sữa ngọt tưới tắm cho ruộng đồng màu mỡ, tốt tươi.

Ngôi chùa cổ kính nằm giữa xóm thôn sầm uất với những lũy tre xanh. Phía trước là sân chùa rộng xây bằng gạch thất, con đường đất nhỏ và cây đa cổ thụ quanh năm xanh tốt. Đứng từ xa nhìn cây đa như một quả đồi mâm xôi đầy đặn, tỏa bóng che mát cả một đoạn sông dẫn nước vào nội đồng và chiếc cầu đá xanh ba nhịp dẫn lối sang thôn Đông. Con sông nước đỏ phù sa đầy ắp, chạy dài tít tắp mang sữa ngọt tưới tắm cho ruộng đồng màu mỡ, tốt tươi. Chùa Văn Hiến quê tôi gồm ba gian nhà quần tụ, liên hoàn cùng với cây đa, cầu đá, con đường và dòng sông nhỏ hợp thành một không gian nghệ thuật sắp đặt, được phối cảnh trên bức nền màu xanh lá cây ấm áp, thanh bình. Nếu cần quay một thước phim nhựa về khung cảnh làng quê Việt Nam truyền thống, đây là không gian vàng bởi sự kết hợp tài hoa của kiến trúc nông thôn có kích thước cân đối, tỷ lệ hài hòa với khóm chuối, cây mít cùng nhà cửa, sân vườn, đường đi và dòng sông nhỏ. Tất cả những vật thể lan tỏa vẻ đẹp chân mộc mà gần gũi, man mác nét thân thương. Khung cảnh tự nhiên viết nên hồn thơ lai láng, mặc dù ngày ấy đang là thời chiến tranh bao nhiêu gian khó.

“Nửa tán đa che sân chùa rộng

Nửa trùm che mát một dòng sông

Cầu đá xanh nhịp ba ghép mộng

Bến nước chao chân sát vệ đường”.

Ngày ấy, thỉnh thoảng có tốp máy bay phản lực giống như những chiếc vỉ ruồi từ mạn biển xé gió bay lên ném bom đánh phá TP. Nam Định. Không gian đang yên tĩnh như mặt nước ao bèo, bỗng dưng có sự xuất hiện đường đột, gầm gào của mấy chiếc máy bay trên bầu trời, nhưng cũng chỉ như viên sỏi ném xuống mặt ao làm đám bèo tấm dạt ra, xong lại lặng lẽ trở lại trầm ngâm như chưa có gì xảy ra.

42-1

Một ngôi nhà to hơn cả, nằm theo chiều dọc của khu chùa mái lợp ngói mũi với những đầu đao hình rồng phượng cong cong, cổ kính. Trong lòng nhà rộng rãi gồm những hàng cột nhà bằng gỗ lim đen bóng, đặt trên bệ đá xám hình tròn đẽo gọt những cánh hoa sen mát lạnh. Hệ vì kèo trên mái được chạm trổ tinh vi với những xà ngang, xà dọc bề thế, vững chãi. Hàng tượng Phật đặt trên bệ cứ xếp cao dần lên. Tôi nhận biết quý Ngài trên ấy là Đức Phật Thích Ca, Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay và tượng bà Quan Âm Thị Kính tay bế con thơ, bên cánh tay có con chim vẹt đậu nhờ (mãi sau này tôi mới biết con chim vẹt ấy chính là người chồng Thiện Sỹ đã gieo oan nghiệt cho bà). Một chiếc màn gió to bằng vải diềm bâu trắng bạc như cánh buồm ngăn che khu thờ, để nhường lòng nhà rộng cho chúng tôi sinh hoạt toàn trường. Hai bên cánh gà phía trước là tượng hai ông Hộ Pháp cao lớn với binh đao và mắt mũi dữ tợn; nhìn thế thôi nhưng hai ông hiền lành lắm, hình như cả hai đều rất thích nhìn ngắm đám học sinh chúng tôi nô đùa, chạy nhảy như mắc cửi trên sân.

