Sử dụng sai trọn vẹn rõ biết
Con loay hoay không thông suốt được 2 chướng ngại này. Mong thầy khai thị ạ. Con xin chân thành cảm ơn Thầy!
Câu hỏi:
Thưa Thầy con có vướng mắc mong thầy giải đáp
Mỗi khi con trọn vẹn rõ biết là lập tức có 2 chướng ngại xuất hiện
1. Tâm vọng động, nghĩ chuyện này chuyện kia , muốn làm cái này - cái kia, xem phim - chơi game - ăn uống - nghe nhạc…
2. Buồn ngủ, con tự nhiên thấy buồn ngủ mặc dù nghỉ ngơi đầy đủ, mà làm việc khác hoặc chơi, giải trí lập tức hết buồn ngủ.
Trả lời:
Đó là do con "trọn vẹn rõ biết" theo cách tầm tứ (vitakka-vicāra) trong thiền định, chứ không phải chánh niệm tỉnh giác (sati-sampajañña) trong thiền vipassanā. Khi con sử dụng tầm tứ chưa đủ thì vọng động (uddhacca) khởi lên. Khi con sử dụng tầm tứ quá mức thì buồn ngủ (thīna-middhi) khởi lên.
Trọn vẹn rõ biết chính là chánh niệm tỉnh giác chứ không phải tầm tứ, nhưng con sử dụng sai nên mới sinh ra các hiệu ứng đó. Nếu là chánh niệm tỉnh giác thì khi vọng động con trọn vẹn rõ biết tâm đang có vọng động và thấy vọng động sinh diệt như thế nào. Khi có trạng thái buồn ngủ con cũng trọn vẹn rõ biết đang trong trạng thái buồn ngủ như thế nào. Đơn giản chỉ vậy thôi.
Theo: Trung tâm Hộ tông
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thế nào là tình yêu vô ngã vị tha?
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 10:45 23/11/2024Hỏi: Thưa thầy thế nào gọi là yêu?
Làm sao để nhận biết đó là bậc giác ngộ?
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 08:16 23/11/2024Thưa Thầy, Thầy nói tu học tốt nhất là được học từ bậc Giác Ngộ, vậy làm sao chúng con biết vị ấy là bậc Giác Ngộ để mà theo học ạ?
Có phải con đang né tránh bài học của pháp không?
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:00 22/11/2024Con thấy được những ràng buộc nơi tâm và thân trong đời sống gia đình, nên con không muốn kết hôn, không muốn bị ràng buộc. Những nhân duyên đến để con hình thành một mối quan hệ tình cảm thì con thường tìm cách thoát khỏi trước khi mối quan hệ có thể bắt đầu.
Tự tánh của tâm và biểu hiện của tâm
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 08:48 20/11/2024Thầy ơi cho con hỏi, khi nào gọi là tâm, khi nào là không có tâm? Sao có lúc thì là tâm, có lúc không phải là tâm, con không hiểu, xin Thầy hoan hỉ trả lời giúp con.
Xem thêm