Thứ sáu, 20/11/2020, 09:08 AM

Sinh viên khoa Tâm lý học sinh hoạt ngoại khóa tại chùa Thiên Quang

Vừa qua, hơn 100 sinh viên năm III - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn dưới sự hướng dẫn của Thầy Dương Hoàng Lộc, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tôn giáo - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM đã có một ngày sinh hoạt ngoại khóa tại chùa Thiên Quang (Dĩ An, Bình Dương).

Nhân ngày 20/11 nghĩ về trường học ở nhà chùa

8 giờ sáng ngày 17 tháng 11 năm 2020, các bạn sinh viên đã tề tựu về chùa tìm hiểu về kiến trúc chùa Việt Nam. 

Sau khi thọ trai và kinh hành niệm Phật trong chánh niệm, các bạn sinh viên về liêu phòng chỉ tịnh. Buổi chiều, NS. Hương Nhũ đã có buổi pháp thoại về một số đặc điểm của tâm lý học Phật giáo. Buổi chia sẻ có sự tham dự của các vị khách quý như: Tiến sĩ Đặng Hoàng Lan Giảng viên khoa Nhân học trường Đại học Xã hội và Nhân văn, Thạc sĩ Trần Ngọc Duyên - Giảng viên trường Đại học Công nghệ TP.HCM và Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung – Viện Bảo tàng Tôn Đức Thắng.

Ni Sư Hương Nhũ chia sẻ cùng các bạn sinh viên.

Ni Sư Hương Nhũ chia sẻ cùng các bạn sinh viên.

ACác vị khách quý cùng tham dự: TS. Đặng Hoàng Lan Giảng viên khoa Nhân học trường Đại học Xã hội và Nhân văn, TS. Trần Ngọc Duyên - Giảng viên trường Đại học Công nghệ TP.HCM và TS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung – Viện Bảo tàng Tôn Đức Thắng.

ACác vị khách quý cùng tham dự: TS. Đặng Hoàng Lan Giảng viên khoa Nhân học trường Đại học Xã hội và Nhân văn, TS. Trần Ngọc Duyên - Giảng viên trường Đại học Công nghệ TP.HCM và TS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung – Viện Bảo tàng Tôn Đức Thắng.

Các bạn sinh viên được Ni sư cho biết, nếu Tâm lý học phương Tây định nghĩa về cái tâm bằng những thuật ngữ khoa học, thì tâm lý học Phật giáo bàn về sống tâm linh bằng những thuật ngữ, thuật từ tâm lý sống động. Sự ra đời của đức Phật là nhằm đem lại an vui và hạnh phúc cho chư Thiên và loài người nên Tam tạng Thánh điển Phật giáo không ngoài mục đích là trị liệu các căn bệnh của tâm, với mong muốn giải quyết được những nỗi khổ niềm đau, những vướng mắc trong đời sống tinh thần của con người. Hơn thế nữa, Tâm lý học trị liệu Phật giáo – Buddhist Psychotherapy là một sự kết hợp tuyệt vời lời dạy của đức Phật với sự chữa trị các căn bệnh tâm trong kiếp sống nhân sinh...

Tình yêu của bao thế hệ

Ni Sư giảng cho các bạn về bộ môn Tâm lý học trị liệu Phật giáo.

Ni Sư giảng cho các bạn về bộ môn Tâm lý học trị liệu Phật giáo.

Các bạn chăm chú lắng nghe và ghi chép.

Các bạn chăm chú lắng nghe và ghi chép.

Các vấn đề thuộc về bản chất của tâm, phương pháp thanh lọc tâm, và nghệ thuật làm chủ cái tâm xuất hiện trong tam tạng Thánh điển của đức Phật: Kinh, Luật và Luận. Nhờ đó, Chúng ta có thể hóa giải những nỗi thống khổ bằng sự chuyển hóa tâm thức vì “tâm làm chủ các pháp”. Khi tâm suy nghĩ thiện, nói lời thiện, làm việc thiện thì phúc báo an vui sẽ đến với chúng ta. Các bạn sinh viên chia sẻ rất hoan hỷ và hạnh phúc với những chương trình ngoại khóa bổ ích như thế này.

Các bạn sinh viên trường Đại học KHXH và NV lắng nghe pháp thoại.

Các bạn sinh viên trường Đại học KHXH và NV lắng nghe pháp thoại.

Các bạn ghi lại những bài học ý nghĩa.

Các bạn ghi lại những bài học ý nghĩa.

Được biết, đây là lần thứ hai Trường Đại học khoa học Xã Hội và Nhân văn đưa sinh viên khoa tâm lý học về chùa Thiên Quang sinh hoạt ngoai khóa. Các bạn được an vui chánh niệm trong chốn thanh tịnh thiền môn và đặc biệt là được Ni sư Hương Nhũ chia sẻ những điều cần thiết vô cùng lý thú và bổ ích trong Tâm lý học Phật giáo.

Chùa Thiên Quang được xây dựng theo kiểu Nội công (工) ngoại Quốc (國). Cổng tam quan và sân chùa với lầu chuông lầu - trống hai bên, nhiều cây xanh và chậu cảnh, hòn non bộ theo lối kiến trúc truyền thống Việt Nam. Các sinh viên cũng được giải thích về các hiện vật như hình ảnh con Nghê trên mái chùa là một linh vật thuần Việt được kết hợp bởi chó, kỳ lân, sư tử, mang đậm giá trị văn hóa dân tộc; cột chùa to, phình ở phần giữa thân dưới như hạt thóc hay mái chùa cong như hình ảnh con thuyền chính là sự tích hợp những biểu tượng văn hóa mang đặc trưng vùng nông nghiệp lúa nước. Từng pho tượng Phật, Bồ Tát hay Bát bộ Kim Cang trong chánh điện đều được nêu tên, ý nghĩa và công hạnh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Lễ huý nhật lần thứ 13 cố Trưởng lão HT. Thích Thanh Tứ

Tin Phật sự 08:30 03/12/2024

Sáng ngày 02/12/2024 (nhằm ngày mùng 2 tháng 11 năm Giáp Thìn ), tại Tổ đình Nho Lâm (huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên) đã trang nghiêm tổ chức lễ Húy nhật lần thứ 13 cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN.

Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam

Tin Phật sự 06:45 03/12/2024

Chiều ngày 2/12/2024, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN, đồng thời là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, đã thông báo việc chọn logo chính thức cho sự kiện quan trọng này.

Chùa Bửu Liên Quang trao 400 phần quà đến bà con nghèo H.Đức Trọng

Tin Phật sự 14:14 02/12/2024

Sáng 1-12, đạo tràng Pháp Lâm do Đại đức Thích An Đạt, trụ trì chùa Bửu Liên Quang, H.Bến Lức (Long An), làm trưởng đoàn đã hướng dẫn Phật tử đến chùa Hội Phước (H.Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) tặng quà đến những hộ nghèo tại đây.

Chùa Tích Sơn trang nghiêm tổ chức lễ húy nhật lần thứ 13 cố Trưởng lão HT. Thích Thanh Tứ

Tin Phật sự 17:18 01/12/2024

Sáng ngày 30/11/2024 (nhằm ngày 30/10 Giáp Thìn ), tại chùa Tích Sơn (TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) đã long trọng tổ chức lễ Húy nhật lần thứ 13 cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN.

Xem thêm