Trong vườn chùa, hoa cúc vàng như vàng thêm, hoa hồng nhung ửng đỏ, quả bưởi vàng óng căng tròn nhìn theo bóng lá bay bay. Trong lòng tôi tự nhiên ngân nga: “Cứ mỗi độ thu sang, Hoa cúc lại nở vàng, Ngoài đường hương thơm ngát, Ong bướm bay rộn ràng”.

Trong vườn chùa, hoa cúc vàng như vàng thêm, hoa hồng nhung ửng đỏ, quả bưởi vàng óng căng tròn nhìn theo bóng lá bay bay. Trong lòng tôi tự nhiên ngân nga: “Cứ mỗi độ thu sang, Hoa cúc lại nở vàng, Ngoài đường hương thơm ngát, Ong bướm bay rộn ràng”.

Ngôi nhà năm gian nằm theo chiều ngang nhỏ và thấp hơn, bà nội tôi bảo đấy là nơi thờ Mẫu. Nằm dọc phía sau nhà thờ Mẫu là ba gian nhà thờ Tổ và nơi ở của Sư cụ trụ trì chùa. Đằng sau những ngôi nhà là vườn chùa có trồng rất nhiều cây ăn quả. Bên cạnh sân chùa là chiếc ao rộng thả dày đặc bèo tấm làm thức ăn chăn nuôi. Cây đa, dáng như một ông già hiền từ, có gốc to lắm. Muốn leo trèo, chúng tôi phải công kênh nhau bám vào cành rồi đu người mới trèo được lên cây. Cây đa có nhiều cành, nhánh đua rộng ra xung quanh. Ngồi vắt vẻo trên cành đa, phóng tầm mắt nhìn thấy dãy núi đá vôi xanh mờ xa xa phía chân trời. Hình dung một không gian bao la, rồi đây những cánh chim ra ràng chúng tôi sẽ bay cao, bay xa.

44-1

Chim chóc ở đâu bay về đây nhiều lắm, hình như chúng cũng thích thú với chúng tôi nên về đây chung vui hoặc là bay về để thỏa thích ăn quả đa chín vàng có vị ngòn ngọt. Dưới tán của cây đa là một góc sân chùa râm mát. Học sinh cấp hai chúng tôi bày ra nhiều trò chơi như: Đánh đáo, đánh khăn, cờ tướng, chơi ô ăn quan, nhảy dây,… những trò chơi của chúng tôi làm sân chùa sôi động hẳn lên, bù cho những ngày trầm tư, im ắng. Chúng tôi, khăn quàng đỏ thắm và chỉ chiếc khăn quàng đỏ là mới, còn số đông là quần áo nửa mạc với những miếng vá rất khéo tay. Học sinh ngày ấy chăm ngoan lắm, chưa có những cụm từ “đầu gấu, đại ca…”. Những chàng trai, cô gái hiền lành mang trong mình tâm hồn của những hoàng tử tài trí, dũng cảm, cô Tấm dịu hiền hay cô bé Lọ Lem nết na, thùy mị nhưng đầy mơ ước trong những câu chuyện kể của thầy, cô giáo. Ngày ấy, thầy Lê Túy hay kể chuyện vào đầu giờ tập trung toàn trường cho chúng tôi nghe; truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, chuyện thầy chiến đấu ở ngoài mặt trận. Với chất giọng trầm ấm và tài kể chuyện đặc sắc, Thầy thu hút sự chú ý của học sinh chúng tôi vốn dĩ nghịch ngợm như quỷ. Mỗi câu chuyện mở ra một chân trời mơ ước, khát vọng xa xôi về ngày mai tươi đẹp. Cả mấy khối lớp 5, lớp 6, lớp 7 đều ngồi im tăm tắp nghe thầy kể chuyện. Năm nào trường tôi cũng có học sinh đi thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và đạt thành tích cao. Hình như, từ rất sớm hoàn cảnh chiến tranh mặc nhiên đã được lớp trẻ chúng tôi cảm nhận cùng với bao nhiêu khó khăn thiếu thốn để rồi tự nguyện, tự giác sẻ chia và cả hy sinh những gì có thể. Tuyệt nhiên không có sự đòi hỏi, nuông chiều…

