Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 03/03/2020, 14:28 PM

Sáu nguy hiểm của đam mê rượu chè

Vì say rượu có sáu nguy hiểm như thế nên Thế Tôn luôn khuyến khích hàng Phật tử từ bỏ. Người con Phật phát nguyện không uống rượu, không sản xuất, không mời mọc, không ca ngợi việc uống rượu.

> Rượu gây ra 36 tội lỗi nên đức Phật cấm uống, cấm mời, cấm buôn bán rượu

Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha, tại Veluvana. Bấy giờ, Singàlaka, gia chủ tử, dậy sớm, ra khỏi thành Vương Xá, chấp tay đảnh lễ sáu phương.

Rồi Thế Tôn, buổi sáng vào thành Vương Xá khất thực, sau khi dạy Singàlaka về ý nghĩa đảnh lễ sáu phương, Ngài dạy thêm:

Này gia chủ tử, đam mê các loại rượu có sáu nguy hiểm: Tài sản hiện tại bị tổn thất, đấu tranh tăng trưởng, bệnh tật dễ xâm nhập, tổn thương danh dự, để lộ âm tàng và trí lực tổn hại.

Này gia chủ tử, đam mê các loại rượu có sáu nguy hiểm như vậy.

(ĐTKVN, Trường Bộ II, kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt [trích], VNCPHVN ấn hành, 1991, tr.533)

Này gia chủ tử, đam mê các loại rượu có sáu nguy hiểm: Tài sản hiện tại bị tổn thất, đấu tranh tăng trưởng, bệnh tật dễ xâm nhập, tổn thương danh dự, để lộ âm tàng và trí lực tổn hại.

Này gia chủ tử, đam mê các loại rượu có sáu nguy hiểm: Tài sản hiện tại bị tổn thất, đấu tranh tăng trưởng, bệnh tật dễ xâm nhập, tổn thương danh dự, để lộ âm tàng và trí lực tổn hại.

Lời bàn: 

“Miếng trầu là đầu câu chuyện” hay “Vô tửu bất thành lễ” là tập tục, truyền thống lâu đời của người Việt. Vì vậy, trong những dịp ăn mừng, tiệc tùng, nhất là những ngày đầu Xuân thì ly trà, chén rượu được nhiều người xem là “đầu câu chuyện”.

Người Phật tử, dĩ nhên không dùng rượu (trừ thuốc ngâm rượu để chữa bệnh), còn những người khác uống chút tí nhằm giao hảo thì cũng chẳng sao. Tuy vậy, không phải ai cũng tự làm chủ, biết dừng lại mà phần lớn vì vui vẻ nên quên, rồi quá chén.

Hiện nay, nát rượu có thể xem như một tệ nạn xã hội. Trong các tai nạn, nhất là tai nạn giao thông thì đa phần do say rượu gây ra, làm tổn thất, thiệt hại không ít về người và của. Rồi rượu vào thì lời ra, nhẹ thì làm mất lòng nhau, nặng thì gây gổ, đánh nhau làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự xã hội. Uống say đến bí tỉ có thể dẫn đến tử vong vì ngộ độc, trúng gió. Ngoài ra uống nhiều rượu có thể sẽ bị xơ gan, một trong những bệnh khó trị hiện nay.

Vì say rượu có sáu nguy hiểm như thế nên Thế Tôn luôn khuyến khích hàng Phật tử từ bỏ. Người con Phật phát nguyện không uống rượu, không sản xuất, không mời mọc, không ca ngợi việc uống rượu.

Vì say rượu có sáu nguy hiểm như thế nên Thế Tôn luôn khuyến khích hàng Phật tử từ bỏ. Người con Phật phát nguyện không uống rượu, không sản xuất, không mời mọc, không ca ngợi việc uống rượu.

Khi say, không làm chủ được mình nên có thể nói năng, hành động ngớ ngẫn, có thể dẫn đến mất hết nhân cách, danh dự. Chuyện người say đến độ vứt bỏ cả y phục, làm trò cười cho thiên hạ, đến khi tỉnh lại dở khóc dở cười cũng không phải là chuyện lạ. Sau cơn say khướt thì thân thể mệt mỏi, tay chân rã rời, đầu óc đờ đẫn, tâm trí không còn minh mẫn. Đó là những nguy hiểm do uống quá nhiều rượu gây ra.

Vì nguy hiểm của đam mê rượu chè như thế nên Thế Tôn luôn khuyến khích hàng Phật tử từ bỏ. Người con Phật phát nguyện không uống rượu, không sản xuất, không mời mọc, không ca ngợi việc uống rượu. Cố nhiên, rượu vẫn phổ biến trong đời sống xã hội, vấn đề là cần nhận thức rõ ràng tất cả những nguy hiểm của nó nhằm tự chế ngự khi dùng và phấn đấu để đạt đến chấm dứt, đoạn tuyệt với say sưa.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Diệt trừ phiền giận

Kiến thức 22:19 23/11/2024

Đức Phật dạy, với tất cả các hạng người ở đời, nếu tiếp cận với thái độ tích cực, chúng ta đều có thể trải tâm từ đến tất cả, dù người ấy còn nhiều vụng về, chưa dễ thương về hành động, lời nói hay tâm ý, ta vẫn có thể thương được.

Tam học giới định tuệ là cốt lõi của Phật giáo

Kiến thức 19:00 23/11/2024

Tam học, còn được gọi là Tam vô lậu học ý muốn nói ba môn học này rất cao thượng hoàn mỹ, trọn vẹn, không có khiếm khuyết, không có sơ hở giúp hành giả thành tựu các thánh quả giác ngộ không còn rơi rớt trong ba đường ác, trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi chịu khổ vô cùng.

Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp

Kiến thức 09:36 23/11/2024

Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Xem thêm