Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 18/10/2022, 00:34 AM

Sư cô Thích Đàm Ngoan – Tấm gương sáng thầm lặng vì cộng đồng

Thanh Hóa không chỉ là chốn linh thiêng Phật pháp, là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của Nhân dân và du khách mà còn được biết đến như mái ấm của những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Audio

Nhiều năm nay, Chùa Hồi Long, xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa không chỉ là chốn linh thiêng Phật pháp, là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của Nhân dân và du khách mà còn được biết đến như mái ấm của những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

3429C0E6-28A2-40D1-81EA-D6EE0F97E6E1

Sư cô Thích Đàm Ngoan – Trụ trì Chùa Hồi Long là người đã dày công gây dựng nên mái ấm đó. Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, sư cô đã truyền cảm hứng cho Phật tử, Nhân dân quanh vùng về lối sống giàu lòng nhân ái, vì cộng đồng và trở thành tấm gương sáng về học và làm theo Bác.

D8DF5F17-A12E-4D6A-9296-261FCA272A1E

Mỗi khi chiều về, không gian linh thiêng của ngôi Chùa cổ Hồi Long lại náo nức, rộn rã tiếng nói, cười con trẻ. Sau những giờ học trên lớp, các em được trở về “ngôi nhà” đặc biệt này trong vòng tay yêu thương của sư cô Thích Đàm Ngoan và các cô, bác bảo mẫu, tíu tít kể nhau nghe chuyện trường, chuyện lớp. Trong số các em, có người mồ côi, người bị bỏ rơi, có cả những em không may mang trong mình bệnh tật…; tất cả đều được chăm sóc, lớn lên dưới mái ấm Trung tâm từ thiện xã hội Chùa Hồi Long.

22C7DBFB-95DF-4817-BFBB-B8787AE84CAA

Sư cô Thích Đàm Ngoan, Trụ trì chùa Hồi Long, xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa chia sẻ: “Khi trung tâm bắt đầu đi vào hoạt động đã gặp khó khăn đầu tiên là các bé bị bỏ rơi từ khi mới lọt lòng, lúc dầu không ai có kinh nghiệm nuôi bộ nên thầy trò phải học hỏi bác sỹ, tự học để chăm sóc các bé”.

9CEC3079-FB71-4BAE-99F0-B4190C9DF7A9

Sư cô Thích Đàm Ngoan sinh ra và lớn lên ở huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, theo con đường Phật giáo từ năm 15 tuổi. Sau khi tốt nghiệp cử nhân Triết học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, sư cô tiếp tục theo học tại học Học viện Phật giáo.

Năm 2008, sư cô được phân công về trụ trì Chùa Hồi Long – một ngôi Chùa cổ có lịch sử lâu đời nhưng đã bị xuống cấp. Với sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm và Phật tử, sư cô đã phục dựng lại ngôi chùa khang trang, xây dựng nơi đây trở thành địa chỉ sinh hoạt văn hóa tâm linh, tham quan vãn cảnh của Nhân dân và du khách.

9B7873CA-8FE0-411D-937D-0168979A2AB4

Từ khi có sư cô về trụ trì, chùa cũng trở thành mái ấm của những mảnh đời bất hạnh. Đến năm 2018, Trung tâm xã hội – từ thiện mang tên ngôi chùa được thành lập. Hiện nay, Trung tâm đang cưu mang, nuôi dưỡng gần 20 em nhỏ, 2 người già neo đơn và hỗ trợ, đỡ đầu 25 em có hoàn cảnh khó khăn ngoài xã hội.

35B6C140-72A8-4CE7-87E6-64473733930B

Để có thêm nguồn thu trang trải cho các hoạt động của Trung tâm xã hội từ thiện, nhiều năm nay, sư cô Thích Đàm Ngoan đã tự nghiên cứu, học hỏi, tổ chức trồng nấm, sản xuất tinh dầu sả và các loại nước giặt, nước rửa bát, lau sàn… từ nguyên liệu tự nhiên.

77A929BE-F903-4968-8B88-3EBE22B096A6
F53A5160-A12A-43E4-8F7E-516F563CE808

Những việc làm thiết thực của sư cô nhận được sự hưởng ứng, giúp đỡ nhiệt tình của nhiều người dân và Phật tử. Không chỉ chăm lo cho những hoàn cảnh khó khăn đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm, sư cô Thích Đàm Ngoan còn thường xuyên đứng ra huy động, tổ chức các hoạt động thiện nguyện tại các huyện vùng cao, các xã ven biển; cùng Phật tử và các nhà hảo tâm kịp thời chia sẻ với bà con bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước với kinh phí hàng chục tỷ đồng.

Sư cô Thích Đàm Ngoan, Trụ trì chùa Hồi Long, xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa chia sẻ: “Bản thân luôn tâm niệm câu nói của Bác: Một tấm gương sống còn có giá trị hơn trăm bài diễn văn, nên làm việc gì, mình cũng phải làm trước và làm thật tâm, để mọi người cùng tham gia”.

83A2DA59-059B-4F2D-9F09-0CCCCC27C2EF

Nguyện một đời phụng sự Phật giáo và cố gắng học tập, làm theo Bác từ những điều nhỏ nhất, sư cô Thích Đàm Ngoan mong muốn góp phần nhỏ bé làm cho cuộc sống này tốt đẹp hơn. Nhưng với người dân và Phật tử nơi đây, những việc sư cô đã làm đều không hề nhỏ.

Tấm lòng bác ái, thiện lương và những đóng góp ý nghĩa của sư cô cũng đã được các cấp, các ngành ghi nhận, khen thưởng. Năm 2020, sư cô Thích Đàm Ngoan đã được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tặng Bằng khen “Những tấm gương sáng thầm lặng vì cộng đồng”; năm 2021, được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2016 – 2020.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bậc Thầy mô phạm

Chân dung từ bi 14:50 25/03/2024

Giản dị nhưng sâu lắng, nghiêm nghị mà từ bi, nhẹ nhàng nhưng vững chãi, uy hùng mà bao dung. Mỗi lời nói của khẩu đều là Pháp ngữ, mỗi động tĩnh của thân đều là Phật hạnh. Tùy duyên nhậm vận, trọn đời thuyết pháp cứu độ quần sinh, hòa quang đồng trần, thuận theo nhân tâm mà hành Phật sự.

“Làm đến Hòa thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ”

Chân dung từ bi 10:15 11/03/2024

Có lúc giữa chúng đông, tôi thường nói, bây giờ làm đến Hoà thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ. Ai nấy đều ngạc nhiên!

Cuộc đời và đạo nghiệp của Đệ Tam Tổ Huyền Quang

Chân dung từ bi 16:00 02/03/2024

Thiền sư Huyền Quang玄光 (1254-1334), thế danh là Lý Đạo Tái[1] 李道載, quê ở hương Vạn Tải, lộ Bắc Giang Hạ (khoảng những năm niên hiệu Hồng Đức 1470-1497 đời Lê Thánh Tông đổi tên thành xã Vạn Tư, huyện Gia Định; nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Thiền sư Vạn Hạnh - Hình tượng ngàn năm

Chân dung từ bi 11:20 06/02/2024

Ngài họ Nguyễn, tên thật và năm sanh chưa thấy tài liệu nào ghi nhận. Ngài viên tịch vào năm 1018. Về sau, khi tham khảo sách Thi văn Lý - Trần, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, có ghi tên thật của ngài là Nguyễn Văn Hạnh, người ở châu Cổ Pháp, làng Dịch Bảng thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Xem thêm