Trong tâm thức hồn nhiên, tôi cảm nhận nhà chùa cũng vậy, Sư cụ và những tượng Phật bao dung, nhân hậu đã nhường cả không gian rộng cho các cháu học sinh tập trung nghe phổ biến những quy định đầu năm học, rồi vui chơi trước khi bước vào năm học mới. Từ một trung tâm tín ngưỡng với rất nhiều phong tục, lễ nghi được rút gọn tối đa để tạm trở thành trung tâm tổng hợp với các hoạt động cộng đồng. Sân chùa còn là nơi trục lúa, phơi thóc hai vụ chiêm, mùa; gian chùa được quây làm kho thóc giống của Hợp tác xã nông nghiệp. Sân chùa cũng là sân tập đội ngũ của Trung đội dân quân, rồi những đêm hát chèo, những buổi chiếu bóng… Sân chùa rộng rãi luôn mở lòng bao dung đón người dân ở các thôn, xóm về đây với niềm vui thích giản dị, khiêm nhường.

Đêm trăng thanh, các bà, các chị gọi nhau, với những tà áo dài màu nâu sòng đi lễ chùa nền nã. Sau những tất bật mưu sinh, họ đến chùa cầu phúc, cầu may cho gia đình với mong muốn những điều tốt đẹp, bình an,…

Đêm trăng thanh, các bà, các chị gọi nhau, với những tà áo dài màu nâu sòng đi lễ chùa nền nã. Sau những tất bật mưu sinh, họ đến chùa cầu phúc, cầu may cho gia đình với mong muốn những điều tốt đẹp, bình an,…

Mùa thu, trời trong veo và xanh thăm thẳm với những làn mây mong mỏng như những chiếc khăn voan vắt ngang bầu trời. Ba tháng nghỉ hè thỏa thích hình như trôi nhanh để kịp đến với mùa thu ngọt ngào và tươi mát. Mùa thu, với những buổi sáng hơi se se lạnh cùng những giọt sương long lanh như ánh mắt con gái dễ thương và những buổi chiều lãng đãng khói sương bay. Trên tán cây bên đường, có những chiếc lá đang chuyển vàng cùng những tia nắng nhẹ nhàng như rót mật ngọt qua kẽ lá. Gió thu nhè nhẹ thổi, mang theo hương lúa chín và hương cốm đầu mùa từ ngoài cánh đồng làng Hạ. Trong vườn chùa, hoa cúc vàng như vàng thêm, hoa hồng nhung ửng đỏ, quả bưởi vàng óng căng tròn nhìn theo bóng lá bay bay. Trong lòng tôi tự nhiên ngân nga:

“Cứ mỗi độ thu sang

Hoa cúc lại nở vàng

Ngoài đường hương thơm ngát

Ong bướm bay rộn ràng”.

Rồi năm học mới bắt đầu, chúng tôi theo cánh tay vẫy vẫy của thầy, cô đi về các lớp học ẩn trong thôn xóm. Tuổi thiếu niên của chúng tôi trải qua hai cuộc chiến tranh phá hoại nên kỷ niệm tuổi thơ cắp sách đi học quen với không gian có mái trường vì lớp học được phân tán trong những lũy tre xanh bao bọc. Lớp học được dựng từ bàn tay công sức và góp gom tre gỗ rơm rạ của các bậc phụ huynh. Lớp không có sân chơi mà thay vào đó là hệ thống giao thông hào dẫn tới các hầm chữ A đắp bằng đất nện trú tránh bom đạn. Lớp học mới còn thơm mùi vật liệu và hơi mùi bùn non trộn rơm trát vách tường ngăn. Những tiết học toán, văn, địa lý, lịch sử, sinh vật bao giờ cũng là những tiết học nhiều xúc cảm trong không gian mở giữa vườn, ao và đầy ắp tiếng chim. Tôi cứ nhớ mãi con đường đi học bên dòng sông nhỏ trải dài qua những cánh đồng lúa chín vàng thơm, hơi mùa thu man mác đến tận bây giờ với bầu trời mây xốp bay in bóng xuống dòng nước có những chú chuồn chuồn kim thoắt đậu, thoắt bay nhẹ bẫng. Sâu đậm hơn cả là hương thơm vàng hoa cúc dại nhỏ, xinh như chiếc cúc áo len ở bên mép đường. Rồi câu thơ thuộc nằm lòng từ bao giờ: “…Em cắp sách tới trường/nắng tươi rải trên đường/trời xanh cao gió mát/đẹp thay lúc thu sang”. Sau chiến tranh, trường lớp trở về địa điểm cũ, quy mô, quy củ và từng bước được xây dựng khang trang, liên hoàn với tiếng trống trường rộn rã, vang vang vào các ngõ xóm.

