Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 31/03/2024, 10:27 AM

Sứ mệnh của đạo Phật

Chúng ta ngày nay, có nhân duyên lớn gặp được chánh pháp, học hiểu và tu hành có kết quả, nên tích cực truyền bá giáo lý của Đức Phật để người khác cũng được lợi lạc, để Phật pháp mãi mãi trường tồn.

Tùy khả năng tu học và hoàn cảnh mình đang sống, chúng ta có thể bằng khẩu giáo hay thân giáo góp phần làm tốt đời đẹp đạo. Tuy nhiên, việc truyền bá cần theo tinh thần khế lý khế cơ hay bất biến tùy duyên. Khế lý là phù hợp với chân lý bất biến của nhân sinh vũ trụ, khế cơ là phù hợp với căn cơ và thời đại mà tùy nghi sử dụng phương tiện, để ai cũng có thể thấm nhuần và tu tiến. Người truyền bá Phật pháp lúc nào cũng linh động nhưng không bao giờ nói sai chân lý. Nhưng ngược lại, nếu nói đúng với chân lý mà không thích hợp với thính chúng thì cũng khó thuyết phục, khó đưa chánh pháp thấm sâu vào lòng người, khó giúp đương sự tu hành có kết quả.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Ví dụ, người Đông phương thường sống với nội tâm, nhịp sống chậm rãi nên thường ưa thích những pháp môn thâm sâu, có căn bản hoặc tuần tự từ thấp lên cao. Người Tây phương lại khác, quen với nhịp điệu hối hả, mong có kết quả nhanh chóng nên thích hợp với các phương pháp làm giảm căng thẳng thần kinh hoặc giúp an lạc ngay trong hiện đời. Những người sơ cơ chưa hiểu sâu giáo lý thường ưa nghe về tội phước, nhân quả, nghiệp báo... Người có trình độ nghiên cứu cao hơn lại rất tâm đắc về những đề tài Vô thường, Vô ngã, Duyên sinh... Đặc biệt, đối với những Phật tử vừa uyên thâm giáo lý vừa có công phu tu hành chuyên sâu, đây là mảnh đất tâm trù phú để gieo chủng tử vô lậu, là những người có thể gánh vác trọng trách tự lợi lợi tha, tự giác giác tha. 

Thuyền bè hay ngọn đuốc sáng là cứu tinh cho những người sắp chết đuối hoặc đang bị lạc vào rừng rậm thâm u. Nhưng nếu lên thuyền mà không chèo, có đuốc soi đường mà không đi, thì biết bao giờ thoát nạn? Giáo lý nhà Phật thậm thâm vi diệu, muôn kiếp khó tìm, chúng ta được nghe và hiểu đúng Phật pháp là điều hy hữu. Đã có duyên sâu dày, chúng ta càng nên nỗ lực tu hành, tùy duyên theo hoàn cảnh riêng. Bao nhiêu sóng gió trở ngại trong đời, ta kham nhẫn chịu đựng rồi yên ổn vượt qua, vì ta đã có hướng đi, có mục đích cao cả là chuyển hóa bản thân, xây dựng gia đình hạnh phúc và góp sức cải thiện xã hội. Bằng những việc cụ thể làm lợi mình lợi người như thế, chúng ta đã biết đền ơn chư Phật một cách thiết thực và đầy đủ ý nghĩa. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp

Kiến thức 09:36 23/11/2024

Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Xem thêm