Thứ tư, 20/10/2021, 17:12 PM

Sơ thiền, ly dục ly bất thiện pháp, đúng sai tự minh định

Kinh số 52 Bát Thành có đoạn viết về sơ thiền một cách ngắn gọn như sau: “Ở đây, này Gia chủ, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ” (Trung Bộ Kinh, 52 Kinh Bát Thành).

so-thien 1

Thiền là đưa thân tâm về với nhau

Kinh văn quá súc tích về sơ thiền như vậy khó có thể thấm thấu được thâm ý của Thế Tôn, tạo ra nhiều kiến giải của các bút giả, hành giả, học giả...khiến quý Phật tử hoang mang. Sau đây là một trong những kiến giải của một hành giả được một đạo hữu chuyển cho Tâm Tịnh về sơ thiền:

Hai bài kinh: Kinh Sa Môn Quả và Tiểu Kinh Dụ Lõi Cây, Phật dạy: “Tỳ kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh vời tầm với tứ (có giác có quán). Muốn đạt được cảnh giới này vị này phải ly dục nơi các căn, tức là thanh lọc nhiễm ô nơi các căn. Để ly dục, vị này học hạnh viễn ly, hạnh Tỷ kheo (hạnh xuất gia) theo lời dạy trong kinh: “Ở đây có người vì lòng tin xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình”. Nếu là cư sĩ học hạnh viễn ly, vị này phải giác được lỗi họa của các dục và triệt để xa lìa ngũ dục. Nói cách khác, vị này với tâm ý không có ôm giữ tài sản lớn, tài sản nhỏ, quyến thuộc...và không mê cái thân này. Để hỗ trợ viễn ly, vị này phải thành tựu giới đức, tức là sống trong giới hạnh của một Phật tử. Vì thành tựu giới đức và thấy được lỗi họa của các dục vị này mới có thể ly dục, tức là không sống với dục lạc thế tục (ác pháp), không mề mờ vô ký với dục (bất thiện pháp). Do ly dục, ly bất thiện pháp vị này sống trong cảnh giới sơ thiền.”

Sau đây là lời dạy của Ni Sư, Thiền sư  Ayya Khema về sự hiểu lầm việc xả ly (viễn ly):

Từ “xả ly” (detached) thường bị hiểu lầm vì các bài giảng thường không nói rõ “ly dục và ly bất thiện pháp’. Một số kinh chỉ nói đơn giản rằng sơ thiền là trạng thái đạt được do xả ly. Do đó có sự hiểu lầm cho rằng chúng ta phải rời bỏ cuộc sống bình thường hiện tại, để vào rừng tu một thời gian dài. Tu trong rừng cũng là tốt, nhưng không cần thiết. “Xả ly” không có nghĩa gì hơn là ngay lúc ấy, ta không có tâm ái dục hay bất thiện…

(Tôi là ai? Một phương pháp hành thiền, Chương IV: Sơ Thiền Ni Sư Ayya Khema Chuyển Ngữ: Diệu Liên Lý Thu Linh - Diệu Ngộ Nguyễn Thị Mỹ Thanh 2008 Nhà xuất bản Phương Đông TP.HCM 2010) 

Để biết rõ sơ thiền (tầm tứ, ly dục ly bất thiện pháp), nên nghe theo lời dạy của Thế Tôn (giải thích rất rõ như đoạn kinh văn trong Tương Ưng Niệm Xứ (a),Tương Ưng Bộ Chương III) như sau:

Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo sống, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Vị ấy trú, quán thân trên thân, hoặc thân sở duyên (kàyàrammano) khởi lên, hoặc thân nhiệt não (kàyasmin parilàho), hoặc tâm thụ động, hoặc tâm phân tán hướng ngoại (bahiddha va cittam vikkhipati); do vậy, này Ananda, Tỷ-kheo cần phải hướng tâm đến một tướng tịnh tín (pasàdaniyenimitta). Do vị ấy hướng tâm đến một tướng tịnh tín, hân hoan (pàmujjam: Thắng hỷ) sanh. Người có tâm hân hoan, hỷ sanh. Người có tâm hỷ, thân được khinh an. Người có tâm khinh an, lạc thọ sanh. Người có tâm lạc thọ, tâm được định tĩnh. Vị ấy tư sát như sau: "Mục đích mà ta hướng tâm đến, mục đích ấy đã đạt được. Nay ta rút lui (patisamharàmi) (khỏi đối tượng tịnh tín)". Vị ấy rút lui, không tầm, không tứ. Vị ấy rõ biết: "Không tầm, không tứ, nội tâm chánh niệm, ta được an lạc".