Chùa Văn Hiến được trùng tu, tôn tạo và xây mới chiếc cổng với kiến trúc truyền thống hài hòa, mái ngói chùa thâm nâu, phảng phất bóng dáng nền văn hiến lâu đời và ngôi Tháp chuông cao cao; ao chùa cũng được xây đá kè bờ viền xung quanh. Đêm trăng thanh, các bà, các chị gọi nhau, với những tà áo dài màu nâu sòng đi lễ chùa nền nã. Sau những tất bật mưu sinh, họ đến chùa cầu phúc, cầu may cho gia đình với mong muốn những điều tốt đẹp, bình an, để chiêm nghiệm triết lý nhân sinh ở hiền gặp lành, khoan dung, hòa hợp bỏ lại sau lưng những nhọc nhằn, vất vả. Sự thong thả, bình yên và sống chậm này… cho dù có đi đâu, về đâu trong tâm trí tôi cũng in đậm hình ảnh đầy thương mến ấy. Mỗi lần đi qua chùa, tôi lại tha thiết nhớ về “Nơi in dấu những ngày đến lớp”, thời niên thiếu ấy vẫn đầy ắp, sống động những buổi tập trung gặp lại bạn bè, rồi trò chơi, những xúc cảm bước vào năm học mới. Tự nhiên trong tôi một nét buồn mơ hồ.

“Nay trường mới chẳng còn trên đất cũ

Tán đa buồn… tĩnh mịch mái chùa cong

Vắng lũ trẻ, tiếng chim chừng thưa vắng

Ngày mỗi ngày lá rụng đầy sân”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Làm sao giữ lại

Góc nhìn Phật tử 19:30 22/04/2024

Làm sao giữ được tình ban sớm /Chưa kịp hoàng hôn đã úa màu./Ta trách sao người thay đổi vội/ Chắc gì...ta chẳng đổi thay đâu!

Ta luôn biết ơn vì tình thương và sự hy sinh của bố mẹ

Góc nhìn Phật tử 14:30 22/04/2024

Bố mẹ - những người yêu thương, nuôi dưỡng ta từ những ngày đầu đời đến tận bây giờ. Cuộc sống trôi qua, những gian khó, những niềm vui, đều là những chặng đường mà bố mẹ đã bên ta, chia sẻ mọi khó khăn và hạnh phúc.

Tu là cải tạo mình

Góc nhìn Phật tử 09:13 22/04/2024

Ngày nào tôi ăn muối nhiều một chút (nhất là chao, tương, mắm dưa chay) là khuya 0 giờ đau đầu tới 2 giờ 30, ảnh hưởng cho thời thiền kế đó.

Thái độ cầu học cầu tu của người Phật tử

Góc nhìn Phật tử 07:57 22/04/2024

Trên hai mươi lăm thế kỷ về trước, Đức Từ Phụ đã từng khẳng định đạo Phật là đạo của từ bi, trí tuệ và giải thoát. Người Phật tử muốn tu theo đạo Phật cũng phải tu sao cho được từ bi và trí tuệ để một ngày không xa nào đó cũng sẽ được giải thoát như Đức Phật.

Xem thêm