Sáu phép mầu nhiệm cho những Hộ Pháp đi trên mặt đất
Trong truyền thống Đại thừa Phật giáo, ta gần gũi và quen thuộc với hình ảnh Hộ Pháp Vi Đà hay Tiêu Diện Đại Sĩ... Song đến truyền thống Kim Cương Thừa, ta được bảo hộ bởi những tôn vị như Mahakala, Yamantaka, Palden Lhamo, Ekajati,..
Với mỗi truyền thừa ta thường thực hành và kết nối với sự mạnh mẽ và uy lực của các tôn an hòa hay phẫn nộ như vậy.
Nhưng ta lại trầm mê, bôn tẩu với sự đời mà nhãng mất đi những vị Hộ Phật, Hộ Pháp quan trọng nhất - chính là chúng ta. Khi người đệ tử được quy y và truyền giới từ Ngũ giới căn bản, Thập Thiện, Bát Quan Trai, Ưu Bà Tắc giới hay giới Phạm Võng,.. Ngay thời khắc đó Phật tánh của người Phật tử được khơi dậy và tưới tẩm bằng sự dẫn dắt của bậc thầy, và mang trách nhiệm một vị bảo hộ cho Phật Pháp. Vì thế Đức Phật đã chế tác sáu phép Ba La Mật để mỗi Hộ Pháp tự thân chúng ta chạm đến giác ngộ và thực hiện trách nhiệm bảo hộ Phật Pháp.
Khi bước chân vào con đường thực hành Bồ đề tâm, cũng chính là con đường của Tăng đoàn Bồ Tát và chư Phật trong quá khứ, ta không học cách diệt khổ mà thay vào đó nhận thức và chuyển hoá các khổ đau và nhân khổ đau của tự thân và chúng sinh. Từ đó không bám chấp vào kim tiền, của cải, ngay cả thân thể, máu thịt của mình còn có thể trao đi. Một lời dạy của tôn sư Patrul Rinpoche khi đề cập đến thái độ bố thí trong thực hành Chöd (một thực hành đặc biệt của truyền thống Kim Cương Thừa về cắt đứt bản ngã và chấp thủ), việc cúng dường thân con đến một trăm chúng sinh sẽ thực hữu ích hơn việc triệu thỉnh một trăm bổn tôn đến bảo vệ thân con. Đây chính là bố thí tôn quý- thái độ đầu tiên của một vị Hộ Pháp chân chính.
Gìn giữ và bảo vệ giới nguyện tôn quý là thái độ tiếp theo, ta trì giữ những giới luật từ nơi kín đáo nhất chỉ cá nhân chúng ta biết, không phạm giới khi ta có cơ hội thực hiện mới thực là trì giới. Phật tử không thể tránh việc sứt mẻ giới nguyện trong tu tập nhưng ta phải biết khởi tâm hổ thẹn, sám hối, chừa bỏ và có trách nhiệm hơn. Bên cạnh đó niềm tin vào giới nguyện và năng lực gia trì của bậc thầy là điều quan trọng không kém. “Không có kẻ thù nào tệ hơn kẻ phá hỏng mật nguyện”, đức Tulku Urgyen Rinpoche nhắc nhở mọi che chướng và tai ương của chúng ta đều bắt nguồn từ sự phá vỡ giới nguyện. Trì giữ giới nguyện là thái độ thứ hai của một vị Hộ Pháp chân chính.
Không chỉ gìn giữ giới nguyện của chúng ta, một Hộ Pháp phải bảo vệ giới nguyện của những người khác, ta nhận thấy một vị Tu sĩ hay cư sĩ phạm giới phải hết mực cung kính mà khuyên họ. Không rao nói lỗi bằng tâm khinh miệt, sân hận sẽ khiến ta bể giới nguyện lập tức. Ta thực tập sự quán chiếu với con mắt trí tuệ và lòng từ bi nên không khinh mạn, kiêu ngạo và làm đau khổ người khác. Với thực tập của người Phật tử mọi nghịch duyên và trải nghiệm đau khổ, xấu hổ, bị lăng mạ hay xúc phạm đều là một ân phước. Mấu chốt của thành tựu Pháp nằm ở tâm vô ngại, nhẫn nhịn và thương xót thay vì thái độ oán hận và trách móc. Bên cạnh đó, ta không buông lời thô ác và các hành động bất thiện với các hoàn cảnh bất như ý và nghịch duyên. Sự thành tựu lòng nhẫn nhục là thái độ thứ ba của một vị Hộ Pháp chân chính.
Những vị Hộ Pháp đi trên mặt đất như chúng ta phải khoác lên mình áo giáp tinh tấn để đoạn trừ các ma chướng, trưởng dưỡng các phẩm tính cần thiết của người Phật tử. Ta phải chuẩn bị cho mình nền tảng giáo lý và tri kiến đúng đắn để hỗ trợ chính mình và mọi người. Một trong những lời nhắc nhở cuối cùng của đức Phật trước khi nhập diệt: “Hỡi các người! Hãy tinh tấn lên để giải thoát”. Chúng ta có hai hạt giống thiện và bất thiện bên trong trái tim, đối với các ác hạnh chưa sinh khởi ta phải chế ngự và không để chúng phát sinh. Những ác hạnh đã sinh khởi chúng ta phải hàng phục và nghiền ép chúng mãnh liệt. Tương tự với các hạt giống tốt hay thiện hạnh đã và chưa sinh khởi phải tinh tấn phát triển và tăng trưởng. Đây là thực hành Pháp Tứ Chánh Cần trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo của con đường đạo đế. Và thành tựu trong thái độ quan trọng thứ tư của một vị Hộ Pháp là tinh tấn.
Thái độ thực tập thứ năm - thiền định. Tâm ta thường xáo trộn bởi tập khí và kiết sử nhiều đời, sự tán loạn và một đời sống thiếu chánh niệm chính là nguyên nhân của các đau khổ và che chướng của ta. Thiền định là yếu tố giúp ta chế tác năng lượng diệu kỳ của chánh niệm và chánh định. Một thực tập đơn giản khi bạn thở vào bạn nhận thức rõ hơi thở vào và tương tự với hơi thở ra, hãy để tâm thức thảnh thơi và không có bất kỳ lời phán xét hay suy nghĩ tầm phào nào bên trong. Sự buông thư chấp niệm và cảm xúc bản thân nhẹ nhàng và tự nhiên như một sợi tóc già đi, rụng xuống và bay đi tự do. Hãy xem thiền định là yếu tố quyết định quá trình giác ngộ và phát khởi trí tuệ của một hành giả hay một vị Hộ Pháp chân chính.
Đề mục cuối của sáu con đường nhiệm mầu chính là trí tuệ, đây chính là mẹ và cốt tủy của chư Phật. Ví như DNA (vật chất di truyền của chúng ta), DNA cần các nhân tố và những quá trình phiên, dịch mã trung gian để biểu hiện thành tính trạng bên ngoài. Trí tuệ cũng là những hạt giống như vậy, khi nó được chạm tới và khơi dậy bằng sự thực tập nó sẽ biểu hiện thành ngọn lửa của niềm hỷ lạc, vô úy và yêu thương. Ta phải thực tập và quán chiếu với con mắt Vô Ngã, Vô Thường để thấy rõ và chuyển hóa đau khổ. Khi tâm ta thâm nhập được trí tuệ này, triệt quán và hòa nhập vào tánh Không thì sẽ không cần chờ đợi sự mầu nhiệm được trao từ một Bổn tôn, hay một vị Phật nào cả. Trí tuệ là chìa khóa thứ sáu của một vị Hộ Pháp chân chính.
Sáu chìa khóa trên phải trì giữ phù hợp tinh thần Tam luân không tịch (không chấp vào năng sở và các thời hành trì), đây chính là Pháp tu có năng lực mang chúng ta vượt sang bờ bên kia, và sáu độ nhiệm mầu này sẽ giữ ta an trú trong đức Phật tự thân, vẹn tròn trách nhiệm của một Bồ tát tại gia (xuất gia) hay những vị Hộ Pháp chân chính. Cốt tủy của con đường Bồ Đề tâm chính là lòng sùng mộ, lòng đại bi, trí tuệ và sự dũng cảm. Là một hành giả thực hành con đường Thánh đạo, con giữ lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng, con phải luôn trao niềm tin và khát ngưỡng của con vào Chánh Pháp của Như Lai, hãy để trí tuệ và từ bi của Như Lai chảy sâu vào máu và thịt của con, trái tim quả cảm của con sẽ xuyên thủng mọi vô minh, ma chướng và giải thoát chúng sinh mẹ hiền khỏi khổ đau và nhân khổ đau.
Bài viết dự thi được gửi từ tác giả Nguyễn Lê Thiên Minh; địa chỉ: 9 Phạm Phú Thứ, P.11, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chia sẻ của nữ tiến sĩ Văn học sau một tuần tu tập tại Làng Mai
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:39 19/11/2024Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?
Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…
Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.
Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.
Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”
Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.
Xem thêm