Thế Tôn giải thích rõ về tâm chánh trực trong Tăng Chi Bộ chương 6: Sáu Pháp - Lục niệm: Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng, Niệm Giới, Niệm Thí, Niệm Thiên): Đây là những đề mục hướng tâm tịnh tín (tầm tứ), khi hướng tâm tịnh tín trên một tướng (chẳng hạn như Niệm Phât), thì tâm được chánh trực (Tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm không bị si chi phối do dựa vào Như Lai: tức là ly dục, ly bất thiện pháp có tầm có tứ do hướng tâm tịnh tín một trong sau đề mục này: Xin quý hiền hữu nghe lời giảng của Thế Tôn rất rõ ràng, dễ hiểu (không cao siêu) dễ tỏ ngộ như sau:

Niệm Phật:

Ở đây, này Mahànàma, Thánh đệ tử tùy niệm Như Lai: "Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn". Khi nào, này Mahànàma, Thánh đệ tử niệm Như Lai, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm không bị si chi phối; trong khi ấy, tâm vị ấy được chánh trực nhờ dựa vào Như Lai. Và này Mahànàma, một Thánh đệ tử, với tâm chánh trực, được nghĩa tín thọ, được pháp tín thọ, được hân hoan liên hệ đến pháp. Người có hân hoan, nên hỷ sanh. Người có hỷ, nên thân được khinh an. Với thân khinh an, vị ấy cảm giác lạc thọ. Người có lạc thọ, tâm được định tĩnh. Này Mahànàma, về vị Thánh đệ tử này, được nói như sau: "Với quần chúng không bình thản, vị ấy sống bình thản. Với quần chúng có não hại, vị ấy sống không não hại. Nhập được pháp lưu, vị ấy tu tập niệm Phật".

(Tăng Chi Bộ Kinh, Chương sáu, Phẩm I, Đáng Được Cung Kính, Hòa Thượng Thích Minh Châu).

Những lời Phật dạy trong đoạn kinh văn này hiển bày rõ ràng ly dục ly bất thiện pháp khi ngồi thiền (do hướng tậm tịnh tín vào một tướng như niệm Phật: do dựa vào Như Lai nên tâm chánh trực: Tâm không bị tham sân si chi phối: tức là lúc đó trạng thái tâm là ly dục ly bất thiện pháp, vì “Mục đích mà ta hướng tâm đến, mục đích ấy đã đạt được (Tương Ưng Niệm Xứ (a ), cũng được Thiền Sư Ayya Khema giải thích rõ như trên.

Khi vào sơ thiền, mà từ đây hành giả quán thấy sơ thiền là pháp hữu vi do suy tư tác thành, nên vô thường, chịu sự biến hoại, khổ, và sanh tâm nhàm chán, không chấp thủ (vô ngã), thì sẽ được giải thoát (lời giải thích của Thế Tôn rất đơn giản dễ hiểu, trực chỉ vì lòng từ mẫn của bậc tuệ tri mọi pháp: Quý thiện hữu có thể tham khảo bài kết tập ‘Mười một cửa giải thoát’ từ những lời dạy của Như Lai để biết thêm chi tiết.

Thiền dưới góc nhìn của khoa học Phương Tây

Vì vậy, Đệ tử chánh tông của Như Lai phải thừa tự pháp:

Ai có lòng tin Như Lai, lòng tin ấy được an trí, có căn đế, an trú và chắc chắn, một lòng tin không bị lôi kéo bởi Sa môn, Bà-la-môn, chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên hay một vị nào ở trên đời, vị ấy có thể nói: "Ta là con chính tông của Thế Tôn, sinh ra từ miệng, do Pháp sinh, do Pháp tạo ra, là con cháu thừa tự của Pháp". 

Trường Bộ kinh Nikàya: 27 Khởi thế nhân bổn

Ngay thời khắc nhập Niết bàn, Thế Tôn từ mẫn để lại lời di huấn tối thượng (thường luôn khởi lên trong tâm con trong thời mạt pháp khiến cho tâm con bất động, không một chút dao động trước rừng kiến chấp của bất kể ai, ngay cả những  Tỷ kheo), là kim chỉ nam cho cho bốn chúng đệ tử hiện thời và vị lai: “Pháp và luật của ta là thầy của các con, đừng nương tựa vào điều gì khác.” 

Đại Bát Niết Bàn Kinh - Trường Bộ Kinh Nikàya

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm