Sống thuận pháp
Dù bao nhiêu ngôn từ đi nữa, con vẫn không thể truyền đạt hết được sự xúc động, hoan hỷ mỗi khi được nghe một bài Pháp hay từ Sư Ông, và sự hân hoan khi nghĩ đến Sư Ông vẫn luôn hiện diện cùng hàng hậu bối chúng con.
Câu hỏi:
Con kính đảnh lễ Sư Ông,
Con thưa Sư Ông, một năm nữa lại qua đi, vào thời điểm này năm ngoái, con cũng đã viết đôi dòng để trình pháp với Sư Ông như một “món quà” con tự dành riêng cho mình vào tuổi mới.
Con thưa Sư Ông,
Đã hơn một năm từ khi con hiểu được Pháp của Sư Ông, con đã thôi ngần ngại khi đối diện những bài học Pháp đưa đến, dù đôi khi đó là những bài học thật khó khăn làm con chao đảo trên đường tu. Trên hành trình quay về với chính mình để tự khám phá lại nội tâm, con đã bớt dần sự né tránh khi nhìn thấy những bất thiện dù thô hay tế từ bên trong mình. Con đã biết cười và bao dung nhiều hơn với “cái ngã bèo nhèo” của con. Con thương cho sự vô minh của mình, và thương cho những bất thiện vẫn còn đầy rẫy trong con… để từ tình thương cho chính mình đó, con biết thông cảm nhiều hơn với sự sai sót của người khác.
Con thưa Sư Ông,
Con từng ngạo mạn nghĩ rằng con đã chán ngán chuyện tình yêu, sự chán ngán đã đủ để con từ bỏ và tập trung tâm ý cho đường tu. Nhưng như Sư Ông luôn chỉ dạy, Pháp sẽ đến để giúp con đập tan đi ảo tưởng về chính mình. Pháp đã đến để cho con biết rằng con vẫn còn có thể rung động đó thôi. Có những đêm con chìm trong sự đau khổ vì nhớ thương một người, thì có lúc con lại bật cười vì nhớ đến lời dạy của Sư Ông, và mỉm cười vì thấy mình mang ơn Pháp quá nhiều, con tưởng chừng như Pháp đang thì thầm với con: “bớt ảo tưởng đi, nghe chưa?”. Con nghiễm nhiên đón nhận và bình thản quan sát nỗi buồn và dằn vặt của nội tâm như cách Sư Ông vẫn luôn chỉ dạy, và đến giây phút này đây, con thật mừng vì mình đã thoát khỏi được sự chi phối của tham ái dành cho đối tượng con thương.
Con thưa Sư Ông,
Con vẫn thường tự hỏi, đời tu của con sẽ ra sao khi không gặp được Pháp của Sư Ông và không đủ duyên để lãnh hội từng lời Sư Ông dạy. Có lẽ, con lại trôi lăn theo một mong cầu sở đắc nào đó, rồi loay hoay với những tham dục của người tu mà luôn được khoác lên mình bằng những mỹ từ bóng bẩy, hay ho.
Khi ứng dụng lời Sư Ông dạy vào cuộc sống hằng ngày, càng lúc con càng thấy rõ mình có chánh kiến nhiều hơn, như một người đã dần bỏ được những cặp kính màu méo mó mà mình đã cố chấp mang vào suốt bao năm tháng qua. Và thật thú vị thưa Sư Ông, khi chánh kiến rõ ràng hơn, thì con cũng thấy được mình bớt dần thái độ đối kháng với đúng - sai/tốt - xấu của chuyện đời.
Con thưa Sư Ông,
Con từng cố gắng tìm hiểu và học nhiều thứ giống Sư Ông, như: Lão Tử, Khổng Tử, Kinh Dịch…, vì có lúc con từng muốn mình có thể uyên bác và thông thái như Sư Ông. Thì sau một thời gian con thấy thật mệt, và con nhận ra, con là chính con thôi với những sở thích và đam mê học hỏi những điều hoàn toàn khác, làm sao con có thể giống Sư Ông được. Dù con hết sức cố gắng để chỉ có thể giống một phần rất nhỏ của Sư Ông, thì đó cũng chỉ là một bản copy bị lỗi, vì con đã đánh mất chính mình rồi. Sư Ông như cây cổ thụ với tán rộng bóng mát, thì con có vẫn có thể trọn vẹn là ngọn cỏ nép dưới bóng cây.
Con thưa Sư Ông,
Thật không gì thanh thản hơn là ngưng tìm kiếm sự thấu hiểu từ những người xung quanh, khi mình đã có thể quay về bên trong mà thấu hiểu chính mình.
Con đã chứng kiến nhiều những vị thuyết pháp thật tài tình, học kinh luật Pāḷi lưu loát… nhưng rồi khi xúc chạm việc đời, thì con thấy rõ họ hoàn toàn đánh mất mình để trôi theo tham ái và sân hận. Con luôn xem đó như tấm gương, như lời cảnh tỉnh mình để luôn nhắc mình giữ đúng hướng trên con đường ứng dụng Giáo Pháp, vì con biết mình còn rất non kém.
Từ xa con kính xin đảnh lễ Sư Ông, và nguyện cầu hồng ân Tam Bảo luôn gia hộ cho Sư Ông luôn được minh mẫn, sức khỏe để hoằng pháp độ sanh, vì con tin rằng ngoài kia sẽ còn biết bao người cần lắm sự khai thị của Sư Ông để thoát cơn mê mờ.
Con xin đê đầu đảnh lễ Sư Ông.

Ảnh minh họa
Trả lời:
Sādhu lành thay! Không gì tuyệt vời hơn thấy pháp và sống thuận pháp con nhỉ. Chúc mừng con!
Theo: Trung tâm Hộ tông
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Niệm Phật đúng nghĩa chính là để chết đi cái ngã ảo tưởng luôn tìm cầu an lạc
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh
Kính bạch Thầy, "Say rượu thì cai rượu, còn say Đạo thì cai như thế nào ạ?" Con hỏi vậy vì có một người em say sưa tu pháp môn niệm Phật và gặp ai, thậm chí đang nhập thất cũng cố gắng liên hệ ra bên ngoài để kêu réo người này, nhắn gửi người kia phải đến đạo tràng em đang tu tập để được an lạc.

Cần có trí tuệ thì mới có thể từ bi
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh
Hỏi: Thưa Thầy, người có bồ đề tâm mãnh liệt mà trí tuệ chưa có thì có đưa đến sự giác ngộ hay không?

Sự sống bao hàm cả thường lẫn vô thường
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh
Thưa Thầy, quá trình sinh-trụ-diệt là điều hiển nhiên của vạn pháp mà Đức Phật gọi là vô thường, vậy vô thường là một quy luật, là sự thật thì nó cũng là thường rồi có phải không? Do quy luật "vô thường là thường" nên nó có tính tự ngã hay sao ạ?

Tại sao Phật giáo lại chia thành Bắc Tông và Nam Tông?
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh
Kính thưa Sư con mới tìm hiểu về Đạo Phật, thấy đạo mình lại chia thành Nam Tông và Bắc Tông. Con thấy bên Nam Tông cũng là đệ tử của Phật, mà Bắc Tông cũng là đệ tử của Phật, ai cũng là đệ tử của Phật hết mà sao mình lại chia ra như vậy ạ?
Xem thêm