Thứ năm, 12/05/2022, 08:49 AM

Sư Minh Niệm: Nhìn khổ đau bằng con mắt tỉnh thức

Sở dĩ chúng ta khổ đau là vì chúng ta cứ chú ý vào những điều bất như ý mà quên quay về nâng niu những điều như ý chúng ta đang có.

Một người đang hết dần năng lượng, bị những cơn cảm xúc không chế mà đi giải quyết vấn đề thì không những không giải quyết được vấn đề mà có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn. Đức Phật khuyên chúng ta, có những lúc, chúng ta hãy để những điều không như ý ở nguyên đó, đừng can thiệp. Khi đó, Đức Phật dạy chúng ta nên thực tập “vô tác”, tức là không làm gì cả.

Qua các bài thuyết giảng, thầy Minh Niệm chỉ cho mọi người cách vượt qua áp lực trong cuộc sống, cách tận hưởng hạnh phúc ngay khi còn nhiều khổ đau bủa vây.

Qua các bài thuyết giảng, thầy Minh Niệm chỉ cho mọi người cách vượt qua áp lực trong cuộc sống, cách tận hưởng hạnh phúc ngay khi còn nhiều khổ đau bủa vây.

Điều này có nghĩa là mình không hướng ra bên ngoài mà quay vào bên trong để làm. Ta không căng não ra để giải quyết vấn đề nữa, ta dừng lại. Nhưng dừng lại không có nghĩa là bỏ cuộc, dừng lại để thay đổi tình trạng, quản chế năng lượng tiêu cực, chăm sóc vết thương trong tôi để tâm đạt đến mức quân bình, ổn định nhất thì hãy nghĩ đến chuyện giải quyết vấn đề. 

Trong mỗi chúng ta có nhiều cấp độ tâm thức khác nhau, có lúc ở trạng thái mê mờ, có lúc ở trạng thái sáng sủa hơn rồi lại mê mờ, khi thì nửa tỉnh nửa mê, khi thì sáng suốt. Khi tâm sáng suốt chúng ta sẽ thấy được nhiều thứ. Đức Phật khuyên chúng ta đừng dùng tâm mê mờ để giải quyết khổ đau. Vì có thể chúng ta sẽ đưa ra quyết định sai lầm. 

Một vị thiền sư đã nói rằng, cuộc đời này lắm chông gai. Chúng ta không thể nào dọn dẹp hết chông gai được. Cách tốt nhất là phải sắm cho mình một đôi giày thật tốt để có thể đi trên mỗi chông gai đó. Đôi giày đó là sức chịu đựng, là con mắt của sự tỉnh thức. Khi ta đã trở về với chính ta, khi ta không còn chạy đi tìm đối tượng để trừng phạt, để đổ thừa, trách móc là ta đã đưa tâm trở về, tức là ta đã bắt đầu thiết lập sự tỉnh thức. 

Dưới con mắt của sự tỉnh thức ta nhận ra rằng, ngoài sự bất như ý, khó khăn đang vây kín, ta biết rằng một thời gian quá lâu mình đã đồng nhất toàn bộ con người của mình với nỗi khổ hiện tại. Ta đã chăm bẵm quá mức vào điều bất như ý đó. Đức Phật nói đó là cách làm sai bởi bạn không bao giờ lấy ra hết được khó khăn của bạn, hết khó khăn này sẽ còn khó khăn khác. Bạn cần nhận ra những điều như ý đang có mặt, đó là điều kiện của hạnh phúc và tâm bắt đầu hạnh phúc. 

Bạn có nhiều năng lực phi thường, nhiều của báu, chỉ có bạn quay về tìm lấy sự bình an thảnh thơi trong tâm hồn thì mới thỏa mãn được. Bạn còn một hình hài khỏe mạnh, còn sức khỏe, trí thông minh, công việc, còn người thân… đó là những điều như ý. Tại sao ta không chú ý vào những điều như ý này mà lại chú ý vào những điều bất như ý cho khổ? 

Sở dĩ chúng ta khổ đau là vì chúng ta cứ chú ý vào những điều bất như ý mà quên quay về nâng niu những điều như ý mà chúng ta đang có.  

Chuyển hóa khổ đau để tìm lại niềm vui 

Nếu ai đang gặp khổ đau, bế tắc, hãy học cách chuyển hóa nỗi khổ đau ấy. Trong phương pháp của chuyển hóa khổ đau, thầy Minh Niệm chia sẻ 4 bước:

Bước 1: Nhận diện. Khi có cảm xúc tiêu cực xuất hiện, hãy nhận diện kịp thời “cơn giận trong tôi”. Có được bước này rồi, “tâm lìa khổ đau”. Đức Phật khuyên chúng ta nên “quay về” và xem có gì đang xảy ra bên trong tâm chúng ta, sự giận dữ ấy là gì?

Bước 2: Sự chấp nhận. Sau khi nhận diện, hãy cho phép điều đó diễn ra, đừng cố gắng ngăn chặn vì nó là một dòng thác đang chảy, không thể chặn nổi. Càng cố chặn bạn sẽ càng giận, càng khổ đau. Hãy lùi lại, đứng ở một bên để quan sát xem cơn giận đó diễn ra thế nào. 

Bước 3: Thẩm nghiệm. Ngồi xuống, dừng lại, trở về với hơi thở, sự tịnh tâm và đặt câu hỏi tại sao ta lại nổi giận, tại sao lại giận người đó? Có phải ta có thành kiến với người này hay không? Bạn luôn phải đặt ra câu hỏi rằng họ có vấn đề hay mình có vấn đề để tìm ra nguyên nhân. Nếu mình đang vững chãi thì những câu nói, hành động không hay của đối phương cũng sẽ không thể làm mình gục ngã. Nếu mình giận tức là tâm mình đang yếu đuối. 

Bước 4: Không đồng nhất và quan sát. Tiếp tục quan sát tâm của mình nhưng không đồng nhất với cơn giận nữa. Mình hãy lùi lại, quan sát nỗi khổ niềm đau kia là hiện tượng và tách bản thân ra khỏi cơn giận. Tức là mình đã thoát ra khỏi sự khống chế của cơn giận, phiền não thì đau khổ sẽ không hình thành. 

Sư Minh Niệm

(Trích bài pháp thoại Nhìn khổ đau bằng con mắt tỉnh thức)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hãy nhẹ nhàng với bản thân, hãy tin rằng bạn xứng đáng

Sống an vui 17:30 22/12/2024

Bóng tối lớn nhất không phải là những gì ta đối diện bên ngoài, mà là cách ta nhìn nhận chính mình trong tấm gương của cuộc đời. Nó không đến từ thế giới xung quanh, mà từ những lời tự trách, những suy nghĩ tiêu cực, và những nghi ngờ sâu kín mà ta nuôi dưỡng trong tâm trí.

Uống nước táo đỏ và kỷ tử mỗi ngày có lợi ra sao?

Sống an vui 16:03 22/12/2024

Nước táo đỏ và kỷ tử là thức uống tốt cho sức khoẻ được nhiều người yêu thích, dưới đây là 4 lợi ích của việc uống nước táo đỏ và kỷ tử mỗi ngày.

Chuyển hóa năng lượng tắc nghẽn bằng trọn vẹn nhận biết

Sống an vui 07:45 22/12/2024

Để chuyển hóa năng lượng, ta không cần phải làm điều gì quá lớn lao, ta chỉ cần thường xuyên trở về với sự nhận biết và an trú trong nó. Điều này có thể giống như một quá trình đơn giản, nhưng lại là chìa khóa để mở ra những thay đổi lớn lao.

Thân bệnh, tâm không bệnh

Sống an vui 07:40 22/12/2024

Một khi thân bệnh mà tâm không bệnh, thì dù thân bệnh nặng cũng không vì vậy mà khổ...

Xem thêm